Cảm nhận vẻ đẹp hùng vĩ, hiểm trở vừa hung bạo vừa thơ mộng, trữ tình của con sông Đà trong tùy bút sông đà – Nguyễn Tuân
Hướng dẫn
Vẻ đẹp hùng vĩ, hiểm trở vừa hung bạo vừa thơ mộng, trữ tình của con sông Đà trong tùy bút sông đà – Nguyễn Tuân
- Mở bài:
Người lái đò sông Đà trích trong tùy bút sông Đà, một tùy bút nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Tuân. Đó là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc của Nguyễn Tuân vào năm 1958 hưởng ứng phong trào viết về cuộc sống lao động và chiến đấu của con người trên mọi miền đất nước trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Nổi bậc và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc là hình tượng con sông Đà: một con sông hùng vĩ, hiểm trở vừa hung bao vừa thơ mộng, trữ tình.
- Thân bài:
Sự hung hãn và hiểm trở của con sông Đà
Mở đầu bài tùy bút, Nguyễn Tuân đã mô tả dòng chảy khác lạ của con Sông Đà khi nhắc tới câu thơ: “Chúng thủy gia đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu”. Có nghĩa là mọi dòng sông đều chảy về hướng đông, chỉ có sông Đà chảy về hướng Bắc. Con sông ngay từ đầu đã khơi gợi chú ý của người đọc bởi dòng chảy độc đáo như một đứa con ngỗ ngược củ tự nhiên, không chịu khép mình theo khuôn khổ.
Sự hùng vĩ và hiểm trở của sông Đà trước hết là ở những thác nước. Những con thác vô cùng độc dữ, nham hiểm, chỉ chực nhấn chìm những tàu thuyền nào qua đây. Thác nước ró gào ngày đêm không bao giờ ngừng nghỉ. Âm thanh vang dội khắp núi rừng. Đứng từ xa đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Có khi nó im bặt đi giây lát rồi lại rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng.
Hùng vĩ của con Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Những vách đá dọc hai bên bờ sông. Đá dựng vách thành hàng khiến lòng sông hẹp lại, dòng nước chảy xiết. Có thể hình dung chỗ khúc sông ấy chẳng khác nào một cái ống, dẫn nước. Dòng nước tuôn chảy dữ dội đến khủng khiếp. Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặc trời. Nguyễn Tuân đã nói được độ cao của vách đá hai bên bờ sông và diễn tả được cái lạnh lẽo, âm u và rùng rợn đáng sợ của khúc sông này.
Tiếp đến, ở mặt ghềnh Hát Lóng dài hai cây số, nhà văn đã nhân hóa con sông như một kẻ chuyên đi đòi nợ dữ dằn. Câu văn có cấu trúc móc xích, trùng điệp kết hợp với nhiều thanh sắc liên tiếp đã miêu tả cái khí thế dữ dội của con sông. Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm suốt tháng như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào. Gió và sóng ở đây ghê rợm gầm gú suốt năm rất đáng sợ.
Sự hung bạo của những con sông Đà được thể hiện rõ ràng ở những hút nước chết người. Bằng phép so sánh kết hợp với nhân hóa và trí tưởng tượng phong phú, Nguyễn Tuân miêu tả cái hút nước sông Đà giống như: “cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm mống cầu”. Lúc thì “nước ở đay thở và kêu như cữa sông cái bị sặc”. Có khi “nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào”.
Nguyễn Tuân đã tô đậm sự khủng khiếp của những cái hút nước qua các hình ảnh so sáng đôc đáo. Những con thuyền muốn qua vùng xoáy nước, phải chèo thật nhanh như ô tô sang số ấn ga. Những cái thuyền không vượt qua được thì lập tức bị dòng nước quật ngã, “trồng ngay cây chuối và vụt biến đi bị diềm và đi ngầm dưới dông sông đến mười phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới”. Bởi thế, mỗi lần vượt sông là một cuộc chiến thực sự kinh hoàng với nhiều rủi ro khó mà tránh khỏi.
Để tô đậm ấn tượng và sự dữ dội của sông Đà, Nguyễn Tuân đã đặc tả âm thanh thác nước qua phép so sánh phóng đại và nhân hóa. Con sông như biến thành một sinh vật dữ dằn, một loài thủy quái gào thét trong những âm thanh phong phú. “Tiếng nước thác nghe như là khiêu khích giộng gằn và chế nhạo. Thế rồi nó sống lên như một ngàn con trâu mộng đang lòng lộn giữa rùng vầu, rùng tre nứa nổ lữa, đang phá tông rừng lữa” . Những câu văn được viết công phu, bằng những hình ảnh liên tưởng hết sức độc đáo. Lấy lửa để tả nước, lấy rừng để tả sông thể hiện trí tưởng tượng siêu phàm và ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.
Một trong những cái dữ dội, hùng vĩ, đầy sức mạnh phải kể tên của sông Đà là những trùng vi thạch trận. Đó thực sự là linh hồn của dòng sông hung hãn này. Dưới mặt nước dữ, dưới con sóng trào là những hòn đá tinh quái. Thoạt nhìn tưởng chúng đứng ngồi lộn xộn nhưng hóa ra đã bày sẵn trận địa với đủ cả cửa sinh, cửa tử biến hóa khôn lường. Mỗi thùng vi là một trận địa khác nhau từ cách bày binh bố trận. Mức độ bố trận thay đổi từ dễ đến khó với đủ các mưu chước hết sức kì quái và nguy hiểm.
Sức mạnh của những con thác chính ở sự phối hợp giữa đá với nước. Đá được nhân hóa với cái nhìn của mỹ thuật rất sinh động. Chúng vừa dữ dằn vừa ranh mãnh. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hoàn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm, méo mó. Một hoàn ấy trông nghiêng thì y như là đang hất hàm yêu cầu phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Một hòn khác thì lùi lại thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào. Sóng nước như thể quân liều mang cũng hùa theo tiến vào sát nách mà đá trải thúc gối vào bụng và hông thuyền.
Thế trận của chúng liên tục thay đổ khiến cho người lái đò không biết đau mà lường. Dù đã thuộc hết lòng sông, biết chỗ nào có đá nhọn, đá sắc, chỗ nào là của tử, chỗ nào cửa sinh nhưng mỗi lần giao chiến với dòng sông, ông lái đò không thể lơ là được. Hễ lơ là một cái là cầm chắc thất bại.
Bằng ngôn từ giàu chất tạo hình với trí tưởng tượng phong phú, độc đáo, triệt để sự dụng thủ pháp nhân hóa, so sánh và vận dụng kiến thức ở nhiều lĩnh vực đời sống, quân sự, võ thuật, điện ảnh….Nguyễn Tuân đã miêu tả rất ấn tượng tính cách hung bạo của con sông Đà. Đó là con sông vừa dữ dằn vừa mưu mô, nham hiểm, đời đời kiếp kiếp làm mình làm mãy với con người Tây Bắc. Qua đó nhà văn muốn ca ngợi vẽ đẹp hùng vĩ, bí ẩn của Nguyễn Tuân vùng Tây Bắc.
Vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của sông Đà
Sông Đà ở thương nguồn với những vách đá dựng đứng, những cái hút nước đáng sợ, những cái thác nước gào thét mang một vẽ đẹp hùng vĩ, dử dội và đầy thách thức. Thế nhưng vượt qua khúc thượng nguồn, con sông lại mang một bộ mặc khác: thơ mộng, trữ tình, thanh bình, êm ả. Càng chảy về xuôi dòng sông càng mền mại. Bởi thế, nếu khi miêu tả dòng sông hung bạo, Nguyễn Tuân dùng ngôn từ góc cạnh, giọng văn mạnh mẽ thì đến đoạn tả con sông thơ mộng, giộng văn nhẹ hẳng: nhẹ nhàng, lâng lâng, mơ màng.
Nếu từ trên cao nhìn xuống, dòng chảy uốn lượn của sông Đà, Nguyễn tuân đã so sánh dòng sông như vẽ đẹp kiều diễm của người thiếu nữ: ” tuôn dài tuôn dài như một áng trử tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây mù Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi mèo đốt nương xuân”. Dòng sông mang vẻ đẹp diệu dàng, duyên dáng, thướt tha như một người thiếu nữ Tây Bắc. Với tiết tấu câu văn chậm rãi và những hình ảnh liên tưởng rất ấn tượng, dường như Nguyễn Tuân đang đua tài cùng tạo hóa để miêu cho được cái êm đềm của đà giang khúc hạ nguồn.
Màu nước sông Đà được cảm nhận bằng năng lực quan sát nhạy bén và sự so sánh liên tưởng rất độc đáo. Nhìn ngắm sông Đà từ nhiều thời gian khác nhau. Nguyễn Tuân đã phát hiện những màu nước tươi đẹp, đa dạng và sinh động của dồn sông, màu sắc sông Đà biến đổi theo mùa. Mỗi một mùa, sông Đà đều có bộ mặt riêng rất dễ nhận ra. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một nguời bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về.
Sông Đà mang một vẻ đẹp vô cùng gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách. Đi bộ trong từ rừng ra, thoát khỏi bóng cây, tác giả gặp lại sông Đà và cảm thấy con sông hiền hòa thân thuộc như một số nhân. Trước mắt lại thấy loang loáng bóng nước phản chiếu như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy.
Vẽ đẹp của dòng sông còn gợi cảm, thơ mộng với cái nắng tháng ba Đường thi ấm áp, rạng rỡ. Cái đẹp của sông Đà ở ngay bờ sông với “chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nới lại chiêm bao đứt quãng”.
Từ điểm nhìn của một người khách du ngoạn trên sông, Nhà văn đã quan sát vẻ đẹp nên thơ của cảnh vật ven sông. Trước hết là vẽ đẹp thanh bình êm ả. Một không gian tĩnh lặng như tờ được diễn tả qua câu văn nhẹ nhàng như một lời thơ: “Cảnh vẹn sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lý, đời Trần, đời Lê, quảng sông này vẫn lặng tờ đến thế mà thôi”
Vẻ đẹp tươi mới, tràn trề nhựa sống của bờ sông được miêu tả: “nương ngô ngủ lên máy lá ngô non đầu mùa. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Đàn hươu cuối đàu ngốn bút cỏ gianh dẩm sương đêm. Câu văn gợi lên cảm nhận bân khuân về sự sống đang đâm chồi nãy lộc.
Đặc biệc ở quảng sông này còn là vẽ đẹp hoang sơ, man dại, cổ kính và gợi cảm, qua hình ảnh so sánh mới lạ: “bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử, Bờ sông hồn nhiên như một nổi niềm cổ tích cổ xưa”. Khung cảnh nên thơ tĩnh lặng, con thuyền như đưa người khách du ngoan đi vào một giấc mơ giữa ban ngày. Trong giấc mơ đó tác giả tưởng chừng như nghe thấy tiếng nói của con hưu thơ ngộ: “Hỡi ông khách sông đàcó phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còn sương”. Dòng nước không còn hung dữ nữa mà hiền hòa “lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc”. Cảnh ven sông êm đềm đến mức tác giả mong nghe thấy một tiếng còi xúp- lê để giật mình ra khỏi giấc mơ huyền diệu.
Sông Đà trữ tình êm đềm, có nguồn thủy hải sản phong phú, rất giàu tiềm năng phục vụ cho cuộc sống mới. Với đàn cá dầm xanh nhảy vọt lên mặt sông bụng trắng nhủ bạc rơi thoi. Đây là một câu văn đẹp, vừa có âm thanh vừa có màu sắc. Không gian thanh bình, êm ả đến mức tiếng cá đập nước làm con hươu giật mình và đáng thức người khách sông Đà trở về nơi thực tại.
Càng về xuôi, sông Đà càng rộng thêm ra, càng chảy mênh mông êm nhẹ hơn. Nhìn dòng sông nước chảy “lững lờ”, nhà văn cảm thấy dòng sông cũng có tâm hồn, có tình sâu lắn đến lạ. Nhìn con sông Đà lúc này, có ai ngờ được ở thượng nguồn nó hung bạo và dữ dằn đến thế.
Những so sánh nhân hóa trong bài văn này cho thấy tác giả có một tình yêu sông núi thiết tha, có một cái nhìn đằm thắm, nồng hậu, một niềm cảm thông triều mến yêu thương dành cho sông nước đất Việt.
Vẽ đẹp của sông Đà được miêu tả bằng thủ pháp sao sánh, nhân hóa và sự liên tưởng phong phú, ngôn từ hết sức tinh tế và gợi cảm. Đoạn văn miêu tả vẽ đẹp trữ tình của sông Đà rất giàu chất thơ, có thể xem như là một bài thơ bằng văn xuôi. Xây dựng hình tượng Sông Đà Nguyễn Tuân thể hiện phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác. Đó là cách nhìn sự vật ở phương diện văn hóa thẩm mỹ, tô đậm cái phi thường, tuyệt vời của cảnh vật. Vận dụng kiến thức của nhiều ngành khác nhau để xây dựng hình tượng con sông.
- Kết bài:
Với tài năng nghệ thuật của một nhà văn, đôi mắt của một họa sĩ và sự nhạy cảm, tinh tế của một tâm hồn yêu cái đẹp, ưa “xê dịch”, kết hợp sự liên tưởng phong phú, độc đáo, Nguyễn Tuân miêu tả sông Đà như một công trình nghệ thuật của tạo hóa. Qua đó, tác giả thể hiện tình yêu thiên nhiên đất nước, niềm tự hào về cảnh sắc quê hương tươi đẹp, một biểu hiện của tình yêu đất nước.
Theo hoctotnguvan.vn