Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu- Văn lớp 12
Hướng dẫn
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu- Văn lớp 12
Bài làm
Tác giả Tố Hữu được xem là một nhà văn cách mạng trong thời kỳ đầu tiên của nước ta. Mỗi tác phẩm của ông đều thể hiện tinh thần yêu quê hương, đất nước, tinh thần kiên cường ý chí anh hùng của người chiến sĩ cách mạng, chiến sĩ bộ đội cụ Hồ
Bài thơ Việt Bắc được tác giả sáng tác khi chia tay với bà con dân tộc Tây Bắc sau mười lăm năm gắn bó trong kháng chiến chống thực dân Pháp, để những chiến sĩ cách mạng trở về quê hương, về lại thủ đô thân yêu sau nhiều năm xa cách.
Bài thơ chính là tâm sự tình cảm nỗi niềm của tác giả khi phải rời xa mảnh đất thân thương đã từng che chở cho mình trong chiến tranh. Tình cảm quân dân gắn bó thân thiết máu thịt. Đặc biệt trong bài thơ hiện lên bức tranh tứ bình về thiên nhiên và con người vùng núi Việt Bắc vô cùng tươi đẹp.
Bài thơ chính là tâm tư tình cảm chứa chan sâu sắc của tác giả Tố Hữu dành cho những người dân nơi đây. Nơi gắn bó những kỷ niệm không thể nào quên vào sinh ra tử trong kháng chiến chống thực dân pháp gian lao, khổ cực.
Trong bài thơ người đọc bắt gặp hình ảnh gần gũi, giản dị, mộc mạc của những con người dân tộc Việt Bắc chân chất trong những lời thơ nồng nàn tình cảm của Tố Hữu.
Bức tranh tứ bình là bức tranh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc vô cùng tươi đẹp sinh động.
Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Tác giả Tố Hữu thật tinh tế khi truyền đạt tình cảm của mình thông qua lối xưng hô gần gũi giữa ta và mình như những người yêu nhau hoặc người thân trong gia đình.
Từ những lời thơ giản dị đó tác giả đã dẫn dắt người đọc vào bức tranh tứ bình vẽ lên một bức tranh thiên nhiên vào mùa đông ở Việt Bắc vô cùng sinh động, nhiều sức sống:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Màu đỏ của hoa chuối rừng như xóa tan đi sự lạnh lẽo hoang vu của núi rừng Việt Bắc, hoa chuối màu đỏ thể hiện sự ấm áp, thể hiện lòng nhiệt huyết đang chảy trong huyết mạch của mỗi con người. Nó cũng là biểu tượng của niềm tin vào sự hy vọng.
Ánh nắng hiện lên càng làm cho bức tranh mùa đông trở nên ấm áp không hề hiu quạnh, hay ảm đạm như khung cảnh mùa đông mà chúng ta thường thấy trong thơ mỗi khi viết về mùa đông.
Người dân tộc vùng Việt Bắc khi đi làm nương rẫy đều mang theo một con dao bên mình để phòng vệ, hoặc chặt lá rừng che lối đi, kiếm củi hái măng… tất cả mọi sinh hoạt của họ đều cần đến sự trợ giúp của những nông cụ lao động. Đặc biệt là con dao.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Trong hai câu thơ này hình ảnh mùa xuân trong khu rừng toàn một màu trắng của hoa mơ, một bức tranh thiên nhiên dịu dàng, ấm áp thể hiện sự thanh tao. Màu trắng trong bức tranh gợi nên chất thơ nhẹ nhàng làm say đắm lòng người bởi vẻ đẹp trữ tình lãng mạn của mùa xuân trong rừng Việt Bắc.
Tác giả Tố Hữu luôn gắn liền thiên nhiên với một hoạt động của con người nơi đây. Hình ảnh người con gái dịu dàng chuốt từng sợi giang nhẹ nhàng đan nón, khiến cho bức tranh mùa xuân trở nên mềm mại, tinh tế hơn bao giờ hết.
Người con gái hiền lành, lương thiện đó đã đi vào trái tim tác giả, trở thành một kỷ niệm sâu đậm khó phai.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Trong mùa hè tiếng ve kêu râm ran trong rừng phách đã làm cho không khí của núi rừng Việt Bắc tĩnh lặng trở nên huyên náo, phá tan không gian yên tĩnh. Màu vàng của rừng hổ phách chính là đặc trưng riêng của mùa hè vùng cao Việt Bắc. Trong tiếng ve du dương những giai điệu mùa hè đó, hình ảnh người con hái măng trong rừng một mình, không hề gợi lên sự cô đơn, hiu quạnh mà càng tăng thêm phần sinh động cho bức tranh mùa hè.
Cô gái đó vừa hái măng vừa ca hát cùng những chú ve, tạo nên những bản nhạc riêng cho mình. Cô gái làm việc với tinh thần hăng say, quên hết mệt nhọc.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
Trong hai câu thơ này hình ảnh mùa thu hiện lên trên núi rừng Tây Bắc với ánh trăng sáng tỏ, dịu dàng, mát trong. Thiên nhiên đã ưu ái dành cho xứ sở Tây Bắc rất nhiều cảnh đẹp thể hiện sự tròn đầy, chung thủy của ánh trăng rằm.
Ánh trăng hòa bình chính là ánh trăng của sự tự do, của khát khao giải phóng dân tộc đã thành công. Ánh trăng cũng biết điều đó nên nó có vẻ to đẹp hơn thường ngày.
Ánh trăng tròn đầy thủy chung như những con người vùng đất Tây Bắc này, đã cùng với các chiến sĩ cách mạng vượt qua nhiều gian nan, thử thách để có kết quả thắng lợi như ngày hôm nay. Tình cảm thủy chung son sắc giữa quân và dân không bao giờ thay đổi.
Bài thơ Việt Bắc là một bài thơ vô cùng xuất sắc của tác giả Tố Hữu. Bức tranh tứ bình được tác giả khắc họa vô cùng tinh tế thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên, cũng như con người của vùng Tây Bắc.