Suy nghĩ về câu: ‘Hận thù người khác là mất mát lớn nhất đối với bản thân’ – Ngữ Văn 12

Suy nghĩ về câu: ‘Hận thù người khác là mất mát lớn nhất đối với bản thân’ – Ngữ Văn 12

Hướng dẫn

Loading…

Nghị luận xã hội về tác hại của lòng hận thù

Đề bài:

Hận thù người khác là mất mát lớn nhất đối với bản thân.

Anh (chị) có tán thành quan điểm trên hay không? Vì sao? Viết bài văn (khoảng 600 chữ) bày tỏ quan điểm của mình.

Hướng dẫn làm bài

Đề bài yêu cầu người viết nêu quan điểm của mình về tác hại của lòng hận thù. Để khẳng định được sự đúng đắn của ý kiến trên, cần phải trả lời các câu hỏi sau: Hận thù là gì? Tại sao hận thù người khác lại là mất mát lớn nhất với bản thân? Liệu con người có thể không có hận thù không? Làm thế nào để con người không rơi vào hận thù mù quáng?

Bài viết có thể triền khai các ý chính sau:

– Theodor Mommsen, nhà sử học, nhà văn Đức nổi tiếng khẳng định: Lịch sử không bao giờ được viết mà không với yêu thương hoặc căm hận. Điều đó có nghĩa là, yêu thương và thù hận luôn là hai mặt tồn tại của một vấn đề. Nhưng, nếu luôn giữ hận thù trong lòng, liệu có nên không? Vì thế, bàn về điều này, có ý kiến cho rằng: Hận thù người khác là mất mát lờn nhất đối với bản thân.

Loading…

– Hận thù thường xuất phát từ một nguyên nhân nào đó. Có thể, do bị phản bội, do ngưòi khác gây đau khổ cho mình, cũng có thể, do đối lập quan điểm, dẫn đến mình là người bị hại… Có vô vàn nguyên nhân dẫn đến hận thù. Bởi hận thù, báo thù như tiềm ẩn muôn thưở trong lòng người. Những lời hứa, lời nguyền trả thù phần nào đó làm con người ta nguôi ngoai nỗi đau khổ, nỗi thất vọng khi mình bị hãm hại, bị xúc phạm. Lịch sử của nhân loại, trong suốt bao nhiêu thế kỉ qua, đã ghi lại không ít những cuộc báo thù, mà nguyên nhân chính là do lòng thù hận…

Xem thêm:  Cảm nghĩ của em về mùa hạ cuối cùng của thời áo trắng

– Khi trong lòng mang nỗi hận thù, con người thường bị đẩy đến trạng thái cảm xúc cao, dữ dội, như bị thiêu đốt cả tâm can. Nó làm cho con người trở nên mù quáng, thậm chí, dường như trở thành một người khác, luôn dày vò, luôn nghi kị, luôn toan tính. Vì hận thù, ghen ghét mà Lí Thông tìm cách hãm hại Thạch Sanh, mẹ con Cám đẩy cô Tấm ba lần vào cái chết. Thần thoại Hi Lạp kể về người anh hùng Herakles, khi trên đường, bỗng bất ngờ vấp phải một cái túi. Herakles nghĩ đó là một vật cản và tìm cách dẫm mạnh vào nó. Nhưng, vật cản ấy không những không bị bẹp xuống mà còn phình to hơn. Dù Herakles dùng gậy để đập mạnh thì nó lại càng phình to hơn, chặn mất con đường đi của người anh hùng. Một thánh nhân xuất hiện, khuyên Herakles: hãy quên nó đi, tránh xa nó, bởi đó là cái túi hận thù. Nếu anh cứ tiếp tục đụng vào nó, nó sẽ chặn cứng con đường đi của anh và trở thành kẻ thù của anh mãi mãi.

– Như vậy, hận thù là căn nguyên của mọi bất hạnh trên thế gian. Vì hận thù, thế giới mói có chiến tranh. Vì hận thù, ngưòi tốt có thể sẽ trở thành kẻ xấu. Vì hận thù, lòng người không còn thanh thản, bình yên. Nhưng, liệu có nên không cổ hận thù không? Thật khó để nói rằng, ai đó cả đời không có hận thù. Giữa những ngày chống Mĩ ác liệt nhất, Xuân Diệu, trong một bài thơ nổi tiếng đã khẳng định: Yêu với căm hai đợt sóng ào ào/ vỗ bên mình dội mãi tới trăng sao (Những đêm hành quân). Đó là khi lòng căm thù xuất phát từ nguyên nhân chính đáng: kẻ thù ngang nhiên giày xéo quê hương, có dã tâm thôn tính đất nước ta. Lúc đó, căm thù là động lực để chúng ta bảo vệ nền độc lập của chính mình. Vì thế, ca dao Việt Nam mói có câu: Thù này ắt hẳn còn lâu/ Trồng tre thành gậy gặp đâu đánh què.

Xem thêm:  So sánh số phận, con đường giải phóng của nhân vật A Phủ trong Vợ chồng A Phủ và Tnú trong Rừng xà nu

– Chỉ có điều, vì hận thù mà trả thù, và khi đã trả được thù rồi, liệu người ta có thoả mãn cơn giận không? Hậu quả của sự trả thù sẽ kéo dài theo thòi gian, oán thù sẽ càng thêm chồng chất. Vì trong cuộc trả thù ấy, luôn phải có bên được, bên mất, bên thắng, bên thua. Sự thiệt hại về kinh tế, về tinh thần chắc chắn sẽ không tránh khỏi. Vậy, làm thế nào để tránh đi sự hận thù, để con người được sống trong tình yêu thương, trong hoà bình?

– Có ý kiến cho rằng: Bóng tối không thể xua tan bóng tối, chỉ ánh sáng mới làm được. Hận thù không thể xua đuổi hận thù, chỉ tình yêu mới làm được. Mọi hận thù đều có thể xoá bỏ, mọi lỗi lầm đều có thể tha thứ. Để có được điều đó, lòng khoan dung, sự nhân hậu chính là sức mạnh, là động lực để con người có thể xích lại gần nhau hơn. Để có thể tha thứ, chúng ta đừng nhìn vào những lời thiệt hơn bên ngoài mà hãy lắng nghe lương tâm mình nói gì và nghĩ về những điều đã xảy với mình. Chúng ta đã từng phạm sai lầm và đã từng nhiều lần được tha thứ, vậy chúng ta có thể tha thứ cho người khác hay không? Mình tha thứ được cho người khác, cũng có nghĩa là mình sẽ được nhiều hơn: được nhận từ người khác lòng biết ơn, được thanh thản, được thanh lọc tâm hồn.

Xem thêm:  Tuyển chọn đề thi Ngữ Văn kì thi THPT – Đề thi số 7

– Hướng tới những điều tốt đẹp, biết tha thứ, khoan dung – đó chính là khi lòng thù hận sẽ được dẹp bỏ. Tất nhiên, đó là điều mong muốn của chúng ta. Nhưng, để thực hiện được điều đó, lại không dễ dàng gì. vấn đề cách nhìn nhận, là cách sống, là cái tâm của mỗi người trước cuộc sống: “Tôi tin rằng sẽ có lúc tất cả mọi người đều cảm thấy mình thực sự hạnh phúc khi biết xoá đi cái biên giới thù nghịch trong lòng mình” (Trịnh Công Sơn).

Theo hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *