Nghị luận xã hội về “Văn hóa cảm ơn”- Văn lớp 12

Nghị luận xã hội về “Văn hóa cảm ơn”- Văn lớp 12

Hướng dẫn

Loading…

Nghị luận xã hội về “Văn hóa cảm ơn”- Văn lớp 12

Bài làm

Trong mối quan hệ giữa người với người trong xã hội văn hóa ứng xử, văn hóa cảm ơn là điều vô cùng quan trọng. Bởi người xưa thường có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Khi chúng ta gặp khó khăn, có ai đó giúp đỡ chúng ta dù là việc lớn hay việc nhỏ thì chúng ta cũng cần có thái độ thể hiện quan điểm biết ơn của mình với sự giúp đỡ của người khác bằng câu nói cảm ơn.

Văn hóa cảm ơn chính là cách thể hiện tình cảm lối cư xử đúng mực, lịch thiệp biết trên, biết dưới của một con người. Biết tôn trọng lòng tốt mà người khác dành cho mình.

Văn hóa cảm ơn chính là một nét đẹp của văn hóa truyền thống của dân tộc ta, vốn là đất nước rất trọng lễ giáo, văn hóa trong giao tiếp ứng xử. Câu nói cảm ơn chỉ là một câu nói nhỏ nhưng nó lại có thể đánh giá được thái độ của một ai đó trước cuộc sống.

Biểu hiện của văn hóa cảm ơn không hề khó tìm kiếm. Nó khá phổ biết chúng ta có thể nghe thấy bất kỳ ở đâu, nơi nào có lòng tốt, có sự đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn thì ở đó ta sẽ bắt gặp những câu nói cảm ơn.

Xem thêm:  Bình giảng bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Văn hóa cảm ơn có thể thấy trong những lời nói, cử chỉ, hành động và nằm trong chính tình cảm của người với người dành cho nhau. Cảm ơn chính là sự biết ứng xử của một người nào đó khi nhận được sự giúp đỡ của người khác. Nó là một hành động đáp nghĩa lại với những chân tình mà người khác dành cho mình.

Hàng ngày chúng ta đi học vẫn bắt gặp những em nhỏ dắt cụ già đi sáng đường, cụ sẽ nói một câu hiền từ “cảm ơn cháu nhé”. Hay khi chúng ta bị hỏng xe cho người giúp đỡ cho chúng ta đi nhờ thì một lời cảm ơn không có gì là khó khăn để chúng ta không nói ra đáp lại tấm lòng chân thành của người khác cho ta.

Loading…

Lời nói cảm ơn thực chất chỉ là một lời nói vô cùng đơn giản. Trong gia đình chúng ta cần cảm ơn ba mẹ đã sinh thành nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn, để chúng ta có hình hài nên hình nên vóc trưởng thành cao lớn.

Việc biết ơn và cảm ơn cha mẹ là việc chúng ta nên làm, không nên làm cha mẹ buồn lòng, cần có lòng biết ơn giúp đỡ cha mẹ những công việc phù hợp với sức lực của mình, để san sẻ những gánh nặng mà cha mẹ phải gánh trên vai.

Nhiều người cho rằng đã là người trong một gia đình thì không cần phải cảm ơn nhau, không cần phải nói những lời nói khách sáo, sáo rỗng nhưng thực chất nó vẫn cần trong cuộc sống gia đình bởi nó chính là thái độ biết ơn của chúng ta dành cho cha mẹ mình.

Xem thêm:  Soạn bài lớp 12: Đô-xtôi-ép-xki

Văn hóa cảm ơn sẽ khiến cho những con người xích lại gần gũi nhau hơn, thân thiện với nhau tạo thành những cộng đồng người đoàn kết trong cuộc sống. Nó dần hình thành những thói quen tốt cho con người trong văn hóa ứng xử.

Bên cạnh những người có văn hóa biết cách ứng xử cảm ơn trong cuộc sống thì vẫn tồn tại những con người sống vô tâm, chỉ biết nhận mà không biết cho. Khi ai đó giúp đỡ mình thì cũng không biết mở lời nói cảm ơn, thể hiện sự lịch sự của mình. Đặc biệt là các bạn trẻ trong xã hội hiện nay.

Là những học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, là những trụ cột tương lai của đất nước chúng ta phải rèn luyện cho mình một thái độ sống tích cực văn hóa cảm ơn, văn hóa ứng xử sao cho đúng mực, thể hiện là con người có học thức.

Cảm ơn không chỉ là một nét đẹp truyền thống vừa là lễ nghĩa làm người trong cuộc sống hiện đại. Chính vì vậy, chúng ta cần phải cố gắng giữ gìn văn hóa tốt đẹp này để xứng đáng là con ngoan trò giỏi.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *