Nghị luận xã hội – Sống chậm – Ngữ Văn 12

Nghị luận xã hội – Sống chậm – Ngữ Văn 12

Hướng dẫn

Loading…

Nghị luận về vấn đề sống chậm

Đề bài:

Hai nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư và Lê Thiếu Nhơn có in chung một tập tản văn nhan đề là Sống chậm thời.

Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về nhan đề tập sách nói trên.

Hướng dẫn làm bài:

Câu hỏi không bắt buộc phải nói về các tác giả Nguyễn Ngọc Tư, Lê Thiếu Nhơn cũng như đưa ra những thông tin về nội dung của cuốn sách Sống chậm thời Điều đáng quan tâm ở đây là tên cuốn sách vói khả năng khoi dậy những ý nghĩ tức thì của nó. Người làm bài cần trả lời đươc các câu hỏi: Thời @ có những đặc trưng gì? sống chậm là sống như thế nào? Vì sao cần phải sống chậm trong thòi này?

Bài viết có thể triển khai các ý chính sau:

– Thời đại hiện nay có thật nhiều tên gọi: thời đại toàn cầu hoá, thời đại internet, thời đại của nền kinh tế tri thức… Trong những tên ấy, có một cái tên rất ấn tượng: thời Kí tự @ từng xuất hiện cách đây rất lâu, nhưng đến nay mới được dùng phổ biến, trước hết là trong các địa chỉ e-mail. Dần dần, nó trở thành dấu hiệu đặc trưng của công nghệ thông tin cũng như của thời hiện đại.

Xem thêm:  Cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến
Loading…

– Thời @ là thời của bùng nổ thông tin, thời của tốc độ, thời của những cuộc cạnh tranh gay gắt. Đó cũng là thời chứng kiến những bứt phá táo bạo, hoặc của cá nhân hoặc của các quốc gia, dân tộc. Cuộc sống trẻ trung hơn, sôi động hơn vói những đòi hỏi ngày càng cao, do vậy, áp lực của nó lên mọi thành viên trong xã hội là rất lớn. Đã có nhiều người đuối sức trong các cuộc đua khó tránh khỏi. Không ít người rơi vào trạng thái stress triền miên. Rõ ràng, sống trong thời @ không dễ dàng gì, ngay cả đối với lớp người trẻ tuổi dồi dào năng lượng, vốn tự tin nghĩ rằng thời @ là thời của họ.

– Cuộc sống do con người tạo ra nhưng đến lượt mình, nó cũng có khả năng đẩy con người vào thế bị động. Muốn thoát khỏi tình thế này, con người phải tìm được đối sách thích hợp để thích nghi, để vượt lên, để có thể làm chủ hoàn toàn cuộc sống, sống chậm là một trong những đối sách ấy. Nó thể hiện một lựa chọn thông minh cho con người và do con người.

– Chậm đối lập với nhanh, sống chậm đối lập với sống vội vã. Tuy nhiên, không nên hiểu sống chậm là kiểu sống khước từ những phương tiện có tốc độ cao như xe hơi, tàu cao tốc, máy bay hay hình thức truyền tải thông tin trên mạng toàn cầu… Thực chất, sống chậm là sống kĩ từng giây phút của đời mình; biết lắng vào suy tư; biết cảm thụ, hưởng thụ cuộc sống một cách đủ đầy, trọn vẹn, không bỏ lỡ những cơ hội được giao tiếp vói thiên nhiên; biết thường xuyên dừng lại soi xét bản thân…

Xem thêm:  Nghị luận về “Thói vô trách nhiệm”- Văn lớp 12

– Sống chậm giúp ta lấy lại cân bằng trong cuộc sống, giúp ta tích tụ thêm năng lượng vốn bị hao tàn quá nhiều, để sau đó tiếp tục hành trình. Một chuyến “phượt” sau mấy mùa làm việc căng thẳng; việc nhâm nhi một li cà phê trong góc tối tĩnh lặng; việc chìm đắm trong mơ mộng với những trang thơ, trang văn, với những bản nhạc cổ điển; việc xa lánh tạm thời những tiếng réo của điện thoại hay sự mê hoặc của màn hình điện thoại, máy tính bảng… – tất cả đều là những biểu hiện cụ thể của hành vi sống chậm.

– Sống chậm không hề là một thái độ sống bảo thủ. Thực tế cho thấy, nó là một cách thích ứng tích cực đối với thời. Đừng tưởng sống chậm chỉ là chuyện của người có tuổi. Thanh niên lẽ nào không cần sống chậm? Mọi sự năng động luôn cần được xây dựng trên một nền móng tư duy sâu sắc, một thái độ hành xử chín chắn với cuộc đời!

Theo hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *