Nghị luận xã hội về vấn đề văng tục chửi thề ngày nay – Ngữ Văn 12

Nghị luận xã hội về vấn đề văng tục chửi thề ngày nay – Ngữ Văn 12

Hướng dẫn

Loading…

Nghị luận về vấn đề văng tục chửi thề

Đề bài:

Các bạn trẻ hiện có những quan niệm khác nhau về thói quen văng tục, chửi thề: văng tục, chửi thề có gì đâu, chỉ là một cách để xả stress; văng tục, chửi thề là một cách để thể hiện đẳng cấp; văng tục, chửi thề là một biểu hiện vô văn hoá.

Anh (chị) hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) nêu quan điểm của mình về vấn đề trên.

Hướng dẫn làm bài

Đề bài yêu cầu thí sinh tranh luận, phát biểu quan điểm về các tác động, ảnh hưởng của thói quen văng tục, chửi thề đối với sự phát triển tâm lí, tính cách của gió

ới trẻ hiện nay. cần trả lòi được các câu hỏi sau: Văng tục, chửi thề là gì? Biểu hiện của thói quen văng tục, chửi thề? Thực trạng văng tục, chửi thề trong giới trẻ hiện nay? Văng tục, chửi thề là một hiện tượng bình thường, có thể chấp nhận được hay là một hành vi xấu, cần loại bỏ? Nguyên nhân của thói quen văng tục, chửi thề? Tác hại của nó? Giải pháp kìm chế và khắc phục tình trạng văng tục, chửi thề?

Bài viết có thể triển khai các ý chính sau:

Loading…

– Ca dao có câu: Chim khôn kêu tiếng rảnh rang / Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe. Đó là lời khuyên nhủ con người nên lịch sự trong giao tiếp để có thể tạo nên môi trường sống lành mạnh, hạnh phúc. Nhưng hiện nay, văng tục, chửi thề đang trở thành thói quen ở một bộ phận giới trẻ. Bất cứ ở đâu, ngoài xã hội, trong gia đình hay nơi trường học, những lời nói tục cũng được họ phát ra một cách tự nhiên. Đáng nói hơn, một số người trẻ còn văng tục, chửi thề với cả những người lớn tuổi, với thầy cô, với bố mẹ… Có một số quan điểm khác nhau về hiện tượng này: văng tục, chửi thề có gì đâu, chỉ là một cách để xả stress; văng tục, chửi thề là một cách để thể hiện “đẳng cấp”; văng tục, chửi thề là một biểu hiện vô văn hoá. Thực chất, cần phải nhận thức và đánh giá hiện tượng này như thế nào?

Xem thêm:  “Nếu bạn yêu đời, hãy đừng phung phí thời gian, vì chất liệu của cuộc sống làm bằng thời gian” (Benjamin Franklin) và suy nghĩ của em – Ngữ văn 12

– Văng tục, chửi thề là hiện tượng dùng những từ ngữ thô tục, thiếu chuẩn mực để giao tiếp, đối thoại hoặc lăng mạ, xúc phạm người khác; thích kể những câu chuyện tục tĩu gây cười; học sinh viết, vẽ, khắc chữ mang hàm ý tục lên bàn, lên tường trong lóp học cũng là biểu hiện của thói văng tục, chửi thề…

– Trong thực tế, tuy không phải tất cả, nhưng một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ, trong đó có học sinh, sinh viên có thói quen văng tục, chửi thề. Không chỉ học sinh trung học mà học sinh bậc tiểu học cũng nói tục; không chỉ học sinh trung bình, yếu kém mà cả những học sinh có học lực khá, giỏi cũng nói bậy; không chỉ học sinh nam mà cả học sinh nữ cũng nói tục. Trên các trang facebook cá nhân, người ta chửi thề, văng tục đến mức hãi hùng.

– Văng tục, chửi thề thì có gì ghê gớm? Đó chỉ là nói cho vui miệng thôi, nói thế chứ không hẳn là có ý bậy bạ, khiếm nhã gì. Tại sao văng tục, chửi thề lại bị phê phán, trong khi đó là một cách xả bực tức, xả stress? Hơn nữa, việc chửi thề, nói tục còn khiến người nói trở nên “đẳng cấp” hơn, “gấu” hơn, “oai” hơn… Đó là những lời biện minh cho việc chửi thề, văng tục của giới trẻ hiện nay. Những lời biện minh này cũng có thể đúng với một số ít trường hợp cụ thể. Chẳng hạn, một số học sinh phát ngôn những từ tục tĩu chỉ là do thói quen vô thức, do ảnh hưởng từ người lớn chứ thực chất không hề liên tưởng đến những hình ảnh thật, nghĩa đen thực sự của từ ngữ đó. Tuy nhiên, dù vì lí do gì thì văng tục, chửi thề vẫn là một biểu hiện thiếu văn hoá.

– Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thói quen văng tục, chửi thề của giới trẻ. Nguyên nhân trước hết và chủ yếu bắt nguồn từ gia đình. Ở nhiều gia đình, các thành viên lớn tuổi có thói quen văng tục, thậm chí dùng những lời lẽ thô thiển để giao tiếp với con cháu; hoặc khi phát hiện con nói tục thì không uốn nắn, dạy bảo, lâu dần trở thành thói quen. Nguyên nhân tiếp theo là từ phía nhà trường. Nhà trường thường có nhiều nội quy, quy định cấm học sinh nói tục, chửi thề nhưng các biện pháp quản lí, giám sát chưa hiệu quả, hình thức xử phạt chưa đủ sức răn đe nên không ngăn được tình trạng học sinh, sinh viên chửi tục ngày càng nhiều. Nguyên nhân quan trọng cuối cùng là do tác động của môi trường văn hoá, xã hội hiện nay. Cả thế giới thực lẫn thế giới ảo đều tràn ngập những lời văng tục, chửi thề khiến giới trẻ, dù muốn dù không cũng phải nghe, lâu dần tập nhiễm thói văng tục, chửi thề.

Xem thêm:  Chương 4: Số phức – Chuyên đề 2: Phương trình bậc hai với hệ số phức trên tập số phức – Tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia

– Hậu quả đầu tiên là đối với người nói: Người nói đã tự hạ thấp bản thân mình, bị người khác coi thường, cho là vô học, thiếu văn hoá. Thói quen nói tục, chửi thề, phát ngôn lệch chuẩn khiến kĩ năng giao tiếp yếu kém, dễ gây hiểu nhầm, cãi vã, xô xát, thậm chí án mạng. Ngạn ngữ có câu: “Gieo hành vi gặt thói quen. Gieo thói quen gặt tính cách. Gieo tính cách gặt số phận”. Nhà văn Pháp Victor Hugo cũng cảnh báo: “Thói quen là người vú nuôi của sai lầm”, về lâu dài, thói quen văng tục chửi thề sẽ hình thành nên tính cách thô bạo, cục cằn, vô lễ.

– Những lời thô tục, cục cằn làm người nghe khó chịu, thậm chí cảm thấy bị xúc phạm, có thể có những hành động thiếu kiểm soát, gây hậu quả nghiêm trọng. Đối với cộng đồng, xã hội, khi thói quen nói tục, chửi bậy lan rộng, các chuẩn mực xã hội sẽ bị đảo lộn; trật tự, an ninh xã hội sẽ khó kiểm soát, dẫn đến. những hậu hoạ khôn lường.

– Văng tục, chửi thề là một thói quen xấu, một cách ứng xử lệch chuẩn cần phải loại bỏ. Nhưng đây cũng là một hiện tượng xã hội rộng lớn nên không thể dễ dàng dẹp bỏ ngay. Vậy làm thế nào để ngăn chặn, đẩy lùi? Trước hết, gia đình phải tạo ra một môi trường khiến trẻ không nói tục, nói bậy. Cha mẹ phải là tấm gương về hành vi nói năng có văn hoá; chú trọng theo dõi, uốn nắn con cái trong cách phát ngôn để hình thành nên thói quen giao tiếp chuẩn mực. Nhà trường, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể cần có các biện pháp đủ mạnh trong “cuộc chiến” không khoan nhượng vói các thói hư, tật xấu nói chung và vấn nạn nói tục, chửi thề trong giới trẻ nói riêng.

Xem thêm:  Cảm nhận về người vợ trong tác phẩm Vợ nhặt

– Để không tập nhiễm thói quen xấu này, mỗi người phải tự giám sát, tự điều chỉnh hành vi nói năng của mình. Cha ông xưa từng dạy: Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Hãy ứng xử với mọi người bằng lời hay ý đẹp để gieo những hành động có ý nghĩa và gặt hái những thành công trong cuộc sống. Hãy đấu tranh, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội, trong đó có tật văng tục, chửi thề để môi trường xã hội trong sạch, văn minh và tiến bộ hơn.

Theo hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *