Phân tích cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ Tây Tiến- văn lớp 12

Phân tích cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ Tây Tiến- văn lớp 12

Hướng dẫn

Loading…

Phân tích cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ Tây Tiến– văn lớp 12

Bài làm

Bài thơ Tây Tiến là bài thơ hay thể hiện tinh thần người lính trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Hình ảnh người lính vừa mang tính chân thật, mộc mạc, vừa mang tính chất lãng mạn trữ tình, bi tráng.

Quang Dũng là một nhà thơ tài hoa với cái tôi trữ tình, bay bổng, lãng mạn. Ông không chỉ là một nhà thơ mà còn là một họa sĩ, nhạc sĩ, một nhà biên kịch nên trong thơ của ông đều hội tụ đầy đủ các yếu tố vừa có chất nhạc, chất họa, khiến cho bài thơ trầm bổng, sâu sắc làm say đắm lòng yêu.

Trong bài thơ Tây Tiến cảm hứng lãng mạn và trữ tình bi tráng được tác giả thể hiện vô cùng sâu sắc, với những lời thơ nhẹ nhàng, trầm bổng nhưng không kém phần hào hùng. Hình ảnh người lính giống như một tượng đài bi tráng đậm chất trữ tình lãng mạn.

Bài thơ phát huy nghệ thuật đối lập lấy cái thiên nhiên khắc nghiệt để làm nổi bật cái phi thường, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ cho con người và thiên nhiên hùng vĩ, tuyệt mĩ.

Cảm hứng xuyên suốt bài thơ đó chính là cảm hứng lãng mạn thể hiện tâm hồn thăng hoa, bay bổng của người lính trong những cuộc hành quân gian khổ nhưng không bao giờ nao núng, và hình tượng bi tráng, thể hiện hình ảnh người lính kiên cường bất khuất trước gian nguy, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Loading…

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Trong những câu thơ này thể hiện tiếng lòng, nỗi nhớ mênh mông, chơi vơi vô tận của tác giả với mảnh đất gắn bó thân thuộc trong những ngày kháng chiến cứu nước. Một nỗi nhớ chơi vơi khiến cho câu thơ trở nên mênh mang, lắng đọng nhiều cảm xúc khó diễn tả thành lời.

Xem thêm:  Trình bày phong cách nghệ thuật của nhà thơ Tố Hữu

Thiên nhiên của núi rừng Tây Bắc hiện lên vừa hoang sơ, vừa hùng vĩ thể hiện qua những câu thơ vô cùng mộc mạc những lãng mạn.

Thiên nhiên vào con người dường như hòa vào làm một làm cho nỗi nhớ của tác giả càng thêm da diết. Một nỗi nhớ chẳng thể nói thành lời gọi thành tên. Từ bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đó tác giả Quang Dũng đã khắc họa lên chân dung người lính bộ đội cụ Hồ vừa lãng mạn, vừa bi tráng:

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

Với vài nét vẽ giản dị tác giả Quang Dũng đã vẽ lên cho người đọc một bức tranh thiên nhiên nhiên nhiều hiểm nguy, gian khổ, núi non trùng đẹp, trùng trùng, lớp lớp khiến cho cuộc hành quân của người lính không dễ dàng gì mà vượt qua rất nhiều thử thách.

Tác giả sử dụng hình ảnh đối lập giữa “lên xuống” thể hiện một nghệ thuật đối lập làm tăng lên sự hoang vu, hiểm trở của những cánh rừng Tây Bắc với sự lãng mạn, trữ tình trong tâm hồn của mỗi người lính bộ đội cụ Hồ.

Hình ảnh súng ngửi trời, thể hiện một bức tranh vô cùng tươi đẹp lãng mạn, thể hiện sự trùng điệp cao vút chạm tới chín tầng mây của những ngọn núi ở Tây Bắc. Người lính khi vượt qua những khó khăn tới nơi thì có cảm giác như mình đang ở một cõi thần tiên vậy.

Xem thêm:  Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm mường Hịch cọp trêu người

Điệp từ chiều chiều, đêm đêm thể hiện sự luân chuyển của thời gian lặp đi lặp lại nhiều lần giữa núi rừng hùng vĩ, hiểm trở người lính gặp nhiều hiểm nguy rình rập.

Trong những cánh rừng già nguyên thủy có rất nhiều những loài động vật hoang dã còn sinh sống, và chúng thường tìm tới bắt nạt những người lính của chúng ta. Nhưng với những người lính không có gì làm họ sợ cả, tất cả chỉ như một trò nghịch ngợm trêu đùa của mấy chú hổ báo mà thôi.

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

Hai câu thơ này thể hiện bức tranh thiên nhiên con người giản dị, với những nếp nhà thơm mùi khói bếp gợi lên cảm giác thân thương cho người lính khi nhớ về quê hương của mình cũng có những nếp nhà gắn bó thân thiết.

Đêm trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Câu thơ này tất cả không gian bốn bề đều trở nên bừng sáng lan tỏa và ngọt lành như tình cảm của quân và dân thắm thiết như người thân trong cùng một nhà. Hình ảnh hội đuốc hoa thể hiện cuộc sống ấm áp giao lưu của những người lính với bà con vùng dân tộc.

Bằng bút pháp điêu luyện, tài hoa của mình Quang Dũng đã vẽ lên một bức tranh vô cùng lãng mạn trữ tình nhưng vẫn đậm chất hùng tráng, mạnh mẽ của những người lính Tây Tiến.

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ hà nội dáng kiều thơm

Cuộc sống người lính gặp vô vàn khó khăn gian khổ nhưng với tinh thần quả cảm, lòng yêu nước của mình những người lính không cống hiến hết mình cho quê hương đất nước không ngại gì hy sinh.

Xem thêm:  Văn nghị luận – Những ảnh hưởng thời tiết đến nước ta – Ngữ Văn 12

Chỉ với bốn câu thơ giản dị nhưng nhà thơ Quang Dũng đã thể hiện được nội tâm tình cảm bên trong của người lính, luôn tràn ngập cảm xúc lãng mạn sự bay bổng của một tâm hồn đang tuổi hai mươi xuân xanh phơi phới.

Bài thơ Tây Tiến của tác giả Quang Dũng đã phác họa thành công hình ảnh người lính vừa anh hùng, vừa đậm chất trữ tình lãng mạn. Đó là hình ảnh vô cùng đẹp trở thành tượng đài bi tráng về chiến sĩ bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp. Thông qua bài thơ thể hiện tinh thần yêu quê hương, đất nước, của tác giả Quang Dũng.

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *