Phân tích khổ 5 trong bài thơ “Tiếng hát con tàu”
Hướng dẫn
Phân tích khổ 5 trong bài thơ “Tiếng hát con tàu”
“Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”
Đây là những câu thơ ngọt ngào đầy cảm xúc của nhà thơ Chế Lan Viên trong bài “Tiếng hát con tàu” – tiếng hát từ trái tim thương nhớ da diết, chân thành mà nhà thơ dành cho đất Bắc, cho Tổ quốc thân yêu. Ông là một trong người đã hành quân cầm súng chiến đấu nơi rừng thiêng nước độc với ý chí hào hùng, quả cảm. Bài thơ ra đời khi ông đã xa đất Bắc, khi nỗi nhớ trong ông đang cồn cào da diết.
ng hat
Dường như không có một ngòi bút nào, từ ngữ nào có thể diễn tả được hết nỗi niềm đang dâng trào trong trái tim nhà thơ – người con đã từng gắn bó suốt cả “mười năm Tây Bắc”. Ông đã tự nhận mình là con, còn Tây Bắc là mẹ. Có lẽ chỉ có tình mẫu tử thiêng liêng mới có thể nói lên được những tình nghĩa sâu nặng giữa tác giả và “nhân dân”. Chưa dừng lại ở đó, ông còn lấy một loạt những hình ảnh tự nhiên rất gần gũi, thân thương để nói về nỗi nhớ của mình: “nai về suối cũ”, “cỏ đón giêng hai”, “chim én gặp mùa”. Những hình tượng và cũng là quy luật bất di bất dịch của tự nhiên. Bởi trong năm, chỉ có tháng giêng tháng hai, lúc tiết trời ấm áp là lúc cỏ lên xanh non nhất, ngon ngọt nhất. Chim én cũng vậy, chỉ khi đến mùa chúng mới sải cánh bay nhiều và đẹp đến thế. Đặc biệt nhất là hình ảnh “đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa”. Khi đói, ăn gì cũng ngon nhưng còn gì có thể hơn được khi đúng lúc đói lại gặp được dòng sữa mẹ. Hình ảnh gợi cho ta đến những điều thiêng liêng nhất, ấm áp nhất của người mẹ dành cho con. Cũng giống như “chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”. Từ “bỗng” ở đây đã một lần nữa nhấn mạnh thêm tâm trạng mừng rỡ, phấn khởi của đứa trẻ đang hụt hẫng lại được “cánh tay đưa”. Tất cả những hình ảnh ấy được Chế Lan Viên sử dụng trong cùng một lúc, cùng một khổ thơ. Dường như, ông đang cuống quýt như một đứa trẻ mong về mẹ. Câu nào, chữ nào cũng thấm đượm tình cảm nồng nàn của ông. Chỉ là thơ, là giấy thôi nhưng chúng được bắt nguồn cảm xúc từ trái tim của một người con đang nhớ thương cồn cào tới miền đất “đã hóa quê hương”.
Bốn câu thơ đã tiếp nối cho dòng xúc cảm tuôn chảy trong những câu thơ tiếp theo. Đây không những là “tiếng hát con tàu” mà còn là tiếng hát thiết tha từ trái tim yêu nước nồng nàn của người chiến sĩ cách mạng. Cho đến nay, bài thơ vẫn còn nguyên giá trị và được coi là bản tình ca thiêng liêng dành cho đất nước thân yêu.