Phân tích đoạn trích Ông già và Biển cả của nhà văn Hê-minh-uê
Hướng dẫn
Phân tích đoạn trích Ông già và Biển cả của nhà văn Hê-minh-uê
Đề bài: Phân tích đoạn trích Ông già và Biển cả của nhà văn Hê-minh-uê
Nhà văn Hê-minh-uê là một trong những nhà văn vĩ đại nhất thế kỉ XX của nước Mỹ. Ông để lại cho thế hệ sau nhiều tiểu thuyết có giá trị triết lí cuộc sống trong đó nổi bật nhất là tác phẩm ông già và biển cả cũng là tác phẩm góp phần đưa tên tuổi của ông đến với mọi người.
Ông chính là người đã đề xướng cho lối viết tiết kiệm lời nhưng lại có rất nhiều ý nghĩa của nguyên lý tảng băng trôi. Theo Hê-minh-uê thì tác phẩm viết theo nguyên lý tảng băng trôi chỉ có ba phần nổi với bảy phần chìm.
Với lối viết theo phong cách này thì đòi hỏi người đọc phải có một cái nhìn sâu sắc và phải chiêm nghiệm suy nghĩ mới có thể hiểu hết được những cái hay của nó.Nhà văn không nói ra một cách trực tiếp những ý tưởng của mình mà xây dựng rất nhiều gợi ý thông qua những hình tượng.
Tác phẩm ông già và biển cả nhân vật chính là ông lão Xantiago một người đánh cá Cuba. Ông đã 74 tuổi và trong suốt 84 ngày liền ông không hề câu được bất cứ một con cá nào dù to hay là nhỏ.
Chính vì điều đó nên thậm chí bố mẹ của Manolin cũng không cho phép cậu bé cùng câu chung với ông nữa, có thể nói rằng người ta nghĩ ông chính là vận xui. Một hôm với ý chí không chịu khuất phục của mình Xantiago quyết định một mình đi ra khơi để đánh cá.
Và rồi câu chuyện bắt đầu với những hình tượng ý nghĩa từ đây mà Hê-minh-uê thể hiện.
Ông lão xantiago đi đến trưa và thả tất cả bốn cần câu rồi đợi đến trưa thì có một con cá kiếm bị cắn câu, con cá to đến mức ông lão cảm thấy xứng đáng với tài nghệ củ bản thân. Vì thế ông cho rằng mình nhất định phải bắt được con cá này vào bờ để cho những người khinh thường ông không thể nói được gì nữa.
Con cá hiện lên với một hình tượng vô cùng đẹp và ấn tượng, đó là một con cá to thể hiện qua những vòng lượn rất lớn.Không chỉ thế ông lão còn trông thấy nó qua một bóng đen vượt dài ở phía dưới thuyền của mình.
Ông không thể tin vào mắt mình và tin vào độ dài của nó với “Cái đuôi lớn hơn cả một chiếc lưỡi hái lớn, màu tím hồng dựng trên mặt đại dương xanh thẳm”và “ Thân hình đồ sộ và những dọc dài màu tía” cùng “bộ vây to sụ bên sườn xòe rộng”
Ngay ở khi đó, con cá đã kéo con thuyền của ông lão trong suốt hai ngày đêm ở ngoài khơi xa. Hình ảnh một con người cô độc, đi ra khơi chỉ với một chai nước với quyết tâm không gì có thể thay đổi về việc quyết tâm bắt một con cá xứng đáng với tài nghệ của bản thân mình.
Con cá làm cho Xantiago trở nên chóng mặt, những vòng lượn lờ ấy như là thể hiện sự cố gắng để thoát khỏi sự bủa vây của những người ngư phủ “Nó dường như treo lơ lửng trên không trung…rơi sầm xuống nước bắn tung trùm lên cả ông lão và chiếc thuyền”.
Qua đây ta có thể thấy được những ý đồ nghệ thuật của nhà văn muốn gửi gắm tới độc giả thông qua hình tượng hình ảnh con cá kiếm, đó là hình tượng văn học mang tính người và toát lê được sự kiêu hãnh, anh dũng và bất khuất có thể vượt lên trên mọi khó khăn của cuộc sống.
Không chỉ thế, cá kình còn là biểu tượng cho sự kì vĩ của thiên nhiên anh hùng đẹp đẽ, đồng thời nó là biểu tượng đặc trưng cho những ước mơ khát vọng của những con người.
Về phía ông lão, ông cảm thấy vui khi cá cắn câu nhưng ông cũng biết muốn đưa nó về thì buộc ông phải chiến đấu với nó, đây chính là một cuộc chiến không cân sức và ông lão lại ở phía yếu.Nhưng ông lão không hề sợ hãi và khuất phục mà ngược lại kiên quyết bắt được nó về.
Hành động dứt khoát và nhanh chóng của ông khi phóng lao đâm trúng vào tim của con cá, một cuộc chiến không cân sức và tuy nằm ở thế yếu nhưng chiến thắng đã thuộc về bên ông lão, cuối cùng ông cũng đã thu phục được nó.
Một kết cục thương tâm khi ông bắt được con cá vì khi ông thu phục được nó thì cũng là lúc bọn cá mập đến và rỉa hết thịt, vào bờ con cá cũng chỉ còn lại là một bộ xương.
Điều đó cũng không quan trọng, ông đã chiến thắng trong trận đấu không cân sức, chính điều này mới là điều mà nhà văn muốn gửi gắm những ý nghĩa biểu tượng sâu sắc của mình.
Qua tác phẩm ta có thể thấy được phần nổi và phần chìm của tác phẩm, phần nổi chính là hành trình chinh phục con cá kiếm của ông lão còn phần chìm chính là sức mạnh và trí tuệ của con người, con cá với biểu tượng cho hình ảnh thiên nhiên kì vĩ có sức mạnh to lớn.
Biển cả chính là khung cảnh kì vĩ là môi trường cho hoạt động sáng tạo của con người. Cuộc đi câu kia chính là những hành trình đi tìm cái đẹp và khả năng chinh phục thiên nhiên của con người. Nó còn là hành trình để theo đuổi những ước mơ và làm cho ước mơ thành hiện thực đồng thời cũng là hành trình để vượt qua mọi thử thách để tới với thành công.