Cấu trúc và tính chất đề thi THPTQG môn ngữ văn
Hướng dẫn
Cấu trúc đề thi THPTQG môn Văn
Ngữ văn là một môn thi bắt buộc trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia (THPT QG). Bắt đầu từ năm 2015, kết quả các môn thi THPT QG không chỉ là căn cứ quan trọng nhất để xét tốt nghiệp THPT cho những học sinh đã trải qua 12 năm học tập ở trường phổ thông, mà còn được xem là tham số đáng tin cậy để các trường trung cấp, cao đẳng và đại học trong cả nước tham khảo khi xét tuyển sinh. Điều đó nói lên tầm quan trọng của việc học và thi môn Ngữ văn đối với tất cả học sinh lớp 12 hệ phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên.
Thực hiện chủ trương đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp dạy học và cách thức, hình thức kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của học sinh, trong khoảng mười năm trở lại đây, việc ra đề thi môn Ngữ văn cho các kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng đã có những thay đổi khá cơ bản. Một số cuộc hội thảo đã được tổ chức nhằm trao đổi về việc ra đề thi môn Ngữ văn theo hướng “mở”, theo chuẩn đánh giá của PISA để tạo nên bước đột phá cho hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực của người học.
Trước năm 2015, thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh đại học, cao đẳng là hai kì thi riêng rẽ. Đề thi Ngữ văn cho các kì thi có sự phân biệt về tính chất, do đó, độ khó cũng như cấu trúc chung của các loại đề đó không hoàn toàn giống nhau. Từ năm 2008 trở về trước, đề thi tốt nghiệp THPT thường có từ hai đến ba câu, tất cả đều kiểm tra kiến thức văn học, trong đó có một câu hỏi về văn học nước ngoài, được dành 2,0 điểm. Dĩ nhiên, 8,0 điểm còn lại được dành cho việc kiểm tra hiểu biết về văn học Việt Nam hiện đại. Ban đầu, số điểm này chỉ là của một câu. Một thời gian sau, nó được chia cho hai câu với sự phân bố: 3,0 điểm và 5,0 điểm. Từ năm 2008 trở đi, đề thi không đơn thuần kiểm tra kiến thức văn học nữa. Vói cấu trúc gồm ba câu, câu 3,0 điểm được dành để bàn về một vấn đề xã hội, được gọi là câu nghị luận xã hội, đứng song song với câu nghị luận văn học vốn chiếm 5,0 điểm. Lúc đó, câu 2,0 điểm chỉ là câu tái hiện kiến thức, kiểm tra trí nhớ về một tác phẩm hay tác giả văn học nước ngoài.
Riêng với kì thi tuyển sinh đại học và cao đẳng, trong khoảng thời gian từ năm 2001 (năm Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện phương án thi “ba chung”) đến năm 2008, đề thi môn Ngữ văn (cho cả hai khối thi C và D) có cấu trúc tương đối ổn định, gồm 3 câu, tập trung kiểm tra kiến thức văn học Việt Nam hiện đại với mức điểm cho các câu là 2,0; 3,0 và 5,0. Câu 2,0 điểm gần như chỉ yêu cầu tái hiện kiến thức đã học (tương tự như tính chất của câu 2,0 điểm trong đề thi tốt nghiệp THPT), thường hỏi về ý nghĩa nhan đề tác phẩm, đặc điểm phong cách tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm,… Câu 3,0 điểm chỉ xoáy vào một khía cạnh nào đó thuộc giá trị nội dung hoặc nghệ thuật của tác phẩm. Câu 5,0 điểm chứa đựng nhiều thử thách hơn, đòi hỏi học sinh phải bộc lộ được năng lực cảm thụ và đánh giá của mình về những tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại có trong chương trình Ngữ văn lớp 11, 12. Bắt đầu từ năm 2009, câu 3,0 điểm đã được xác định là câu nghị luận xã hội, tương ứng với những thay đổi đã có từ năm 2008 của đề thi tốt nghiệp THPT.
Nhìn chung, sự thay đổi về nội dung của đề dành cho hai kì thi là tương đối đồng bộ. Người ra đề ngày càng nhận thức một cách sâu sắc về sự cần thiết của việc bồi dưỡng kiến thức xã hội cho học sinh bên cạnh kiến thức văn học. Việc yêu cầu học sinh viết một bài nghị luận xã hội để hoàn thành câu 3,0 điểm trở thành chuyện đương nhiên.
Năm 2014 là năm đánh dấu sự thay đổi khá căn bản nội dung và cấu trúc đề thi môn Ngữ văn của hai kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng. Đề thi tôt nghiệp THPT được chia thành hai phần là Đọc hiểu (một câu, chiếm 3,0 điểm) và Làm văn (một câu, chiếm 7,0 điểm). Nội dung mang màu sắc nghị luận xã hội được hoà tan vào cả hai phần với những câu hỏi hoặc yêu cầu riêng. Cùng lúc đó, mặc dù vẫn giữ lại cấu trúc gồm ba câu và ktíông chia đề ra thành hai phần, đề thi môn Ngữ văn cho từng khối c và D đã dành hẳn câu 1 cho yêu cầu đọc hiểu (2,0 điểm), hai câu còn lại, một là câu nghị luận xã hội (3,0 điểm) và một là câu nghị luận văn học (5,0 điểm). Đến đây, đã có thể nhận ra chủ trương của người ra đề: cần phải có câu kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh.
Như vậy, từng bước một, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa định hướng dạy học phát triển năng lực cho học sinh vào công việc ra đề. Trong những năng lực cần có của người học, người ta đã xác định rằng năng lực đọc hiểu văn bản có vị trí rất quan trọng. Tất nhiên, theo đó, việc phát triển năng lực thẩm mĩ, năng lực giải mã ý nghĩa của tác phẩm văn học, năng lực giao tiếp xã hội cũng được quan tâm đặc biệt. Các câu hỏi bớt mang tính chất tái hiện kiến thức thuần tuý mà chứa đựng những đòi hỏi ngày càng cao đối với năng lực huy động kiến thức tổng hợp, năng lực thể hiện quan điểm riêng về các vấn đề văn học hoặc xã hội được nêu trong đề.
Xem thêm: Bình luận câu nói: Tiền bạc là người đầy tớ trung thành và là người chủ xấu tính
Bước sang năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương gộp kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng lại làm một, gọi là kì thi THPT QG như đã nói ở trên. Vì tính chất cải cách của kì thi, cái mà người ta thường gọi là “cấu trúc đề” cũng có những sự thay đổi. Tuy nhiên, để không gây tâm lí lo lắng, hoang mang cho người học (và cả người dạy nữa), những thay đổi này không gạt bỏ tính kế thừa. Hơn thế, trước kì thi, Bộ đã phổ biến Đề thi minh hoạ (minh hoạ cho chủ trương đổi mói công việc ra đề, đồng thời cũng minh hoạ cho dự kiến về hình thức của đề sẽ được ra trong kì thi sắp tói). Theo đúng mô hình (hay cấu trúc) của Đề thi minh hoạ đã được công bố, đề thi chính thức của môn Ngữ văn dành cho kì thi THPT QG gồm có hai phần: Đọc hiểu (3,0 điểm) và Làm văn (7,0 điểm). Riêng phần Làm văn có hai câu: nghị luận xã hội (3,0 điểm) và nghị luận văn học (4,0 điểm). Như vậy, sự đổi mới nội dung và hình thức của đề thi không gây “sốc” cho thí sinh. Tất cả đã được chuẩn bị khá chu đáo, có lộ trình rõ ràng.
Năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết cấu trúc đề thi môn Ngữ văn trong kì thi THPT QG vẫn giữ nguyên như cấu trúc đề thi năm 2015, chỉ có nội dung (cách hỏi, cách nêu yêu cầu, cách chọn văn bản,…) là sẽ được hoàn thiện thêm. Bởi vậy, thí sinh cần nghiên cứu kĩ cấu trúc của đề thi nãm 2015 để có sự chuẩn bị tốt nhất chọ kì thi sắp tới (vì đề thi dài, xin không dẫn ra đây).
Phần Đọc hiểu của đề thi năm 2015 đưa ra hai văn bản đọc hiểu, một thơ, một văn xuôi, kèm theo 8 câu hỏi (chia đều cho việc đọc hiểu từng văn bản một). Trong hai văn bản, văn bản thơ hoàn toàn nằm ngoài sách giáo khoa cũng như các loại sách phục vụ học tập đi kèm. Đó là một đoạn thơ trích từ bài thơ Hát về một hòn đảo của Trần Đăng Khoa. Văn bản văn xuôi là một đoạn trích của bài Nguồn gốc sâu xa của hiểm hoạ lấy từ sách Bài tập Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014. Điều này chứng tỏ nguồn ngữ liệu dùng cho cầu hỏi đọc hiểu có thể rất đa dạng và văn bản được chọn có thể là văn bản mà thí sinh chưa từng được làm quen (xin lưu ý: khái niệm văn bản ở đây chỉ định cả những đoạn trích văn bản, hoặc thơ hoặc văn xuôi). Rõ ràng, đối với việc trả lời các câu hỏi đọc hiểu, vấn đề cơ bản không phải là nhớ, tái hiện những kiến thức đã học, mà là việc vận dụng năng lực đọc hiểu của bản thân một cách thực sự linh hoạt để giải quyết các yêu cầu cụ thể của đề. Tất nhiên, để trả lời được các câu hỏi, thí sinh phải chú ý ôn tập những kiến thức từng được học về thể loại, kiểu văn bản, các phương thức biểu đạt, các phong cách ngôn ngữ, các thao tác nghị luận, các phép tu từ,… Những kiến thức này sẽ giúp thí sinh đọc văn bản một cách thuận lợi, trên cơ sở nhận diện được các yếu tố cấu thành của nó, hiểu được nội dung cốt yếu mà văn bản thể hiện. Trong các câu của phần Đọc hiểu, câu cuối thường yêu cầu thí sinh phát biểu suy nghĩ của mình về vấn đề được văn bản đề cập trong một đoạn văn ngắn (theo như đề thi năm 2015 là chỉ cần khoảng 5 đến 7 dòng).
Phần Làm văn trong đề thi năm 2015 có một câu nghị luận xã hội và một câu nghị luận văn học. Nếu câu nghị luận xã hội chỉ đòi hỏi thí sinh viết một bài văn khoảng 600 chữ (âm tiết) thì câu nghị luận văn học không hạn định số dòng, số trang, vấn đề cần nghị luận ở câu nghị luận văn học trước hết liên quan đến một tác giả, tác phẩm của văn họcViệt Nam hiện đại được học trong chương trình (cụ thể là tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa).
Nhìn vào nội dung của đề thi năm 2015, có thể thấy rõ: Để làm tốt câu nghị luận xã hội, thí sinh phải có ý thức quan tâm đến các vấn đề đời sống đang diễn ra xung quanh mình, hằng ngày vẫn đập vào tri giác của mình qua những kênh khác nhau; báo chí, truyền hình, phát thanh hay chính cuộc sống đòi thường mà ta đang trải nghiệm. Tất nhiên, sự quan tâm nói trên phải hàm chứa các yếu tố: nắm được một cách tương đối chi tiết về nội dung vấn đề và biết bày tỏ sự đánh giá độc lập của bản thân về vấn đề ấy, trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc giao tiếp và các chuẩn mực đạo đức. Còn để làm tốt câu nghị luận văn học, thí sinh phải học kĩ các tác giả, tác phẩm của vặn học Việt Nam hiện đại có trong chương trình Ngữ văn lóp 11 và 12. Tuy nhiên, nếu chỉ ôn và học chừng ấy tác giả, tác phẩm, thí sinh khó có thể có được một bài văn hay, sâu sắc, vì việc mở rộng liên hệ, đối sánh bao giờ cũng cần thiết. Nói chung, nếu thiếu đi vốn văn học sâu rộng (bao gồm kiến thức về nhiều thời kì văn học, loại hình văn học, nền văn học và đặc biệt là kiến thức về lí luận văn học) thì ý tứ bài văn hay hệ thống luận điểm trong bài văn sẽ nghèo nàn, đơn giản, khó hi vọng có kết quả cao.
Khi tìm hiểu đề thi năm 2015, không nên máy móc cho rằng: vậy là trong đề thi từ đây trở về sau, phần Đọc hiểu đưa ra hai văn bản, một thơ, một văn xuôi. Sự thực, số lượng văn bản là bao nhiêu không có quy định cứng nhắc. Có thể, thí sinh sẽ chỉ phải trả lời các câu hỏi xoay quanh một văn bản duy nhất. Tất nhiên, độ khó của một số câu hỏi có thể sẽ tăng lên chút ít so với đề thi năm 2015.
Ở trên đã nói tói dạng thức, cấu trúc đề thi môn Ngữ vàn sẽ được sử dụng trong thời gian trước mắt. Còn tính chất của đề thi? Có thể nói ngay đó là tính chất “mở”. Chính tính chất này tạo ra khái niệm đề mở lâu nay đã trở nên quen thuộc với cả người dạy lẫn người học. Có thể hình dung sơ bộ về đề mở như sau:
1. Về nội dung, một đề mở không trói chặt thí sinh vào những định đề, những tín niệm cũ kĩ; nó có thể yêu cầu – cho phép người làm bài bàn luận về những vấn đề thiết thân đối với mình hoặc vấn đề nóng hổi của cuộc sống đương đại đang, va đập hằng ngày vào nhận thức của mỗi người; nó được xây dựng trên tinh thần phế bỏ quan niệm “học gì thi nấy”.
2. Về hình thức, một đề “mở” chú trọng cách diễn đạt mềm dẻo, linh hoạt; không quy định trước thao tác nghị luận; tránh dùng những từ, những câu mang tính định hướng lộ liễu.
3. Về mục đích, đề văn “mở” hướng đến việc khắc phục khoảng cách quá xa giữa nhà trường và cuộc sống sôi động bên ngoài; tạo cho thí sinh cơ hội thể hiện mình, bộc lộ tinh thần chủ động của mình trước nhiệm vụ học tập và trước cuộc đời,… Theo quan niệm trên, có thể đánh giá đề thi năm 2015 là đề thi mang tính chất “mở” (xin lưu ý, “mở” là một tính chất tổng hoà của cả đề thi chứ không chỉ được thể hiện ở riêng một, hai câu nào đó, như hai câu thuộc phần Làm văn chẳng hạn). Việc chọn một văn bản nằm ngoài sách giáo khoa làm ngữ liệu đọc hiểu, việc đưa ra những câu hỏi yêu cầu thể hiện được quan điểm, đánh giá cá nhân về vấn đề, việc sử dụng những kiểu diễn đạt như “đoạn thơ đã gợi cho anh (chị) tình cảm gì…”, “anh (chị) suy nghĩ như thế nào…”, “hãy bày tỏ suy nghĩ của mình…”, “nêu cảm nhận của anh (chị) về…”,… đềụ là những dấu hiệu hiển nhiên cho thấy nỗ lực ra đề theo hướng “mở”.
Sau đây, xin nêu một ví dụ về cấu trúc đề thi môn Ngữ văn theo đúng tinh thần hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ra đề thi cho kì thi THPT QG trong những năm trước mắt (áp dụng từ năm 2015):
Xem thêm: Nghị luận xã hội về cách sống và sự trưởng thành
I. Phần Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc bài thơ:
Những bó hoa mang tới
chúc tụng
Thành công một con người
Hằng ngày hằng ngày
Xây thành cái mồ chôn
Con người thành công ấy
Người ta đôi khi bị giết
bắng những bó hoa.
(Văn Cao, Những bó hoa, rút từ tập thơ Lá,
NXB Tác phẩm mói, H, 1988, tr. 25)
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
2. Nhà thơ đã nói như thế nào về chức năng của những bó hoa và hệ luỵ mà chúng gây ra cho “con người thành công”?
3. Anh (chị) hiểu như thế nào về hàm ngôn của bài thơ?
4. Hãy phát biểu suy nghĩ của anh (chị) về bài học cuộc sống mà bài thơ đưa lại.
II. Phần Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm):
Sống ảo và sống thật.
Anh (chị) hãy viết một bài văn (khoảng 600 chữ) bàn về vấn đề trên.
Câu 2 (4,0 điểm):
Trong truyện Một người Hà Nội của Nguyễn Khải, người kể chuyện đã đánh giá nhân vật bà Hiền là “giỏi quá”, “khiêm tốn và rộng lượng quá” và ví bà như “một hạt bụi vàng của Hà Nội”. Thế nhưng, cũng có những ý kiến cho rằng, bà Hiền không phải là nhân vật tích cực, vì quá khôn, quá thực tế, chỉ biết toan tính cho lọi ích của bản thân và gia đình.
Anh (chị) hãy trình bày cảm nhận và đánh giá riêng của mình về nhân vật này.
Nhận diện và mô tả cấu trúc của đề thi:
– Đề thi gồm có hai phần: Đọc hiểu và Làm văn. Phần Đọc hiểu được dành 3,0 điểm; phần Làm văn được dành 7,0 điểm. Phần Làm văn gồm 2 câu: câu nghị luận xã hội được dành 3,0 điểm; câu nghị luận văn học được dành 4,0 điểm.
– Phần Đọc hiểu có thể đưa ra từ một đến hai văn bản (hoặc thơ hoặc văn xuôi, lấy trọn vẹn cả tác phẩm hay chỉ trích một đoạn). Các văn bản này có thể được lấy từ sách giáo khoa, từ các cuốn sách hỗ trợ học tập môn Ngữ văn như Bài tập Ngữ văn; Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học,… hay từ những nguồn khác như sách, báo, internet,… Kèm theo văn bản đọc hiểu là một hệ thống câu hỏi có độ khó khác nhau, yêu cầu nhận diện được thể loại, phong cách ngôn ngữ của văn bản, các phương thức biểu đạt, các thao tác nghị luận, các phép tu từ được sử dụng trong văn bản; yêu cầu phát biểu về chủ đề hay nêu được những nội dung chính mà văn bản đề cập. Cao hơn, câu hỏi có thể yêu cầu chỉ ra những điểm độc đáo về nghệ thuật của văn bản hay phát biểu cảm nghĩ về vấn đề mà văn bản nêu lên.
– Câu nghị luận xã hội (thuộc phần Làm văn) có hình thức diễn đạt đa dạng, yêu cầu bày tỏ ý kiến về một tư tưởng, đạo lí hoặc về một vấn đề, hiện tượng xã hội nào đó. Tư tưởng, đạo lí có thể được chứa đựng trong các lời phát biểu hoặc các danh ngôn, vấn đề, hiện tượng xã hội thường được nêu dưới dạng trực tiếp. Cũng có khi, nó được nêu dưới dạng gián tiếp, thông qua một mẩu tin hay một đoạn trích tác phẩm văn học, báo chí,…
– Câu nghị luận văn học (thuộc phần Làm văn) yêu cầu bàn luận, phát biểu cảm nhận, suy nghĩ về những vấn đề, tác giả, tác phẩm của văn học Việt Nam hiện đại được học trong chương trình Ngữ văn THPT. số lượng tác giả hoặc tác phẩm được nhắc tới trong câu này không hạn định. Có khi cả hai, ba tác giả, tác phẩm cùng được nhắc đến để yêu cầu người làm bài phải so sánh, nhằm thể hiện năng lực bao quát vấn đề và kiến thức văn học phong phú của mình. Sau này, phạm vi hỏi về các vấn đề văn học chắc sẽ được mở rộng thêm nữa, không chỉ giới hạn ở văn học Việt Nam hiện đại.