Nghị luận xã hội về nhận thức của con người – Ngữ Văn 12

Nghị luận xã hội về nhận thức của con người – Ngữ Văn 12

Hướng dẫn

Loading…

Nghị luận xã hội về nhận thức của con người

Đề bài

George Vernadsky, nhà sử học Mĩ gốc Nga từng phát biểu: “Lần đầu tiên, con người đã thực sự hiểu rằng nó là một cư dân của hành tinh này, và có lẽ nó phải nghĩ hoặc hành động dưới một vẻ mặt mới, không chỉ mặt cá thể, gia đình hoặc giống loài, nhà nước mà cả mặt toàn cầu nữa”.

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 600 chữ) để chứng tỏ anh (chị) cũng đã thực sự hiểu rằng mình là một cư dân của hành tinh này.

Hướng dẫn làm bài:

Lời phát biểu của George Vernadsky có thể khó hiểù với nhiều người. Tuy nhiên, đề bài không yêu cầu giải thích hay bình luận về nó. Câu “lệnh” đã chứa đựng một gợi ý quan trọng, cần phải bám sát để triển khai bài viết, cần phải đặc biệt chú ý đến cụm từ “cư dân của hành tinh” và khái niệm “toàn cầu”. Các cụm từ, khái niệm này nhắc ta biết rằng mỗi một con ngưòi, ngoài là cư dân của một quốc gia, là thành viên của một gia đình, dân tộc, nhà nước cụ thể, còn tất yếu là cư dân của trái đất – đối tượng bây giờ vẫn thường được gọi là “ngôi nhà chung” của tất cả chúng ta. cần chỉ ra được những dấu hiệu, phương diện chứng tỏ mình là một cư dân của trái đất, phải chịu mọi ảnh hưởng hoặc tiêu cực hoặc tích cực từ những thay đổi, biến động có tính toàn cầu. Sau nữa, cần nêu được thái độ ứng xử, hành động tích cực của mình nhằm bảo vệ trái đất, nơi làm cho mọi số phận riêng lẻ bị ràng buộc vào nhau trong một số phận chung.

Bài viết có thể triển khai các ý chính sau:

– Chúng ta đang sống trong thời đại toàn cầu hoá. Càng ngày chúng ta càng cảm nhận được rõ rệt rằng thế giới này chỉ có thể tồn tại được trong và bằng sự giao lưu, sự kết nối giữa mọi người, mọi quốc gia, dân tộc. Tuy nhiên, từ cảm nhận được điều đó tới việc thể hiện một thái độ tích cực đối với nó có một khoảng cách khá xa. Đây không chỉ là vấn đề của mỗi một cá nhân, nhưng trước hết mỗi người phải chứng tỏ được bằng hành động cụ thể rằng mình đã có một căn cước mới: cư dân của hành tinh.

Xem thêm:  Những bài Văn mẫu hay lớp 10
Loading…

– Con người trên thế giới vốn cùng có chung một nguồn gốc. Hiện tại, dù có nhiêu màu da khác nhau và thuộc nhiều chủng tộc khác nhau, nhưng truy nguyên, con người trên toàn thế giới có cùng một tổ tiên, không có sự tách biệt về gen. Đây chính là cơ sở đầu tiên, thuộc phương diện sinh học chứng tỏ sự thống nhất của loài người.

– Sau khi toả đi khắp mọi nơi trên thế giới và suốt một thời kì dài sống trong sự chia rẽ, từ thế kỉ XVI, con người của các dân tộc bắt đầu tìm cách liên hệ, liên kết vớ nhau. Quá trình toàn cầu hoá bắt đầu từ đó và đến nay đã đã được khẳng định là một xu thế phát triển không thể đảo ngược của thế giới. Thế giới đang trở thành một thể thống nhất gồm nhiều bộ phận có quan hệ chặt chẽ. Những dấu ấn chung mang tính toàn cầu được thể hiện 0 mọi bộ phận cấu thành của nó, từ bộ phận lớn như quốc gia, dân tộc đến những bộ phận nhỏ hơn như từng con người cá nhân. Chúng ta có thể thấy thế giới hiện hữu một cách sống động quanh mình. Tất cả các tiện nghi sinh hoạt mà ta dùng hằng ngày, từ quần áo, dày dép, đồ ăn thức uống, phương tiện đi lại đến những phương tiện liên lạc hiện đại như smartphone, máy tính bảng, máy vi tính… đã cung cấp một bằng chứng rõ ràng. Chúng đến từ nhiều nơi trên thế giới, tạo sự gắn kết giữa ta với thế giới. Thành quả văn minh mà nhân loại tạo ra đã được mỗi người đón nhận một cách tự nhiên. Sự giao lưu mở rộng tạo cơ hội cho ta tìm được việc làm không phải chỉ trên xứ sở của mình. Khái niệm “công dân toàn cầu” trước hết phản ánh điều đó nhưng không chỉ điều đó.

Xem thêm:  Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

– Nhìn ở phạm vi quốc gia, dân tộc, chúng ta cũng có thể thấy rõ: không nước nào muốn phát triển, không một dân tộc nào muốn ngẩng mặt mà quay lưng lại với thế giới. Chúng ta phải chấp nhận những luật chơi chung và phải tôn trọng những giá trị phổ quát toàn cầu. Nhu cầu hợp tác cùng phát triển đã trở thành một nhu cầu tất yếu và tất cả đều được hưởng lợi. Tất nhiên, trong cuộc chơi chung mà tất cả đều tham gia này, mỗi người, mỗi quốc gia, dân tộc, từ vị thế của mình, điều kiện và sở trường của mình, phải có những đóng góp xứng đáng. Những tiến bộ mà con người đạt được trong mọi lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị đến văn hoá đều đem lại niềm vui cho cả loài người, đều thu hút sự chú ý của mỗi một chúng ta. Một mẫu điện thoại di động đời mới nhất vừa xuất hiện có thể đem đến niềm khấp khởi cho bao nhiêu triệu con người trên nhiều quốc gia, lãnh thổ. Một cú sút thần sầu của Ronaldo vào khung thành của đội bóng nào đó cũng có thể làm cả thế giới nghiêng ngả như lên đồng… Đó là mới chỉ nói tới những sự kiện mang nhiều tính đại chúng nhất.

– Tuy nhiên, ta cũng không khó nhận ra rằng thế giới chúng ta sống đang gặp nhiều bất ổn và sức khoẻ của mẹ trái đất vẫn thường xuyên bị đe doạ. Xu thế toàn cầu hoá tất yếu sẽ làm nảy sinh nhiều hệ luỵ. Sự hướng về những giá trị chung có nguy cơ làm phai nhạt những bản sắc riêng. Phản ứng co cụm, chối bỏ đã xảy ra, mà ví dụ rõ nhất là các xung đột tôn giáo, xung đột sắc tộc đang có những diễn biến nguy hiểm khó lường. Nạn khủng bố, trào lưu di dân, những lời đe doạ sử dụng vũ khí hạt nhân… đang làm đau đầu các nhà chính trị, các nhà hoạt động xã hội và khiến tất cả chúng ta phải lo âu, thậm chí sợ hãi. Những dịch bệnh cũng lan tràn khắp mọi nơi khiến cả loài người phải tìm cách chống đỡ một cách vất vả. Hết đại dịch AIDS đến cúm gia cầm rồi vi rút Zika… – không biết lúc nào con người mói có được cảm giác sống an toàn. Tai hoạ đến từ thiên nhiên cũng ngày một nhiều hơn, thảm khốc hơn. Thiên nhiên dường như đang nổi giận về sự vô ý thức của con người, về tính tự thị vô lối của con người. Chưa bao giờ những thảm hoạ lại mang tính toàn cầu rõ nét đến vậy… Rõ ràng, không còn ai có thể quay lưng lại với những mối lo lớn như thế, nếu không phải là người hoàn toàn vô trách nhiệm và trơ lì, vô cảm tuyệt đối.

Xem thêm:  Giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

– Là một cư dân của hành tinh, chúng ta cần phải biết chia sẻ những niềm vui và nỗi lo mang tính toàn cầu. Trách nhiệm với cá nhân, với gia đình, quốc gia, dân tộc chưa phải là tất cả. Trách nhiệm với toàn bộ sự sống trên trái đất, với tương lai của loài người nhất định phải trở thành mối bận tâm của mỗi người có đạo đức và lí trí.

Theo hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *