Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong các tác phẩm Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt
Hướng dẫn
Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong các tác phẩm Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt
Trong văn học Việt Nam có biết bao nhiêu là đề tài hay và được rất nhiều nhà thơ xây dựng ở trong tác phẩm. Chủ đề về người phụ nữ là một trong những đề tài tốn nhiêu giấy mực của các nhà văn. Tiêu biểu và thành công nhất viết về đề tài người phụ nữ đó là Tô Hoài viết về Mị và Nguyễn Minh Châu viết về người đàn bà làng chài. Tất cả những điều ấy nhà văn ấy đã nói một cách chính xác nhất và ấn tượng nhất về số phận và cuộc đời của nhân vật. Những người phụ nữ ấy có những mảnh đời và số phận khác nhau song khi được khám phá thì vẫn toát lên một nét đẹp chung cho phẩm chất của người phụ nữ Việt. Đặc biệt cuộc đời ấy đã có sự tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ của người đọc.
Trước hết là người phụ nữ Tây Bắc qua nhân vật Mị của Tô Hoài trong truyện ngắn nổi tiếng “vợ chồng A Phủ “. Mị là một cô gái nết na xinh đẹp, không những thế, cô còn có tài thổi sáo hay, hiếu thảo với bố mẹ của mình và có lòng tự trọng chăm chỉ. Tưởng rằng cuộc đời cô đáng được hưởng những ngày tháng tươi đẹp và hạnh phúc cùng người mình yêu nhưng cuộc sống đâu ai ngờ trước. Cô đã trở thành dâu nhà thống lí Pá tra để gạt nợ, cô suốt ngày chỉ biết lầm lũi ở trong xó cửa giống như một con rùa. Ban đầu thì cô còn phản kháng đó là định ăn lá ngón tự tử rồi hai mắt khóc đỏ hoe nhưng nghĩ tới cha mình cô lại quay về nhà thống lí. Cho tới khi cha cô chết đi thì cô thôi ý định tự tử. Cô làm những công việc thường ngày lầm lũi không nói không cười. Cô bị chà đạp về thể xác lẫn tinh thần thế nhưng cuối cùng trong một đêm tình mùa xuân thì mọi thứ đã đánh thức trái tim cô, cô nhớ về ngày quá khứ và thực tại rồi lại bồi hồi muốn đi chơi như khi còn trẻ. Thế nhưng cuối cùng ước muốn ấy bị A Sử vùi dập, cô lại quay trở về ngày tháng lầm lũi nhưng sức sống trong cô giờ đây tiềm tàng, cuối cùng cô quyếy định cắt dây trói cho a phủ và cùng chạy trốn. Đó là hành động cứu người khác nhưng cũng chính là hành động cứu vớt cả cuộc đời cô.
Nếu cuộc đời Mị như vậy thì cuộc đời của bà cụ Tứ và con dâu của bà trog tác phẩm vợ nhặt cũng không vui vẻ là bao. Nếu như Mị làm kiếp gạt nợ thì thị và bà cụ Tứ lại phải lầm lũi trong cái đói nghèo, một nạn đói hoành hành ở năm 1945. Mỗi người có một nỗi khổ khác nhau. Nếu như Thi xuất hiện với một hình ảnh rách rưới không xinh đẹp, giọng nói thì chanh chua nhưng thị vẫn hiện lên với nét đẹp riêng của bản thân mình. Đó chính là vẻ đẹp cùng với Tràng khi nhìn thấy gia cảnh Tràng khốn đốn vô cùng nhưng cô vẫn chấp nhận để ở lại cùng anh, hơn nữa khi về làm dâu cô là một người vợ đảm việc nhà việc cửa. Còn bà cụ Tứ là một người mẹ già nhưng trước hoàn cảnh đó thì vẫn là một bà mẹ tâm lí hiểu con, tuy sống trong cái đối nhưng bà vẫn lạc quan yêu đời, bươn chải kiếm tiền.
Khi nhìn thấy con trai mang về người đàn bà lạ thì cụ đã thấy ngạc nhiên rồi lo lắng. Lo lắng không phải vì sợ có con dâu này nọ mà cụ thương thay cho số phận của người đàn bà kia. Cụ che đi những giọt nước mắt của mình. Đó chính là giọt nước mắt lặng thầm và hi sinh, giọt nước mắt ấy không biết là rơi bao nhiêu lần vì thấy thương con. Thế rồi lần này cụ vẫn cứ chấp nhận và hướng về các con mình một tương lai tươi sáng và hạnh phúc hơn. Có thể nói là khi thực tại nó phũ phàng tới như vậy nhưng con người ta vẫn cưu mang lấy nhau. Vẻ đẹp của bà cụ Tứ hiện lên là một vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, nhân hậu và yêu thương con mình hết mực, luôn sống lạc quan yêu đời và hướng tới cái tươi đẹp.
Qua đây chúng ta có thể thấy được rằng mỗi người phụ nữ có một số phận khác nhau nhưng trong họ luôn có một cái chung đó là thể hiện được một cách đầy đủ nhất về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Họ đã để lại cho chúng ta nhiều những triết về về cuộc sống này. Đó là người phụ nữ sống trng cường quyền và thần quyền, đó là bà cụ và cô con dâu mặc cho đói nghèo nhưng tâm hồn của họ vẫn đẹp, vẫn yêu thương và đùm bọc lấy nhau. Tóm lại những vẻ đẹp ấy đều điển hình cho người phụ nữ Việt Nam trong mọi hoàn cảnh và ở thời kì nào thì họ cũng luôn toản sáng như những hạt ngọc. Đó còn là vẻ đẹp nhan sắc, vẻ đẹp yêu đời, là người vợ hiền dâu đảm, là người mẹ nhân hậu và chịu thương chịu khó.
Như vậy chúng ta có thể nói những nhà văn viết về những người phụ nữ ở trên họ phải có lòng yêu thương phụ nữ lắm thì mới có thể hiểu hết được những tâm tư tình cảm của họ tới như vậy. Những nhân vật ấy giống như những minh chứng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Chính vì thế chúng ta càng phải biết nâng niu và trân trọng vẻ đẹp đó hơn nữa.