Nghị luận xã hội về cơ hội trong cuộc sống –Ngữ Văn 12

Nghị luận xã hội về cơ hội trong cuộc sống –Ngữ Văn 12

Hướng dẫn

Loading…

Nghị luận xã hội về cơ hội trong cuộc sống

Đề bài

Viết một bài văn khoảng 600 chữ bàn về chủ đề: Đừng để những cơ hội vàng trôi qua.

Hướng dẫn làm bài

Đề bài muốn đánh động tâm thế sống tích cực và khả năng thích ứng tốt vói thòi đại ở mỗi một con người. Phải tập trung suy nghĩ và trả lời các câu hỏi: Thế nào là cơ hội vàng? Cơ hội vàng cố ý nghĩa ra sao đối với từng cá nhân? Ý nghĩa của cơ hội vàng đối với một đất nước đang tìm đường phát triển? Những tác động tiêu cực của việc để uổng phí các cơ hội vàng? Phải làm gì để những cơ hội vàng không bị bỏ lỡ?

Bài viết có thể triển khai các ý chính sau:

– Chúng ta đang sống trong một thời đại có thật nhiều thách thức. Tuy nhiên, mỗi thách thức chính là một cơ hội để ta bứt phá và tự vượt lên mình. Việc tận dụng các cơ hội vàng trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu, không chỉ với các cá nhân mà còn với các tổ chức xã hội, các tập đoàn kinh doanh và cả với các quốc gia, dân tộc.

– Nói tói cơ hội vàng là nói tới những điều kiện, những thời cơ cực kì thuận lợi bày ra trước một hoạt động cụ thể của một chủ thể nào đó. Đó là tiền đề quan trọng để đưa ta tới những thành công ngoạn mục, tất nhiên, với điều kiện chúng ta phải “chóp” được nó. Trong cơ hội vàng hội tụ đầy đủ các yếu tố mà người xưa đã khái quát là “thiên thời, địa lợi, nhân hoà” (trong những trường hợp khác nhau, sáu chữ mang đầy tính tượng trưng này có thể được cắt nghĩa khác nhau).

Xem thêm:  Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông Hương qua bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Loading…

– Sự tồn tại của cơ hội vàng tuy có tính khách quan nhưng không phải ai cũng nhìn ra, cũng nắm bắt và tận dụng được. Để phát hiện ra nó, người hành động phải có nhãn quan nhạy bén, khả năng phán đoán tinh tế, chính xác và đặc biệt phải thực sự là người trong cuộc, đang ráo riết phấn đấu và kiếm tìm. Một điều kiện nào đó, đối với người này có thể là cơ hội vàng nhưng đối với người kia lại có thể là không phải (tất nhiên, ta đang nói tới những người cùng chia sẻ một nhiệm vụ, một hoạt động, bởi cơ hội vàng là cơ hội của một hoạt động xác định chứ không phải của mọi hoạt động trong đời sống).

– Nhìn ra cơ hội vàng là việc khó nhưng tận dụng được nó còn khó hơn nhiều. Ta chỉ có thể tận dụng được khi có sẵn tinh thần chuẩn bị với sự chủ động cao nhất. Chậm một chút, do dự một chút, thiếu quyết đoán một chút là tất cả trôi qua, khiến công việc trở về với tiến độ ì ạch, không hi vọng một sự đột phá nào. Còn lại lúc đó chỉ là sự nuối tiếc và người hoạt động, hành động chỉ còn biết tự trách mình.

– Đối với cá nhân từng người, việc chuẩn bị chào đón và tận dụng cơ hội vàng gắn liền với những nỗ lực không ngừng nghỉ, với sự bồi đắp thường xuyên về kiến thức và kĩ năng, đặc biệt là về năng lực thích ứng, năng lực nhận biết và giải quyết mọi tình huống có thể xảy ra. Những kiến thức tù đọng, không được cập nhật hay quá xa rời thực tiễn nhiều khi là lực cản, gây khó khăn cho ta trong việc nắm bắt những cơ hội, trong đó có cơ hội vàng, tức là thứ cơ hội tốt nhất bất ngờ tìm đến ta trong những thời khắc ngắn ngủi. Còn rất nhiều năng lực mà mỗi chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng như năng lực giao tiếp, năng lực tác, năng lực hoạt động nhóm, năng lực xử lí thông tin… Thiếu chúng, con người ngày nay dễ thành kẻ chậm chân, lỡ chuyến liên miên trong hành trình cuộc sống.

Xem thêm:  Tóm tắt sự nghiệp văn học của nhà văn Nam Cao

– Trên phạm vi quốc gia, dân tộc, việc bỏ phí các cơ hội vàng có thể gây những hậu quả nặng nề, sẽ bị lịch sử phán xét nghiêm khắc. Trong cuộc tranh cường ráo riết, quyết liệt hiện nay, tụt hậu một bước có thể là tụt hậu vĩnh viễn. Bởi vậy, chúng ta đang rất cần những bộ óc thông tuệ, sáng suốt, biết nhìn ra cơ hội, biết tin vào tiềm năng dồi dào của dân tộc để tận dụng mọi điều kiện tốt đẹp mà thời cuộc đưa đến nhằm đưa đất nước cất cánh bay lên.

Theo hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *