Dàn ý: Phân tích nhân vật người vợ nhặt trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân
Hướng dẫn
Phân tích nhân vật người vợ nhặt trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân
Dàn ý tham khảo
- Mở bài:
– Giới thiệu tác giả Kim Lân.
– Giới thiệu chủ đề tác phẩm “Vợ nhặt”.
– Giới thiệu nhân vật người vợ nhặt: một nhân vật đáng thương nhất trong tác phẩm
- Thân bài:
– Giới thiệu khái quát:
+ Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ tác phẩm “Vợ nhặt”
+ Khái quát giá trị nội dung tác phẩm
– Bàn về nhân vật người vợ nhặt trong tác phẩm:
Lai lịch:
+ Không quê hương, không gia đình, nhà cửa _tha phương cầu thực.
+ Không cả tên họ. Thị là hình ảnh tiêu biểu cho những người dân đói khổ lúc đó.
Ngoại hình:
+ Quần áo rách như tổ đỉa, “gầy sọp”,
+ khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt.
Hoàn cảnh:
+ Không việc làm cụ thể, cuộc sống bấp bênh, bị nạn đói dồn dập đẩy đang trên bờ vực cái chết.
+ Chị về nhà chồng trong tình cảnh thật hảm hại: theo không Tràng chỉ vì Tràng cho ăn. Đó là hành động thật liều lĩnh và trân tráo! Cái đói quay quắt đã dồn đẩy chị, làm chị đánh mất cả sĩ diện và lòng tự trọng!
+ Số phận bi thảm đáng thương. Chị là nạn nhân của nạn đói.
Phẩm chất, tính cách:
+ Trước khi về nhà làm vợ Tràng: thích đùa và biết đùa pha chút liều lĩnh bạo mồm bạo miệng, thị tỏ ra cong cớn, ăn nói chao chát, chỏng lỏn.
+ Lần gặp Tràng thứ nhất: vừa mới quen Tràng đã gọi “nhà tôi ơi”, rồi liếc mắt cười tít, chạy ra đẩy xe cho Tràng, chị táo bạo hơn các cô khác.
+ Lần gặp Tràng thứ hai: Chị xuất hiện thật rách nát, thảm hại, bị cái đói hành hạ. Thị trâng tráo chủ động gợi ý để được ăn. Và chị không ngượng ngùng ăn liền 4 bát bánh đúc “Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát đánh đúc liền”. Chằng cần biết Tràng là người thế nào đã liều lĩnh theo không Tràng về nhà làm vợ chỉ qua một câu nói đùa. Cái đói đã đẩy lùi ý thức về nhân cách, sĩ diện, đẩy thị vào bước đường cùng.
+ Khi theo về làm vợ Tràng: Thị thay đổi hẳn, vẻ đanh đá, con cớn đã biến mất (đó chỉ là vẻ bên ngoài để chống chọi với đời) con người thật của chị hoàn toàn khác. Chị biết xấu hổ khi theo không về làm vợ Tràng. Trên đường về: “Thị có vẻ rón rén, e thẹn”, trước sự bàn tán của dân xóm ngũ cư “thị càng ngượng nghịu, chân nọ bước cả vào chân kia”, không còn vẻ bạo dạn đanh đá nữa
+ Khao khát hạnh phúc gia đình. Khi về đến nhà: thị buồn và thất vọng, lo lắng khi thấy gia cảnh nghèo khó của Tràng, vì khi theo anh chị muốn trốn chạy cái đói nhưng cái đói không chừa một ai “Thị đảo mắt nhìn xung quanh, cái ngực gầy lép nhô lên, nén tiếng thở dài … mặt bần thần” _Chị biết kìm nèn cảm xúc và trên hết là nỗi kaht1 khao cuộc sống gia đình đã giữ chân chị ở lại bên Tràng.
+ Hiền thục đảm đang là người vợ hiền dâu thảo, biết cư xử tế nhỉ, khôn khéo và nhạy bén với thời cuộc. Sáng hôm sau, thị dậy sớm dọn dẹp, quét trước sân nhà sạch sẽ… tạo ra một không khí ấm cúng, mới mẻ cho gia đình.
+ Thị nhanh chóng hòa nhập vào không khí gia đình. Thị cảm nhận được tình thương của mẹ chồng, dù nghèo nhưng hiểu và thương thị. Thị ra vẻ một cô con dâu nết na, hiền thục “Người đàn bà lằng lặng đi vào bếp”, “ rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực”.
+ Trong bữa ăn ngày đói, khi nhận bát cháo cám “hai con mát thị tối lại” nhưng vẫn “điềm nhi6en và vào miệng” vì không nỡ làm mất đi niềm vui tội nghiệp của người mẹ già khốn khổ.
Thị là người đã dấy lên niềm tin mới về cách mạng, tạo niềm tin hi vọng cho chồng khi kể chuyện ở Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không còn đóng thuế nữa và Việt Minh đi phá kho thóc Nhật chia cho người đói.
Nhân vật thị tiêu biểu cho những người nghèo khổ, khốn cùng bị cái đói, cái chết đe dọa, dồn đẩy đến bước đường cùng. Luôn khao khát hạnh phúc gia đình, thị xuất hiện trong tác phẩm đã đem đến làn gió tươi sáng, ấm áp cho gia đình anh Tràng và cả người dân ở xóm ngụ cư trong hoàn cảnh bi đát nhất.
- Đánh giá: Nhân vật: là nhân vật thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm
* Nghệ thuật;
+ Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
+ Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn: dựng cảnh sinh động, có nhiều chi tiết đặc sắc.
+ Nhân vật được khắc họa sinh động, đối thoại hấp dẫn, thể hiện tâm lí tinh tế.
+ Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nhưng chắt lọc và giàu sức gợi.
- Kết bài:
+ Khẳng định lại vai trò, giá trị nhân vật.
+ Nêu suy nghĩ riêng.
Theo hoctotnguvan.vn