Tuyển chọn đề thi Ngữ Văn kì thi THPT – Đề số 22
Hướng dẫn
Tuyển chọn đề thi THPT Ngữ Văn (Đề 22)
A. ĐỀ THI
I. ĐỌC HIỂU (3 ĐIỂM)
Đọc câu truyện sau đây và trả lời câu hỏi bên dưới:
HAI HẠT GIỐNG
Có hai hạt thóc nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đểu là những hạt giống tốt, đểu to khoẻ và chắc mẩy.
Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.
Còn hạt thóc thứ hai thi ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.
Thời gian trôi qua, hạt thóc thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà vì nó chẳng được nhận nước và ánh sáng. Lúc này, chất dinh dưỡng chẳng giúp ích gì được cho nó cả. Nó chết dần chết mòn. Trong khi đó hạt thóc thử hai dù nát tan trong đất nhưng […]
(Theo Hành trang vào đời, NXB Lao động – Xã hội)
Câu 1. Chỉ ra phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên. (1 điểm)
Câu 2. Nêu rõ hai phép tu từ được sử dụng trong những câu văn sau: “Còn hạt thóc thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.” (1 điểm)
Câu 3. Đặt một tiêu đề khác cho câu chuyện này. (0,5 điểm)
Câu 4. Anh/Chị hãy viết tiếp câu cuối, vào dấu [… ] ở cuối đoạn văn để kết thúc câu chuyện. (0,5 điểm)
II. LÀM VĂN (7 ĐIỂM)
Câu 1. (2 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị sau khi đọc xong câu chuyện trên.
Câu 2. (5 điểm)
Nêu cảm nhận của anh/chị vể ý thức phản kháng đối với số phận của nhân yật Mị trong đoạn trích tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. (Ngữ văn 12, Tập hai)
B. HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI
I. ĐỌC HIẾU (3 ĐIỂM)
Câu 1.(1 điểm)
– Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
– Phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên là tự sự.
Câu 2. (1 điểm)
– Phép tu từ ẩn dụ: Hạt thóc giống chỉ những con người sống trên đời. Thái độ vui mừng của hạt thóc khi được gieo xuống đất biểu tượng cho hạnh phúc được cống hiến của con người.
– Phép tu từ nhân hoá: Nhân hoá hạt thóc tạo sự thú vị cho câu chuyện và từ hạt thóc mà nói tới suy nghĩ của con người.
Câu 3. (0,5 điểm)
Các tiêu đề khác: Thái độ sống của con người, Hai thái độ sống, ích kỉ và cống hiến,…
Câu 4. (0,5 điểm)
Những từ phù hợp để viết tiếp vào đoạn kết: “Trong khi đó, hạt thóc thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trìu hạt.”
II. LÀM VĂN (7 ĐIẾM)
Câu 1. (2 điểm)
Yêu cầu về hình thức
– Viết đúng đoạn văn khoảng 200 từ.
– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt,…
Yêu cầu về nội dung
Đoạn văn cần làm rõ được các ý sau:
– Giải thích câu chuyện: (0,5 điểm)
+ Hai hạt lúa đại diện cho hai quan niệm, hai lối sống trái chiều nhau.
+ Nội dung câu chuyện thể hiện quy luật cho và nhận trong cuộc sống.
– Bình luận tư tưởng trong câu chuyện (1 điểm):
+ Tư tưởng trong câu chuyện đúng hay sai?
+ Lí do đúng (hoặc sai).
– Bài học rút ra. (0,5 điểm)
Đoạn văn mẫu
Hai hạt lúa đại diện cho hai quan niệm, hai lối sống trái chiều nhau: một bên luôn sẵn sàng cho đi, một bên ích kỉ chỉ biết giữ lại những điểu tốt đẹp cho bản thân mình. Hạt giống thứ nhất chỉ khư khư tìm một nơi trú ngụ là đại diện cho lối sống ích kỉ. Còn hạt giống thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất là đại diện cho lối sống sẵn sàng cho đi. Hạt lúa thứ nhất muốn giữ lại chất dinh dưỡng cho riêng mình trong một hình hài nguyên vẹn tuy không nát tan trong đất nhưng lại tự huỷ hoại và bị tuyệt diệt. Hạt giống thứ hai tưởng rằng đã tan nát trong đất nhưng lại được hồi sinh thành những bông lúa vàng trĩu hạt. Sự tan biến và nảy nở của hai hạt giống là kết quả của việc cho và nhận. Cho đi không có nghĩa là mất, giữ lại không có nghĩa là được. Hãy sẵn sàng dâng hiến cho cuộc đời những gì tốt đẹp mà ta có. Hãy can đảm bước ra đi, âm thâm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ.
Câu 2. (5 điểm)
Yêu cầu về hình thức
– Viết đúng bài văn với bố cục gồm ba phần.
– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt,…
Yêu cầu về nội dung
a) Mở bài
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, ý thức phản kháng đối với số phận của nhân vật Mị (0,5 điểm)
Tô Hoài là nhà văn lớn của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam với số lượng tác phẩm đồ sộ. Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn thành công nhất trong ba truyện ngắn viết về đề tài Tây Bắc của ông. Truyện đã xây dựng thành công nhân vật Mị, qua đó ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng và khả năng đến với cách mạng của nhân dân Tây Bắc.
b) Thân bài (4 điểm)
1. Ý thức phản kháng đối với số phận: Mị không chấp nhận sự an bài, những khó khăn của cuộc đời, tìm một hướng đi khác tốt đẹp hơn cho bản thân mình, hiểu và phê phán thế lực chà đạp cuộc đời của mình,… (0,5 điểm)
2. Ý thức phản kháng đối với số phận của nhân vật Mị (3 điểm)
– Thời chưa làm dâu nhà thống lí
Tuy phải gánh món nợ cho cha mẹ song Mị không chịu lấy con trai thống lí để trả nợ mà vẫn xin cha cho tự lao động kiếm tiền trả nợ cho bố mẹ.
– Khi phải làm dâu nhà thống lí
+ Bị bắt về nhà Thống lí, Mị định tự tử. Việc Mị tìm đến cái diết thể hiện tinh thần phản kháng duy nhất của một con người có sức sống tiềm tàng mà không thể làm khác trong hoàn cảnh ấy.
+ Sự trỗi dậy của lòng ham sống và khát vọng hạnh phúc trong đêm tình mùa xuân.
+) Dấu hiệu đấu tiên của việc sống lại đó là Mị nhớ lại quá khứ, nhớ về hạnh phúc ngắn ngủi trong cuộc đời tuổi trẻ của mình và niềm ham sống trở lại: “Mị thấy phơi phới trở lại, lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước”. “Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ lắm. Mị muốn đi chơi”.
+) Nhưng đớn đau thay, cùng với cảm xúc tìm lại được chính mình là một nỗi tủi thân khi nghĩ vê’ thực tại. Mị đã có chồng nhưng với người chồng ấy, Mị không có tình yêu, không có hạnh phúc. Và khi lòng ham sống trỗi dậy thì ý nghĩ đầu tiên là được chết ngay đi.
+) Những sôi sục trong tâm tư đã dẫn Mị tới hành động “lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa dầu”.
+) Hành động này đẩy tới hành động tiếp: Mị “quấn tóc lại, với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”.
+) Khi bị A Sử trói vào cột, Mị vẫn trong trạng thái mộng du đang chìm đắm với những giấc mơ về một thời xuân trẻ, đang bổng bềnh trong cảm giác du xuân.
– Đêm đông cởi trói cho A Phủ
+ Một loạt nét tâm lí ấy thúc đẩy Mị đến với hành động: dùng dao cắt lúa rút dây mây cởi trói cho A Phủ.
+ Cuối cùng, sức sống tiềm tàng đã thôi thúc Mị phải sống và Mị vụt chạy theo A Phủ. Trời tối lắm nhưng Mị vẫn băng đi.
3. Giá trị nhân đạo của tác phẩm qua ý thức phản kháng đối với số phận của nhân vật Mị (0,5 điểm)
– Ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khả năng cách mạng của nhân dân Tây Bắc.
– Giải phóng con người khỏi sự chà đạp, cho họ một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Nhà văn đã tin tưởng vào sức mạnh quật khởi, tinh thần đấu tranh để tự giải phóng của họ.
c) Kết bài
Kết luận chung về ý thức phản kháng đối với số phận của nhân vật Mị và nêu cảm nghĩ (0,5 điểm)
Vợ chồng A Phủ đã khắc hoạ sâu sắc cuộc đời, số phận, tính cách Mị. Từ đó, tác phẩm tố cáo những thế lực phong kiến, thực dân tàn bạo áp bức, bóc lột, đoạ đày người dân nghèo miền núi. Đồng thời, tác phẩm cũng khẳng định khát vọng tự do hạnh phúc, sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của những người lao động.
Xem thêm Tuyển chọn đề thi Ngữ Văn kì thi THPT – Đề số 21 tại đây.