Nghị luận xã hội về sự nhẫn nhịn trong cuộc sống – Ngữ Văn 12

Nghị luận xã hội về sự nhẫn nhịn trong cuộc sống – Ngữ Văn 12

Hướng dẫn

Loading…

Nghị luận về sự nhẫn nhịn trong cuộc sống

Đề bài

Cha ông ta thường nói: “Một điều nhịn là chín điều lành”. Nhưng hiện nay, một số bạn trẻ tuyên bố: “Một điều nhịn là chín điều nhục”.

Hãy viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày quan điểm của anh (chị) về sự nhẫn nhịn.

Hướng dẫn làm bài

Đề bài yêu cầu người viết trình bày quan điểm của mình về sự nhẫn nhịn trước hai ý kiến trái ngược nhau: sự nhẫn nại, nhún nhường trong giao tiếp sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp và sự nhẫn, nại, nhún nhường quá mức sẽ khiến con người cảm thấy nhục, cảm thấy bất ổn. Vì thế, để triển khai được nội dung trên, người viết cần phải trả lời các câu hỏi: Nhịn là gì? Lành là gì? Tại sao một điều nhịn lại mang lại chín điều lành? Ý kiến đó có đúng không? Tại sao một điều nhịn có lúc sẽ là chín điều nhục? Ý kiến này có đúng không? Tại sao?

Bài viết có thể triển khai các ý chính sau:

– Trong cuộc sống, để đảm bảo sự hài hoà trong mọi mối quan hệ, tạo không khí vui vẻ, hoà thuận trong giao tiếp, mỗi người đều nên lựa chọn cách hành xử phù hợp, có văn hoá. Điều đó không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn có ý nghĩa với gia đình, với xã hội. Vì thế, ông bà ta nói: Một điều nhịn, chín điều lành. Nhưng, trong cuộc sống hiện đại hôm nay, có người lại cho rằng: Một điều nhịn, chín điều nhục.

Loading…

– Một điều nhịn, chín điều lành là câu tục ngữ khái quát về cách ứng xử trong cuộc sống, trong giao tiếp. Trong câu tục ngữ trên có hai vế, tạo nên sự cân đối, với hai khái niệm là nhịn và lành. Nhịn là đức tính nhẫn nại, nhún nhường, luôn giữ ôn hoà trong giao tiếp, ứng xử. Lành là kết quả tốt đẹp, thoả đáng, đúng như mong muốn. Bằng cách so sánh đối lập mang tính cường điệu một điều với chín điều, câu tục ngữ nhấn mạnh hiệu quả mà con người đạt được khi biết giữ thái độ nhường nhịn, ôn hoà trong cuộc sống.

Xem thêm:  Cảm nhận về nhân vật Tnú trong Rừng Xà Nu

– Tại sao một điều nhịn lại bằng chín điều lành? Điều đó có đúng, có cần thiết không? Để lí giải được điều này, cần phải xuất phát từ bản chất cuộc sống của xã hội Việt Nam thời xưa. Khi đó, con người sống trong mối quan hệ cộng đồng, làng xã, mối gắn kết giữa các thành viên trong cuộc sống mang tính tập thể cao. Mọi hoạt động lao động, sinh hoạt, vui chơi đều phải có sự hợp tác của tất cả các thành viên. Muốn thế, con người cần phải hợp tác với nhau, phải gắn bó vói nhau để hướng đến mục đích đặt ra. Tuy nhiên, mỗi con người là một tế bào của xã hội. Họ không giống nhau trong cách sống, trong cách tư duy, cách ứng xử. Muốn hướng đến mục đích sống nhất định, cần phải có sự gắn bó, sự nhường nhịn nhau. Như vậy, nhịn vừa là cách sống, phẩm chất sống, vừa là phương pháp ứng xử quan trọng ở đời. Nói cách khác, đó là cách để tạo nên sự gắn kết giữa con người với con người.

– Nhịn là hành động, là một cách ứng xử của chủ thể giao tiếp với đối tượng giao tiếp. Đối tượng nhịn thường xuất hiện ở nhiều mối quan hệ. Trước hết là quan hệ trong gia đình, cụ thể là quan hệ giữa cha mẹ – con cái; vợ – chồng; anh – em… Rộng hơn, đó lá quan hệ xã hội, trong cơ quan và trong các quan hệ khác. Ở đây, không nên chỉ hiểu là người dưới nhường nhịn người trên mà còn bao hàm cả chiều ngược lại.

Xem thêm:  Phân tích Đôi mắt của Nam Cao văn 12

– Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, khi áp lực công việc nhiều, căng thẳng, con người càng trở nên dễ bất đồng với nhau. Việc nhường nhịn nhau, vì thế, càng trở nên quan trọng. Phật Tổ Thích Ca dạy: Hãy luôn nhẫn nhịn vời tất cả, có được thế mới thành công. Mặc dù ai cũng hiểu được điều đó nhưng để thực hiện được, lại là điều không dễ. Vì thế, để nhường nhịn, điều quan trọng là biết lắng nghe, biết đồng cảm, biết khoan dung. Như thế, thái độ nhịn ấy không phải là sự né tránh hay chịu đựng mà trái lại, đó là phẩm chất cần thiết đối với mỗi người.

– Tuy nhiên, hiện nay, có một số người lại cho rằng: Một điều nhịn, chín điều nhục. Như vậy, quan điểm này hoàn toàn ngược lại với ý kiến trên. Nhục là từ chỉ cảm giác xấu hổ tột cùng vì bị coi thường, bị xúc phạm về danh dự hay vì bị thua thiệt. Thậm chí, trong một chừng mực nào đó, cảm giác nhục ấy đánh dấu sự thất bại nặng nề của cá nhân.

– Quan niệm vừa nêu có thể đúng trong một số trường hợp. Bởi, nếu đối tượng mà mình nhịn, dù đã nhiều lần được mình tha thứ, bỏ qua, nhưng vẫn không thay đổi, không biết sửa đổi, thậm chí còn ngang nhiên tỏ thái độ sai trái thì việc nhường nhịn trước họ là không cần thiết. Trước kẻ đó, có khi nhịn là nhục.

Xem thêm:  Phân tích nhan đề Hồn trương ba da hàng thịt

– Có thể xem đây là hai câu tục ngữ, một của xã hội cũ, một của xã hội hiện đại. Xét cho cùng, đó là hai thái độ sống. Một, khuyên ta nên nhịn, tức ca ngợi chữ nhẫn, để nhận điều lành. Một, cho rằng một nhịn thì chín nhục. Nhịn lắm thì nhục nhiều. Tốt nhịn thì sinh hèn…

– Như vậy, cho đến hôm nay, câu tục ngữ Một điều nhịn, chín điều lành vẫn còn nguyên giá trị. Nhưng, Một điều nhịn, chín điều nhục lại đặt ra một vấn đề khác. Chỉ nhắm mắt ca ngợi chữ nhẫn, chỉ thấy một điều nhịn là chín điều lành e rằng vẫn chưa đủ. Ở một khía cạnh nào đó, câu Một điều nhịn, chín điều nhục, bộc lộ một triết lí sống mạnh mẽ, đề cao sự cần thiết của chữ dũng – một cách hành xử cần thiết trong cuộc sống.

Theo hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *