Nghị luận – Suy nghĩ về hiện trạng nhiều học sinh không thích học môn lịch sử – Ngữ Văn 12

Nghị luận – Suy nghĩ về hiện trạng nhiều học sinh không thích học môn lịch sử – Ngữ Văn 12

Hướng dẫn

Loading…

Nghị luận về hiện trạng không thích học sử

Đề bài:

Anh (chị) hãy viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về hiện trạng: nhiều học sinh không thích học môn Lịch sử và ít hiểu biết về truyền thống dựng nước, giữ nước vẻ vang của dân tộc.

Hướng dẫn làm bài

Với câu hỏi này, học sinh phải nắm được một thực tế đã và đang diễn ra trong nhà trường phổ thông; có thái độ, có nhận thức riêng để trình bày chủ kiến của mình. Các ý kiến bình luận phải xuất phát từ góc nhìn của người trong cuộc (bản thân người học nói về việc học của chính mình).

Bài viết có thể triển khai các ý chính sau:

– Hiện nay, việc học sinh phổ thông không thích học môn Lịch sử và hiểu biết hết sức sơ sài về truyền thống dựng nước, giữ nước vẻ vang của dân tộc là điều có thật và là một thực tế đáng buồn. Hiện trạng này đang diễn ra trong nhà trường vói những biểu hiện khác nhau, khiến những người có trách nhiệm không thể không bận tâm, không thể không suy nghĩ. Hằng năm, kết quả điểm thi môn Lịch sử (kể cả thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh đại học) thấp một cách bất thường. Có những điểm chấm thi, hàng trăm bài thi môn này chỉ đạt điểm 0. Đây là một thực tế đáng báo động.

Xem thêm:  Bình luận về nghệ thuật miêu tả nhân vật trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi

Qua các phương tiện thông tin đại chúng, người đọc, người nghe phải giật mình khi biết rằng vào cuối năm học 2012 – 2013, học sinh một trường nọ đua nhau xé tài liệu và đề cương ôn thi môn Lịch sử rải trắng khắp trường khi nghe tin môn này không có trong danh sách các môn thi tốt nghiệp, số đông học sinh như trút được một gánh nặng khi thoát được môn Lịch sử. Họ mừng rỡ khi Lịch sử không còn là môn thi bắt buộc mà là môn thi tự chọn. Kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2014, có những hội đồng thi chỉ duy nhất một thí sinh trong phòng thi môn Lịch sử.

Loading…

Không chỉ trong nhà trường, ngay cả ở những cuộc thi thuộc mảng giáo dục trên truyền hình, nơi nhiều người được xem là học tốt, học giỏi tham dự, thật đáng buồn khi phải nghe những câu trả lời hết sức ngô nghê về kiến thức lịch sử. Hiện tượng nhầm lẫn các thời kì, các sự kiện và các nhân vật lịch sử đã trở nên phổ biến. Nhiều ngưòi lúng túng khi được hỏi về các nhân vật và sự kiện lịch sử nổi bật được lấy tên đặt cho các đường, các phố trong đô thi.

– Việc học sinh xa ròi môn Lịch sử rõ ràng có tác hại rất nghiêm trọng. Nó không chỉ tạo ra những lỗ hổng về tri thức, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến nhân cách của học sinh. Một khi không có ý niệm gì về lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc thì sự mơ hồ, nhạt phai lí tưởng yêu nước, sự thiếu trách nhiệm với cộng đồng, vói quốc gia là điều dễ xảy ra.

Xem thêm:  Soạn bài lớp 12: Số phận một con người

– Hiện trạng nêu trên có nhiều nguyên nhân. Trước hết, phía nhà trường, như nhiều nhà khoa học đã khẳng định: chương trình, sách giáo khoa Lịch sử khô khan, thiếu sức hấp dẫn vì quá chú trọng vào các con số, các ngày tháng, niên đại, mà không tái hiện được một cách sống động các sự kiện, các nhân vật lịch sử. Với chương trình và sách giáo khoa như vậy, giáo viên khó mà có được những phương pháp dạy học tích cực, tiên tiến; khó mà truyền cho học sinh niềm đam mê lịch sử. Phía các kênh tuyên truyền thì nặng về cung cấp thông tin một chiều hoặc chưa lưu ý đến hậu quả xấu của việc cho chiếu quá nhiều phim cổ trang của Trung Quốc. Học sinh bị thu hút vào những trò giải trí hấp dẫn quanh mình, bị chi phối bởi quan niệm thực dụng về việc học và việc chọn nghề sau này, đọc quá ít các sách, các tài liệu về lịch sử.

– Trước hiện trạng nêu trên, mỗi học sinh cần nhận thức đầy đủ hơn về ý nghĩa của kiến thức lịch sử, biết tích luỹ kiến thức lịch sử một cách nghiêm túc, tìm thấy hứng thú ở những câu chuyện nói về truyền thống hào hùng của cha ông, qua đó, bồi đắp lòng tự hào dân tộc.

Theo hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *