Suy nghĩ về ý kiến: “Hãy biết nhớ nhưng cũng cần biết quên!”– Ngữ Văn 12

Suy nghĩ về ý kiến: “Hãy biết nhớ nhưng cũng cần biết quên!”– Ngữ Văn 12

Hướng dẫn

Loading…

Hãy biết nhớ nhưng cũng cần biết quên

Đề bài

Hãy biết nhớ nhưng cũng cần biết quên!

Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về lời khuyên trên đây? (Trình bày trong một bài văn khoảng 600 chữ)

Hướng dẫn làm bài

Nhớ và quên là những trạng thái tâm lí khác nhau của con người. Nhớ, đương nhiên là điều rất quan trọng đối với mọi cá nhân, nhờ nó mà con người mới tồn tại và hoạt động. Con người thường nhớ những gì? Những điều đó có vai trò như thế nào trong đời sống, trong học tập và nghiên cứu? Bên cạnh nhớ, con người còn có trạng thái quên. Vậy, quên có phải là điều bất hạnh hay không? Trong cuộc sống, có phải nhiều lúc chúng ta cần biết quên, đi nhiều điều? Đó là những câu hỏi phải được đặt ra khi giải quyết đề này.

Bài viết có thể triển khai các ý chính sau:

– Định nghĩa về con người, một triết gia cho rằng: Con người là loài vật có kí ức. Nói cách khác, chính sự lưu giữ trong tâm trí những gì đã qua là yếu tố để con người trở thành loài thượng đẳng trong muôn loài của thế giới. Khả năng ấy của bộ óc được gọi là nhớ. Trái ngược với nhớ là quên. Nhớ và quên là hai mặt đối lập trong hoạt động của bộ não. Đó là đối tượng nghiên cứu của các nhà thần kinh học. Xét về ý nghĩa xã hội, vấn đề sẽ trở nên đầy đủ, toàn diện hơn khi ta suy ngẫm về lời khuyên: Hãy biết nhớ nhưng cũng cần biết quên!

Loading…

– Tại sao hãy biết nhở? Con người vốn là một sinh vật bậc cao, có bộ não phát triển nhất. Chính vì thế, con người có ý thức. Nhớ là một trạng thái bình thường của con người, là một năng lực tự nhiên. Hễ là ngưòi không bị tổn thương về bộ não thì đều có khả năng nhớ. Tuy nhiên, ngoài năng lực tự nhiên, khả năng nhớ còn được nâng lên bởi sự rèn luyện. Luyện trí nhớ một cách khoa học là vấn đề đã được nghiên cứu và cho những kết quả khả quan. Hãy biết nhớ, đó là một lời khuyên hoàn toàn có cơ sở.

Xem thêm:  Giá trị nhân đạo trong Vợ nhặt

– Con người có thể nhớ và cần phải biết nhớ điều gì? Nói một cách khái quát, người ta có thể nhớ những gì ghi dấu ấn đậm nhất trong quá khứ của bản thân. Chính trí nhớ đã giúp con người có được một “kho lưu trữ” hết sức phong phú.

Trước hết, chúng ta rất cần rèn luyện để nhớ những tri thức đã được học ở nhà trường cũng như trong cuộc sống. Có khắc sâu trong trí não tri thức của các bộ môn thì học tập mới tiến bộ. Những người thông minh, học giỏi là những người có trí nhớ rất tốt. Học đâu quên đấy là hạn chế lớn đối vớ người học sinh.

Chúng ta cũng cần phải nhớ nhiều điều hệ trọng, thiêng liêng, liên quan đến cuộc sống của mình. Nhớ về những người thân thương mà mình từng gắn bó. Nhớ những ân sâu nghĩa nặng mà người khác đã dành cho. Nhớ về những miền đất đã cho ta bao nhiêu kỉ niệm, cố tình không nhớ những điều đó, con người sẽ trở thành kẻ vô cảm, vô tâm, thậm chí là vong ân, bội nghĩa. Làm sao có thể chấp nhận được một con người không bao giờ nhớ đến thầy, cô giáo đã dạy dỗ mình và những bạn bè đã từng đồng cam cộng khổ? Làm sao có thể chấp nhận có ai đó không còn nhớ gì đến cả quê hương của mình? Xét về phương diện này, nhớ không đơn thuần là trạng thái tâm lí, mà đã thuộc về vấn đề đạo lí. Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây chính là những biểu hiện của đạo lí mà người Việt luôn luôn đề cao.

Xem thêm:  Soạn bài lớp 12: Tây Tiến

– Bên cạnh nhớ, con người còn có thể quên. Quên là xoá bỏ khỏi kí ức những gì từng trải qua. Giống như nhớ, quên cũng là một trạng thái tự nhiên. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, kí ức của ta về quá khứ có thể dần dần mờ đi rồi mất hẳn. Tuy nhiên, có rất nhiều điều lẽ ra phải quên đi, thì ta lại cứ nhớ dai dẳng. Trong trường hợp như thế, biết quên là một điều rất cần thiết. Để quên được, ta cũng phải nỗ lực luyện rèn. Làm sao để trí óc ta chỉ lưu giữ những gì cần thiết, biết xoá đi những thứ gây phiền hà hoặc khiến cuộc sống chúng ta trở nên tồi tệ hơn.

– Trong cuộc sống, con người cần phải quên đi nhiều điều. Trước hết, hãy quên đi những gì mà mình đã làm cho người khác. Từng giúp đỡ ai về vật chất hay về tinh thần, đã bênh vực ai trong lúc người ta đối diện với bất công, từng an ủi ai trong lúc cô đơn, buồn tủi… những việc làm đó đương nhiên là rất tốt đẹp. Tuy nhiên, sẽ đẹp hơn, nếu ta biết quên đi tất cả để tránh sa vào sự kể công một cách tầm thường.

Quên đi những lỗi lầm của người khác cũng là một điều rất cần thiết, sống trên đời, không ai là người hoàn hảo. Bên cạnh những ưu điểm, con người còn có những chỗ bất toàn. Hãy gạt khỏi trí nhớ những điều không hay mà người khác đã gây ra cho ta, để tâm hồn luôn thanh thản. Có như vậy, ta mới thoát khỏi định kiến, để có cái nhìn tươi sáng hơn về cuộc đời.

Xem thêm:  Phân tích khổ thơ thứ năm trong bài thơ “Tiếng hát con tàu” của nhà thơ Chế Lan Viên

Cuộc sống không chỉ có ân nghĩa mà còn có hận thù. Quên đi thù hận với người khác là điều cần một nỗ lực rất lớn của bất cứ ai. Thông thường, trong cuộc sống, thù hận phải được đáp trả bằng chính thù hận. Nhưng Phật dạy rằng, lấy oán báo oán thì oán chồng chất, lấy ân báo oán thì oán tiêu tan. Với con người thường tình, lấy ân báo oán là chuyện rất khó, vì đó là hành động cao thượng, rất cần sự nỗ lực của bản thân. Nghĩa là phải tập rèn (giống như tu tâm trong Phật giáo) thì mới có thể làm được. Một khi biết quên đi những oán hờn, thù hận cũng có nghĩa ta đã chiến thắng được bản thân mình.

Theo hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *