Suy nghĩ của em về câu: “Thà thắp lên một ngọn nến, hơn là nguyền rủa bóng đêm” – Ngữ văn 12

Suy nghĩ của em về câu: “Thà thắp lên một ngọn nến, hơn là nguyền rủa bóng đêm” – Ngữ văn 12

Hướng dẫn

Loading…

Nghị luận xã hội về thái độ sống và tinh thần trách nhiệm

Đáp án

“Thà thắp lên một ngọn nến, hơn là nguyền rủa bóng đêm”.

Hãy viết một bài văn (khoảng 600 chữ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về câu châm ngôn trên.

Hướng dẫn làm bài

Câu châm ngôn này thường được cho là của Eleanor Roosevelt – Đệ nhất phu nhân của Tổng thống Hoa Kì Franklin D. Roosevelt. Tuy nhiên, câu hỏi không đặt ra yêu cầu phải tìm hiểu câu châm ngôn gắn liền với cuộc đời tác giả của nó. Điều cần chú ý ở đây là câu châm ngôn đã đưa ra được thái độ lựa chọn tích cực nên có của con người trong một môi trường sống không được như mong muốn.

Bài viết có thể triển khai các ý chính sau:

– Thông qua cách diễn đạt bóng bẩy, câu châm ngôn nêu lên một gợi ý hay là sự đòi hỏi về một thái độ sống đầy tinh thần trách nhiệm của từng cá nhân. Ở đây có sự đối lập giữa hai hình ảnh: ngọn nến và bóng đêm; giữa hai lối ứng xử: thắp và nguyền rủa.

Loading…

– Cuộc sống không phải bao giờ cũng được như ta mơ ước. Không gian, môi trường tồn tại của ta thường vẫn tồn tại nhiều điều không như ý khiến ta phải phiền lòng hay buồn bực, khó chịu. Chuyện này có từ muôn xưa và có lẽ không bao giờ chấm dứt.

Xem thêm:  Nghị luận Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh

– Nguyền rủa bóng đêm, trút giận dữ bằng lời nói vào môi trường sống tệ hại là phản ứng bình thường, quen thuộc của bất cứ ai chưa hay không chịu thoả hiệp với cái xấu, cái ác, cái lạc hậu, trì trệ. Phản ứng đó, thái độ đó cần được cảm thông, bỏi nó không phải không chứa đựng những yếu tố tích cực. Tuy nhiên, nếu tất cả chỉ dừng lại ở đây thì không khéo ta chỉ làm cho môi trường bị ô nhiễm trầm trọng thêm, do ít nhất nó phải gánh thêm những lời không tốt đẹp (dù những lời đó hướng vào đối tượng nào đi nữa).

– Nguyền rủa suông không làm thay đổi được hoàn cảnh. Rốt cục, nó chỉ chứng tỏ sự bất lực của người nguyền rủa, xét theo quan điểm phát triển. Rõ ràng, đây chưa thể, chưa phải là một sự lựa chọn tối ưu. Người thực sự có bản lĩnh là người biết thực thi những hành động cụ thể để làm thay đổi hoàn cảnh, cải biến nó từng bước một cho tớ khi đạt được kết quả cuối cùng. Tất cả giống như việc thắp một ngọn nến. Một ngọn nến chưa xua được bóng đêm nhưng mỗi người thắp một ngọn nến thì không gian bóng đêm sẽ bị thu hẹp cho đến khi biến mất. Như vậy, mỗi người, ai cũng cố gắng làm một điều gì đó tốt đẹp thì thành tựu đạt được sẽ trở nên lớn lao. Câu châm ngôn không chỉ có ý nghĩa khích lệ những hành động tích cực ở từng cá nhân mà còn ngầm ẩn một lời kêu gọi họp quần, nghĩa là kêu gọi sự chung sức, chung lòng.

Xem thêm:  Cảm nhận về mùa xuân trong thơ Hồ Chí Minh

– Cuộc sống xung quanh ta còn nhiều điều tiêu cực. Mọi người, ai cũng thế, trên cương vị và trong phạm vi của mình, tuỳ theo khả năng của bản thân, hoàn toàn có thể làm được những điều tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa.

{Lưu ý: Trên đây chỉ là những luận điểm khái quảt. Thí sinh cần nêu và phân tích những ví dụ cụ thể, thể hiện sự hiểu biết và tính năng động xã hội của mình.)

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *