Phân tích giá trị và ý nghĩa văn bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh
Hướng dẫn
Bản tuyên ngôn nêu nguyên lí chung về quyền bình đẳng, tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và các dân tộc (Cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn):
Mở đầu, Hồ Chí Minh trích dẫn “Tuyên ngôn Độc lập” của Mĩ (1776) và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của Cách mạng Pháp khẳng định quyền tự do bình đẳng của con người. Từ đó, Hồ Chí Minh suy rộng ra quyền bình đẳng tự do của các dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
Việc trích dẫn trên có ý nghĩa:
+ Đề cao những giá trị của tư tưởng nhân loạ. Từ đó khẳng định lập trường chính nghĩa làm cơ sở pháp lí cho bản Tuyên ngôn Độc lập của dân tộc.
+ Nâng cao vị thế bình đẳng giữa Việt Nam và các nước lớn trên thế giới.
+ Buộc tội Pháp đã lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp nước ta, làm trái với tinh thần tiến bộ của chính bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của Cách mạng Pháp.
+ Đưa ra những lí lẽ thuyết phục để tạo tiền đề cho những lập luận ở phần tiếp theo, làm cơ sở cho cả hệ thống lập luận của bản tuyên ngôn.
+ Cách lập luận chặt chẽ, khéo léo, đầy sáng tạo. Đây cũng là một đóng góp to lớn về mặt tư tưởng của Hồ Chí Minh đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
+ Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam (Cơ sở thực tế của bản Tuyên ngôn):
Tố cáo tội ác của thực dân Pháp:
+ Thực dân Pháp đã phản bội và chà đạp lên chính nguyên lí mà tổ tiên họ đã từng xây dựng: lợi dụng lá cờ tự do bình đẳng, bác ái để mị dân và che giấu những hành động “trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”.
+ Pháp kể công “khai hóa”, bản Tuyên ngôn vạch trần tội “cướp dất nước ta, áp bức đồng bào ta” để phủ nhận vai trò khai hóa của chúng:
– Về chính trị:
+ Chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
+ Chúng thi hành luật pháp dã man, lập ra 3 chế độ khác nhau ở 3 miền để ngăn cản dân ta đoàn kết.
+ Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học.
+ Chúng thẳng tay giết những người yêu nước của ta, tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bễ máu.
+ Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
+ Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm nòi giống ta suy nhược.
– Về kinh tế:
+ Chúng bóc lột dân ta đến xương tủy
+ Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
+ Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng nhập cảng.
+ Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí làm cho dân ta trở nên bần cùng.
+ Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên.
+ Chúng bóc lột công nhân ta vô cùng tàn nhẫn.
Kết quả:
+ Dân ta nghèo nàn thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều.
+ Từ Bắc Kì đến Quảng Trị hơn hai triệu đồng bào ta chết đói.
Nghệ thuật liệt kê, điệp từ “chúng”, lời lẽ đanh thép, sử dụng nhiều cách nói tu từ ( so sánh, dùng đồng ngữ kép) _ vừa tăng cường sức mạnh tố cáo vừa thấy được tâm trạn câm phẩn, đau xót của tác giả.
Pháp kể công “bảo hộ”, bản Tuyên ngôn lên án tội bán nước ta hai lần cho Nhật, để phủ nhận vai trò bảo hộ của chúng. Bác dẫn ra 2 sự kiện phản bác:
+ “… Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xăm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh đồng minh thì bọn thực dân Pháp quỳ gối, đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật…”.
+ “… Ngày 9 tháng 3 Nhật tước khi giới quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng…”, chúng chẳng bảo hộ được ta mà trái lại “ trong 5 năm chúng bán nước ta 2 lần cho Nhật”.
Cách nói giàu hình ảnh, sự kiện xác đáng, chi tiết, vạch trần sự giả dối, hèn nhát vô nhân đạo của thực dân Pháp.
Pháp nhân danh đồng minh chiến thắng phát xít để giành lại Đông Dương, bản Tuyên ngôn vạch trần hành động phản bội phe đồng minh của chúng để bác bỏ luận điệu ấy, Bác dẫn ra sự kiện trước ngày 9/3:
+ Pháp không liên kết kháng Nhật, mà còn khủng bố Việt Minh, giêt tù chính trị Việt Nam: Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh kêu gọi người Pháp liên minh kháng Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng lại khẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa.
Lí lẽ xác đáng, bằng chứng xác thực, nhằm bác bỏ những luận điệu của thực dân Pháp muốn “hợp pháp hóa” việc chiếm lại nước ta.
Quá trình đấu tranh của nhân dân Việt Nam:
Bản tuyên ngôn khẳng định:
+ Nhân dân ta đã bển bỉ đấu tranh chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm; đã gan góc đứng về phía Đồng Minh chống Phát-xít mấy năm qua.
+ Nhân dân ta đã giành lại đất nước từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp: “ Sự thật là từ mùa thu 1940 nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải của Pháp…Sự thật là dân ta đã lấy lại nước VN từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp”.
+ Chính nhân dân Việt Nam đã nổi dậy giành lại độc lập dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt minh, tự chủ tự cường trong việc giành độc lập cho dân tộc: “Dân tộc ta đã đánh đỗ các xiềng xích thực dân gần 100 năm để gầy dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta đã đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa”.
Bản Tuyên ngôn nhấn mạnh những thông điệp quan trọng:
+ Tuyên bố thoát ly khỏi quan hệ thực dân với Pháp, “Xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam…”.
+ Kêu gọi mọi người đoàn kết chống lại âm mưu xâm lược của thực dân Pháp: “ Toàn dân Việt Nam trên dưới một lòng kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp…”.
+ Kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập tự do của Việt Nam: “Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc bình dân tộc ở các hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn quyết công thể không công nhận quyền độc lập của dân tộc Việt Nam…”.
Lời tuyên ngôn và những tuyên bố về ý chí bảo vệ nền độc lập của toàn dân tộc:
Kết thúc bản Tuyên ngôn, Hồ Chí Minh đã khẳng định:
+ Độc lập, Tự do là quyền phải có của dân tộc Việt Nam và điều đó đã trở thành sự thật:
+ “ Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập…”.
+ Dân tộc Việt Nam quyết hy sinh tất cả giữ vững quyền độc lập, tự do đó của mình:
+ “… Toàn thể dân tộc Việt Nsm quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng tính mạng và cuản cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy.”.
Giá trị nghệ thuật của bản tuyền ngôn:
+ Lập luận chặt chẽ, vững vàng.
+ Lí lẽ đanh thép, sắc bén.
+ Bằng chứng có chọn lọc, đầy sức thuyết phục, xác thực, không thể chối cãi.
+ Ngôn ngữ vừa chính xác vừa gợi cảm.
+ Giọng văn phong phú, linh hoạt.
Ý nghĩa của bản tuyên ngôn:
+ Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về quyền tự do độc lập của dân tộc Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do ấy.
+ Kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập tự do.
+ Là áng văn chính luận mẫu mực.
Theo hoctotnguvan.vn