Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu- văn lớp 12
Hướng dẫn
Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu- văn lớp 12
Bài làm
Nhà thơ Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng, lá cờ tiên phong của nền thi ca Việt Nam. Mỗi tác phẩm của ông đều thể hiện cho quan điểm chính trị, thái độ sống tích cực của một thanh niên yêu nước, dám hy sinh xả thân vì dân tộc.
Bài thơ Việt Bắc là một bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh khi đất nước ta đã chiến thắng thực dân Pháp, những chiến sĩ cụ Hồ rời Việt Bắc trở về miền xuôi sau 15 năm gắn bó với đồng bào dân tộc nơi đây. Bài thơ thể hiện tinh thần quân dân, thắm thiết, bền chặt như người thân trong một gia đình.
Mở đầu bài thơ Việt bắc là cuộc chia tay đầy xúc động giữa những người dân tộc vùng núi Việt Bắc với những chiến sĩ cách mạng:
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay… ”
Trong những dòng thơ mở đầu này thể hiện cho tâm trạng bồi hồi lưu luyến không muốn chia tay của những người chiến sĩ trước lúc lên đường về thủ đô. Tâm trạng của những người ở lại thì cảm thấy tiếc nuối, nhớ thương bịn rịn không muốn cho người ra đi.
Cách xưng hô ta mình thể hiện tinh thần thân thiết giữa những người thân trong gia đình. Tuy không cùng chung huyết thống nhưng gắn bó thân thiết hơn cả người cùng một nhà.
Sau 15 năm gắn bó với mảnh đất núi rừng Việt Bắc tình quân dân như anh em trong cùng một gia đình, như nghĩa vợ chồng thủy chung son sắc. Nhưng nay phải rời xa, khiến cho cả đôi bên đều lưu luyến không muốn rời đi.
“Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?”
Người đi nhớ lại những kỷ niệm cùng nhau kháng chiến, những kỷ niệm gắn bó máu thịt được những người dân núi rừng Việt Bắc che chở, chia ngọt sẻ bùi, nuôi giấu trong những gian hầm bí mật, chia sẻ từng củ khoai, củ sắn trong những ngày đói kém khó khăn. Những đêm giặc lùng, người cách mạng được những người dân bao bọc che trở, nhờ có tấm lòng cao cả của những người dân nơi đây mà cuộc cách mạng của chúng ta mới có thể thành công rực rỡ.
Điệp từ “Nhớ” được tác giả Tố Hữu nhắc đi nhắc lại nhiều lần thể hiện cho tâm tư tình cảm của tác giả dành cho mảnh đất thiêng liêng này.
Tất cả những vùng núi non những đám lau, những hạt trám, đều là kỷ niệm ngọt ngào không thể nào quên với người chiến sĩ bộ đội cụ Hồ trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp ở núi rừng Việt Bắc.
“Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu…
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia sông Ðáy, suối Lê vơi đầy
Ta đi, ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Ðịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô
Nhớ sao lớp học i tờ
Ðồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa… ”
Trong những câu thơ này tác giả đã phác họa lên một bức tranh người nhân dân với hình ảnh sinh hoạt lao động, đầy nhiệt huyết, thể hiện sự hăng say lao động chăm chỉ của những người con núi rừng, những người dân đồng bào Tây bắc.
Những ngày người chiến sĩ cách mạng và người dân chia ngọt sẻ bùi, người chiến sĩ dạy cho người dân nơi đây biết đọc biết viết, những lớp học trong rừng già xóa mù chữ, xóa đi những nghèo nàn lạc hậu cho vùng đất anh dũng kiên cường, những con người mộc mạc chân chất giản dị.
Trong những câu thơ hình ảnh người mẹ, người con gái hiện lên thật chăm chỉ, dịu dàng nết na với những công việc lao động nặng nhọc của mình. Thể hiện một tinh thần sống nghiêm túc với tất cả.
“Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. ”
Trong những câu thơ này hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc hiện lên vô cùng tươi đẹp. Tác giả Tố Hữu đã vô cùng khéo léo khi viết lên một bức tranh tứ bình tuyệt đẹp về cảnh bốn mùa vô cùng tươi đẹp.
Mùa đông hình ảnh những bông hoa chuối rừng đỏ tươi hiện lên vô cùng đẹp mắt thể hiện sự tin tưởng của những người dân nơi đây với cuộc kháng chiến gian nan, khó khăn của dân tộc.
Bức tranh mùa xuân mơ nở trắng cả khu rừng, hoa mơ cũng như hoa đào hoa mai là biểu tượng của mùa xuân và chỉ nở vào mùa xuân tác giả đã vô cùng tinh tế khi thể hiện bức tranh mùa xuân tinh khôi, trong trẻo làm say đắm lòng người.
Hình ảnh người con gái đan nón một công việc thể hiện sự tinh tế, cần mẫn của người phụ nữ trong công việc thường ngày của mình.
Trong bức tranh mùa hè tác giả gợi mở bằng tiếng ve kêu râm ran một biểu tượng ai cũng có thể biết đó là mùa hè một mùa hè rực lửa. Hình ảnh người con gái hái măng một mình như không hề gợi sự cô đơn, lẻ loi mà gợi sự ấm áp vui vẻ đảm đang
Hình ảnh mùa thu tới với những ánh trăng sáng tỏ, một bức tranh thiên nhiên vô cùng trong lành sinh động, bức tranh tròn đầy gợi lên sự chung thủy thiết tha của người con gái với tình quân dân đồng chí.
“Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù
Mênh mông bốn mặt sương mù
Ðất trời ta cả chiến khu một lòng.
Ai về ai có nhớ không?
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao-Lạng nhớ sang Nhị Hà… ”
Bức tranh thiên nhiên được đan xe cùng với những con người chân chất, can đảm yêu nước đã trở thành hình tượng vô cùng tươi đẹp trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu thể hiện sự gắn bó quân dân keo sơn như một.
Trong những ngày bom đạn khói lửa chính những cánh rừng Việt Bắc cùng người dân lao động lam lũ đã che chở cho những chiến sĩ cụ Hồ.
Ai về ai có nhớ không?
Ngọn cờ đỏ thắm gió lồng cửa hang.
Nắng trưa rực rỡ sao vàng
Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công
Ðiều quân chiến dịch thu đông
Nông thôn phát động, giao thông mở đường
Giữ đê, phòng hạn, thu lương
Gửi dao miền ngược, thêm trường các khu…
Ở đâu u ám quân thù
Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi
Ở đâu đau đớn giống nòi
Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.
Mười lăm năm ấy ai quên
Quê hương cách mạng dựng nên Cộng hòa
Mình về mình lại nhớ ta
Mái đình Hồng Thái cây đa Tân Trào. ”
Bức tranh chia ly kẻ ở người đi, những người chiến sĩ cách mạng phải trở về miền xuôi theo chỉ thị của nhà nước, khi giặc Pháp đã tan, nghe lòng rạo rực một nỗi niềm bâng khuâng xao xuyến. Những giờ phút chia tay khiến cho những kỷ niệm trở nên vỡ òa niềm xúc động.
Bài thơ Việt Bắc là một bài thơ hay của Tố Hữu thể hiện tinh thần yêu nước, tình quân dân thắm thiết của tác giả dành cho những người dân vùng núi Việt Bắc.