Tuyển chọn đề thi Ngữ Văn kì thi THPT – Đề số 23
Hướng dẫn
Tuyển chọn đề thi THPT Ngữ Văn (Đề 23)
A. ĐỀ THI
I. ĐỌC HIẾU (3 ĐIỂM)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Chưa bao giờ cô Tơ thấy rõ cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi này. Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó nghẹn ngào, liễm kiết (kết tụ lại) cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cải tâm sự không tiết ra được. Nó là nỗi ủ kín bực dọc bưng bít. Nó giống như cái trạng huống thở than của một cảnh ngộ tri ấm… Nó là niềm vang dội quằn quại của những tiếng chung tình. Nó Là cái dư ba của bể chiều đứt chán sóng. Nó là cơn gió chẳng lọt kẽ mành thưa. Nó là sự tái phát chứng tật phong thấp vào cỡ cuối thu dầm dề mưa ẩm và nhức nhối xương tuỷ. Nó là cải lả lay nhào lìa của lá bỏ cành… Nó là cái oan uổng nghìn đời của cuộc sống thanh âm. Nó là sự khổn nạn khốn đốn của chỉ tơ con phím.
(Trích Chùa đàn – Nguyễn Tuân)
Câu 1. Đoạn văn được trần thuật theo ngôi thứ mấy? (0,5 điểm)
Câu 2. Trong đoạn, tác giả sử dụng nhiều câu văn dài hay ngắn? Vi sao tác giả sử dụng như vậy? (0,5 điểm)
Câu 3. Nêu biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong đoạn văn dưới đây và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy. (1,5 điểm)
Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào khống gian. Nó nghẹn ngào, liễm kiết (kết tụ lại) cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâm sự không tiết ra được.
Câu 4. Nêu câu văn thâu tóm chủ đề của đoạn trích. (0,5 điểm)
II. LÀM VĂN (7 ĐIỂM)
Câu 1. (2 điểm)
Từ đoạn trích trên, anh/chị hãy viết thành một đoạn văn khoảng 200 từ nói lên vai trò của nghệ thuật với cuộc sống con người.
Câu 2. (5 điểm)
Vẽ hình tượng tiếng đàn trong bài thơ Đàn ghi-ta của Lorca (Thanh Thảo), có ý kiến cho rằng: Tiếng đàn là thân phận Lorca, cũng là thân phận của nghệ thuật nói chung trong một thực tại mà cái ác ngự trị. Ý kiến khác lại nhấn mạnh: Tiếng đàn là vẻ đẹp tâm hổn, là sức sống bất diệt của nghệ thuật Lorca.
Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận về hai ý kiến trên.
B. HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI
I. ĐỌC HIỂU (3 ĐIỂM)
Câu 1. Đoạn văn được viết theo ngôi thứ ba kết hợp với ngôi thứ nhất (tác giả và nhân vật cùng kể).
Câu 2. Đoạn văn sử dụng nhiều câu văn ngắn.
Lí do: Miêu tả những cung bậc khác nhau dồn dập vang tới của tiếng đàn và những cảm xúc say mê của người nghe.
Câu 3.
– Biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong việc miêu tả tiếng đàn:
+ Nhân hoá: “Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian”.
+ Điệp từ, điệp cấu trúc: “Nó nghẹn ngào, liễm kiết (kết tụ lại) cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâm sự không tiết ra được.”.
– Tác dụng: Nhằm thể hiện âm thanh tiếng đàn như tiếng lòng của một cá thể có tâm trạng, nỗi niềm đau khổ… Đồng thời, giúp cho đoạn văn giàu hình ảnh, nhạc điệu, sinh động, hấp dẫn hơn trong việc đặc tả các cung bậc tiếng đàn.
Câu 4. Câu văn thâu tóm chủ đề của đoạn trích: “Chưa bao giờ cô Tơ thấy rõ cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi này.”
II. LÀM VĂN (7 ĐIỂM)
Câu 1. (2 điểm)
Yêu cầu về hình thức
– Viết đúng đoạn văn khoảng 200 từ.
– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt,…
Yêu cầu về nội dung
Đoạn văn cần làm rõ được các ý sau:
– Giải thích nghệ thụật là gì? (0,5 điểm)
– Bình luận vể vai trò của nghệ thuật với cuộc sống con người. (1 điểm)
Đoạn văn mẫu
Nghệ thuật gồm những hoạt động, bộ môn tạo ra cái đẹp cho cuộc sống. Nó bao gồm: âm nhạc, hội hoạ, sân khấu, văn học, điện ảnh… Nghệ thuật có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nhân loại. Nghệ thuật vốn là bộ môn của cái đẹp, do vậy, nó bảo lưu, gìn giữ, phát triển cái đẹp cho mọi người cùng chiêm ngưỡng. Chúng đem lại sự thoải mái, vui vẻ, hoá giải được những phiền não, căng thẳng. Thứ ba, vai trò của nghệ thuật thể hiện ở phương diện giáo dục. Nghệ thuật khiến mọi người sống nhân đạo hơn. Nó bồi dưỡng các cảm xúc thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mĩ và lí tưởng thẩm mĩ. Xây dựng những tình cảm lành mạnh, trong sáng, mạnh mẽ để con người có thể phân biệt rạch ròi giữa cái cũ – cái mới, giữa cái xấu – cái đẹp, là công việc trọng tâm của giáo dục thẩm mĩ. Nó làm phong phú thêm thế giới nội tâm của chúng ta, khiến ta thấy yêu đời và muốn sống tốt hơn. Nghệ thuật thật tuyệt vời, do vậy, chúng ta cần trân trọng những tác phẩm nghệ thuật và những người tạo ra nó.
Câu 2. (5 điểm)
Yêu cầu về hình thức
– Viết đúng bài văn với bố cục gồm ba phần.
– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt,…
Yêu cầu vê nội dung
a) Mở bài
Giới thiệu vê tác giả, tác phẩm, nêu ý kiến trong bài (0,5 điểm)
– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm: Thanh Thảo luôn tìm tòi khám phá sáng tạo tìm cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do, đem đến một mĩ cảm hiện đại cho thơ bằng thi ảnh và ngôn từ mới mẻ. Đàn ghi-ta của Lorca là bài thơ tiêu biểu cho kiểu tư duy sáng tạo ấy.
– Giới thiệu ý kiến: Tiếng đàn là thân phận Lorca, cũng là thân phận của nghệ thuật nói chung trong một thực tại mà cái ác ngự trị. Ý kiến khác lại nhấn mạnh: Tiếng đàn là vẻ đẹp tâm hồn, là sức sống bất diệt của nghệ thuật Lorca.
b) Thân bài (4 điểm)
1. Giải thích, bình luận ý kiến (1 điểm)
– Ý kiến thứ nhất: Tiếng đàn là thân phận Lorca, cũng là thân phận của nghệ thuật nói chung trong một thực tại mà cái ác ngự trị. Ý kiến nói về việc tiếng đàn thành biểu trưng cho số phận đầy bi kịch của Lorca, đồng thời nói lên thực trạng xã hội Tây Ban Nha rên xiết dưới ách phát xít.
– Ý kiến thứ hai: Tiếng đàn là vẻ đẹp tâm hổn, là sức sống bất diệt của nghệ thuật Lorca. Ý kiến thứ hai khẳng định tiếng đàn là biểu trưng cho tài năng nghệ thuật, ước mong tranh đấu và khát vọng cách tân nghệ thuật của Lorca. Tuy Lorca mất, song di sản nghệ thuật của Lorca vẫn còn mãi.
– Cả hai ý kiến đều đúng. Nó đã nêu được ý nghĩa biểu trưng của tiếng đàn trong bài.
2. Chứng minh qua bài Đàn ghi-ta của Lorca (3 điểm)
– Tiếng đàn là thân phận Lor-ca, cũng là thần phận của nghệ thuật nói chung trong một thực tại mà cái ác ngự trị (1 điểm)
+ Tiếng ghi-ta “bọt nước”: Đây là liên tưởng đầu tiên về tiếng đàn của Lorca và cũng là một liên tưởng lạ lùng, độc đáo, gợi nhiều ám ảnh. Đặc biệt là khi đặt nó trong mối quan hệ với cuộc đời của Lorca: rất ngắn ngủi (chết khi mới 38 tuổi) và rất đau thương (khi chưa hoàn thành khát vọng đấu tranh và chưa đi hết con đường sáng tạo nghệ thuật, bị bắt, bắn chết rồi bị ném xác xuống giếng để phi tang). Trong liên tưởng của Thanh Thảo, hình ảnh Lorca và tiếng đàn Lorca đã nhập vào bọt nước, hiện diện thành bọt nước, mong manh và ám ảnh như bọt nước.
+ “Tiếng ghi-ta ròng ròng mảu chảy”- là sự sống ở dạng tồn tại đau thương và bi tráng nhất. Âm thanh tiếng ghi-ta là giai điệu, là sự sống của tâm hồn. Máu chảy ròng ròng lại gợi sự tàn bạo và vết thương đau đớn, gợi sự sống đang bị huỷ diệt tàn bạo nhất.
– Tiếng đàn là vẻ đẹp tâm hồn, sức sống bất diệt của nghệ thuật Lorca (2 điểm)
+ “tiếng ghi-ta nâu/bầu trời cô gái ấy”: “nâu” có thể là màu của vỏ đàn, màu của đất đai quê hương hay màu da cô gái Lorca yêu. Song khi gắn với “bầu trời cô gái ấy” thì “tiếng ghi-ta nâu” đã là âm vang và màu sắc của tình yêu, tiếng ghi-ta đã chứa đựng trong nó thế giới của những rung động tình yêu say mê đắm đuối. Lạ là ở chỗ âm thanh tiếng ghi-ta lại mở ra một khoảng trời, một phần đời sống riêng tư với tình yêu dành cho “cô gái ấy” nghĩa là nó chứa đựng cái phần cuộc sống riêng tư mà cũng rạo rực say mê.
+ “tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy”: “lá xanh” là thiên nhiên tươi tắn, là cỏ cây với cuộc sống tự nhiên; “lá xanh biết mấy” đã là sắc xanh làm xao xuyến cả tâm hồn. “Tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy” là tỉếng ghi-ta mang màu xanh của sự sống và niềm thiết tha khắc khoải với sự sống.
+ “không ai chôn cất tiếng đàn/tiếng đàn như cỏ mọc hoang”: tiếng đàn không chết, tinh thần G. Lorca không mất đi, mà đã làm một cuộc hoá thân vĩ đại vào thiên nhiên. “Cỏ mọc hoang” vừa gợi sức sống mãnh liệt, hoang dại, sức lan tỏa không gì ngăn cản được, vừa là chứng nhân, vừa là một tri âm với người lãng tử trong khúc du ca.
+ chuỗi điệp âm “li-la li-la li-la” như một chuỗi âm buông do người đệm đàn lướt qua hàng dây – những âm thanh ngẫu hứng mà đầy xao xuyến. Ở vị trí mở đẩu và kết thúc bài thơ, chuỗi âm thanh này góp phần hoàn tất hình tượng tiếng đàn như một sự sống mãnh liệt mà mơ hồ, kiêu bạc và lãng đãng, ngân vang da diết mà lặng lẽ để gợi mở những cảm nhận, hình dung, thậm chí là những ám ảnh về một hình tượng khác – hoàn chỉnh yà trọn vẹn hơn – hình tượng Lorca.
c) Kết bài
Kết luận chung về tiếng đàn, về các ý kiến và nêu cảm nhận chung (0,5 điểm)
Hình tượng tiếng đàn trong tác phẩm Đàn ghi-ta của Lorca là một biểu tượng cho nghệ thuật, biểu tượng tinh thần bất khuất của Lorca được nổi bật lên trong tác phẩm. Qua tiếng đàn, nhà thơ đã mang đến cho người đọc một tình yêu vô bờ bến đối với nhà thơ nhân dân chống phát-xít bạo tàn.
Xem thêm Tuyển chọn đề thi Ngữ Văn kì thi THPT – Đề số 22 tại đây.