Bình giảng bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão- Văn lớp 12

Bình giảng bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão- Văn lớp 12

Hướng dẫn

Loading…

Bình giảng bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão- Văn lớp 12

Bài làm

Phạm Ngũ Lão là một nhà thơ trong thời kỳ cổ đại, đồng thời ông cũng là một vị tướng lẫy lừng, anh hùng tài ba xuất chúng. Phạm Ngũ Lão không sáng tác nhiều tác phẩm những mỗi tác phẩm của ông đều để lại một dấu ấn cá nhân riêng biệt, đi sâu vào lòng người đọc.

Bài thơ “Tỏ lòng” thể hiện nỗi lòng của tác giả trước cảnh quê hương chìm trong binh đao khói lửa, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước mãnh liệt của tác giả, thể hiện khát khao muốn đòi lại độc lập, chủ quyền dân tộc của của Phạm Ngũ Lão.

Bài thơ thể hiện tinh thần khát khao tự do, thể hiện ý chí của người nam nhi quân tử “Nam nhi chí ở bốn phương” của những người thanh niên trẻ thời xưa.

Trong những câu ca dao, tục ngữ của dân tộc Việt Nam ta từ xa xưa đã có nhiều bài thơ thể hiện tính cách nam nhi đại trượng phu của những người trai tráng như bài”

Làm trai cho đáng nên trai

Xuống Đông Đông tĩnh, lên Đoài Đoài yên”

Loading…

Thể hiện khát khao lập nghiệp thành danh, người đàn ông thì phải có ý chí, phải có tinh thần khát khao lập được nghiệp lớn, báo đáp công lao cha mẹ, quê hương đất nước, có như vậy mới xứng đáng làm nam nhi.

Xem thêm:  Tuyển chọn đề thi Ngữ Văn kì thi THPT – Đề thi số 9

Bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão được viết theo thể thơ cổ điển, với tứ tuyệt, với niêm luật vô cùng lô gic, thể hiện sự chặt chẽ trong bố cục và ý tứ, nội dung của bài thơ.

Bài thơ không dài chỉ có bốn câu nhưng đã lột tả được nhiều tâm trạng của tác giả trong đó:

Múa giáo non sông trải mấy thu

Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu

Trong hai câu thơ này tác giả Phạm Ngũ Lão khắc họa lên hình ảnh người nam nhi anh hùng, kiên cường cầm mũi giáo múa lên thể hiện cho tinh thần anh dũng, xông pha trận mạc, không sợ hiểm nguy. Đồng thời thể hiện cho hình ảnh người nam nhi văn ôn võ luyện vừa có ý chí vừa có uy lực sức mạnh.

Trong mỗi câu thơ toát lên phong thái khí chất của một người lính xông pha trận mạc, thể hiện sự uyển chuyển, nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, kiên cường của một tướng lĩnh cầm đầu ba quân trên chiến trường.

Khí phách hào hùng của người lính khi ra trận giết giặc vô cùng ngút trời, khí thế ấy như có thể làm nuốt trôi cả một con trâu mộng to lớn. Tác giả Phạm Ngũ Lão vô cùng tinh tế khi mà lấy cái vô hình để so sánh với cái hữu hình. Chí khí anh hùng của người con trai xông pha trận mạc với hình ảnh một con trâu.

Xem thêm:  Nghị luận – Suy nghĩ về hiện trạng nhiều học sinh không thích học môn lịch sử – Ngữ Văn 12

Câu thơ thể hiện giọng điệu dứt khoát, hào hùng, tuấn kiệt không có thái độ lưỡng lự hay sợ sệt ở đây tất cả điều thể hiện sự anh hùng của người lính trên chiến trường, trong thời khắc sinh ly tử biệt cái chết có thể kề cổ bất cứ lúc nào. Những người nam nhi không hề đắn đo, do dự

Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn khi nghe chuyện vũ hầu

Người con trai được sinh ra trên đời này cần phải có chí khí, có ước mơ hoài bão. Dù cuộc sống có khó khăn, nghiệt ngã thì người nam nhi cũng phải cố gắng phấn đấu gây dựng sự nghiệp của mình.

Câu thơ của Phạm Ngũ Lão không chỉ nói tới công danh bình thường như việc thăng quan tiến chức, hay thi cử đỗ đạt, mà nói tới đường công danh binh trường, làm nên sự nghiệp trong việc bảo vệ quê hương đất nước, được lưu danh thiên sử.

Chữ “nợ” được tác giả Phạm Ngũ Lão viết lên sự hổ thẹn của bản thân mình với quê hương đất nước, bởi người anh hùng khi chưa làm được việc lớn, chưa tạo ra những thành tích huy hoàng giống như cha ông mình đời trước thì sẽ cảm thấy hổ thẹn với bản thân với tổ tiên dòng họ.

Trong bối cảnh đất nước ta còn đang lao đao khốn đốn bởi nạn giặc xâm lăng thì người anh hùng như Phạm Ngũ Lão sẽ cảm thấy day dứt không yên, cảm thấy xấu hổ với thế hệ cha ông đi trước.

Xem thêm:  Phân tích bài Tre Xanh Việt Nam

Bài thơ Tỏ lòng nhằm mục đích bày tỏ tâm sự, nỗi niềm của tác giả với những việc nhân tình thế thái, thể hiện tấm lòng kiên trung yêu quê hương đất nước mãnh liệt tha thiết của tác giả Phạm Ngũ Lão.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *