Khái quát về đề văn nghị luận xã hội ôn thi THPTQG Ngữ Văn
Hướng dẫn
Văn nghị luận xã hội ôn thi THPTQG Ngữ Văn
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Văn bản nghị luận là một kiểu văn bản quan trọng và phổ biến trong đời sống và trong học thuật. Văn bản nghị luận được dùng để trực tiếp trình bày, phát biểu các tư tưởng, quan điểm bằng luận cứ và lập luận trước một vấn đề đặt ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, thái độ, lập trường, hành động nào đó, hoặc hướng tói giải quyết những vấn đề trong thực tế đời sống.
Ở nhà trường THCS và THPT, học sinh (HS) được học hai dạng nghị luận chính: nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
Khác với nghị luận văn học chỉ bàn về các vấn đề văn học, nghị luận xã hội bàn về một lĩnh vực rộng lớn, gồm hai nhóm đề tài: nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một sự việc, hiện tượng đòi sống.
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bài nghị luận trình bày nhận thức, quan điểm của người viết về những vấn đề thuộc tư tưởng, đạo lí có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống xã hội, con người. Các vấn đề tư tưởng, đạo lí đó thường được đúc kết trong các câu tục ngữ, danh ngôn, châm ngôn, khẩu hiệu… Đề tài nghị luận thuộc lĩnh vực này vô cùng phong phú, bao gồm các vấn đề: lí tưởng, hoài bão, mục đích sống; tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc; lòng khoan dung, nhân ái; đức tính trung thực, dũng cảm, khiêm tốn; thói ích kỉ, vô cảm, vụ lợi, ba hoa, chuộng hình thức, chuộng bằng cấp;…
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là những hình thức nghị luận phổ biến, quen thuộc. Phạm vi bàn luận thuộc lĩnh vực này cũng hết sức đa dạng, bao gồm các vấn đề như: tấm gương người tốt việc tốt; tai nạn giao thông; ô nhiễm môi trường; dịch bệnh; nạn chặt phá rừng; bạo lực gia đình, bạo lực học đường; nghiện ma tuý, nghiện game; bệnh thành tích; tiêu cực trong học tập và thi cử; lười biếng, đua đòi, thất hứa, nói tục;… Thông qua việc bàn luận và tạo lập văn bản nghị luận về những vấn đề xã hội, HS có điều kiện mở rộng vốn sống, vốn hiểu biết về xã hội, cuộc đời, con người; nâng cao ý thức, trách nhiệm đối vói bản thân và cộng đồng; rèn luyện bản lĩnh, tinh thần tự chủ, khả năng ứng xử nhanh nhạy trước nhũng vấn đề phức tạp đang đặt ra trong cuộc sống; phát triển khả năng tư duy logic, tư duy phê phán và tư duy sáng tạo.
II. MỤC TIÊU CỦA CÂU NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TRONG ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN
Câu hỏi / đề bài nghị luận xã hội trong đề thi Trung học phổ thông quốc gia môn Ngữ văn nhằm:
– Kiểm tra kiến thức, sự hiểu biết, độ nhạy cảm của HS trước những vấn đề tư tưởng đạo đức, lối sống; những vấn đề có tính thời sự, bức xúc về chính trị, xã hội, văn hoá, … đã và đang diễn ra trong đời sống;
– Đánh giá khả năng tư duy logic, tư duy phản biện xã hội; khả năng lập luận, giải quyết vấn đề và ý thức, trách nhiệm của HS đối với những vấn đề đặt ra;
– Đánh giá kĩ năng diễn đạt, kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong việc tạo lập một văn bản nghị luận đảm bảo tính chính xác, mạch lạc và thuyết phục.
III. NHẬN DIỆN DẠNG THỨC CÀU HỎI / ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Câu hỏi / đề bài nghị luận xã hội thường có dạng thức chung gồm hai phần:
– Nêu vấn đề cần nghị luận bằng việc đưa ra một hoặc hơn một nhận định, quan điểm, ý kiến, câu chuyện, sự việc, đoạn vần, văn bản, hình ảnh…;
– Nêu mệnh lệnh, yêu cầu người viết bàn luận bằng việc bình luận hoặc phát biểu suy nghĩ, ý kiến, quan điểm của mình về nhận định, quan điểm, ý kiến, câu chuyện, sự việc, đoạn văn, văn bản, hình ảnh,… đó. Tuy nhiên, có khá nhiều cách diễn đạt khác nhau về yêu cầu, mệnh lệnh của đề bài / cầu hỏi. Có thể kể ra một số hình thức diễn đạt như sau:
+ Anh (chị) hấy phát biểu quan điểm của mình về…
+ Suy nghĩ của anh (chị) về…
+ Anh (chị) hãy bình luận…
+ Anh (chị) có tán thành quan điểm… không? Vì sao?
+ Anh (chị) tán thành hay phản đối quan điểm cho rằng…? Vì sao?
+ Ý kiến / quan điểm của anh (chị) về vấn đề …
+ Hãy viết một bài văn… chữ bàn về …
+ Theo anh (chị), ý kiến / sự việc trên đúng hay sai? Vì sao?
+ Có hai ý kiến khác nhau về… Anh (chị) tán thành quan điểm nào? Hãy làm sáng tỏ quan điểm và lập luận của mình bằng các ví dụ từ sách báo, các trải nghiệm cá nhân hoặc các quan sát của anh (chị) trong cuộc sống.
+ Theo anh (chị), có nên / cần…? Hãy viết một bài luận để phát biểu / thể hiện / trình bày quan điểm của anh (chị) về vấn đề này.
+ Hãy viết bài luận dưới dạng một bức thư để thuyết phục… từ bỏ …
+ Hãy viết một bài luận khuyên…
Ví dụ:
Câu dẫn / vấn đề cần bàn luận:
Có ý kiến cho rằng: “Tiền là chìa khoá vạn năng, có tiền là có tất cả”.
Các câu lệnh có thể có:
+ Anh (chị) có tán thành quan điểm trên hay không? Vì sao?
+ Ý kiến / quan điểm-của anh (chị) về vấn đề trên?
+ Anh (chị) hãy phát biểu suy nghĩ của mình về vấn đề trên.
+ Anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên.
+ Hãy viết một bài văn khoảng 600 chữ bàn về vấn đề trên.
+ Có hai ý kiến khác nhau về tiền bạc:
- Tiền là chìa khoá vạn năng, có tiền là có tất cả;
- Tiền không phải là tất cả.
Anh (chị) tán thành quan điểm nào? Hãy làm sáng tỏ quan điểm và lập luận của mình bằng các ví dụ từ sách báo, các trải nghiệm cá nhân hoặc các quan sát của anh (chị) trong cuộc sống.
+ Theo anh (chị), tiền tài có phải là điều kiện cơ bản nhất để có hạnh phúc? Hãy viết một bài luận phát biểu / thể hiện / trình bày quan điểm của anh (chị) về vấn đề này.
…
IV. YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI BÀI LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Để tạo lập được một bài văn nghị luận xã hội tốt, người viết cần đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau:
– Phải thể hiện được sự hiểu biết, vốn sống, những trải nghiệm của bản thân về vấn đề được nêu ra bàn luận;
– Biết nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ, phương diện khác nhau; biết phân tích để nhận ra đúng / sai, phải / trái, hay / dở; biết phê phán cái sai, cái cũ kĩ, lạc hậu; biết ngợi ca, ủng hộ cái đúng, cái tiến bộ;
– Đề xuất được những ý kiến, quan điểm, giải pháp riêng của mình cho vấn đề đó;
– Biết bố cục bài văn mạch lạc; lập luận chặt chẽ, logic, sắc bén; sử dụng các thao tác nghị luận phù họp; biết lựa chọn và sử dụng những dẫn chứng tiêu biểu, sinh động để củng cố, bảo vệ quan điểm, lập luận của mình.