Những đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Vợ nhặt-Kim Lân
Hướng dẫn
- Mở bài:
Kim Lân thuộc vào một trong số những nhà văn “viết rất ít nhưng được yêu mến rất nhiều”. Con người ấy sau mấy mươi năm cầm bút cũng chỉ vẻn vẹn có hai tập truyện ngắn. Nhưng số lượng đâu luôn phải là nhân tố quyết định sự thành công của một người nghệ sĩ. Trường hợp này đúng với Kim Lân khi chỉ bằng một truyện ngắn “Vợ nhặt” vốn được coi là một tác phẩm đặc sắc nhất của ông.
- Thân bài:
Kim Lân đã ghi tên mình vào một trong những cây bút xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam. Cũng có lẽ vì quá gắn bó với làng quê, am hiểu tâm lí và cuộc sống của người nông dân mà mỗi trang viết của ông đều chân thật, sâu sắc và cảm động. Bên cạnh đó, tình huống truyện đọc đáo, mới lạ; cách dựng truyện tài tình đã góp phần làm cho “Vợ nhặt” trở thành một tuyệt bút sống mãi với thời gian.
Đặc sắc nghệ thuật của truyện đã được bộc lộ ngay từ nhan đề “Vợ nhặt”.
“Nhặt” vốn là một động từ. Nhưng được Kim Lân sử dụng như một tính từ. “Nhặt” chính là nhặt nhạnh, nhặt vu vơ. Từ “nhặt” thường mang ý nghĩa là bắt gặp tình cờ một vật gì đó bị rơi.
“Vợ nhặt” được viết trên bối cảnh của năm Ất Dậu, cái năm mà một lịch sử sẽ còn ghi lại mãi như một năm đói khủng khiếp nhất của một dân tộc vốn đã nhiều tai ương, kiệt quệ. Trong bối cảnh ấy, giá trị con người bị chà đạp và trở nên rẻ rúng vô cùng. Người ta có thể lấy được vợ nhờ những câu nói đùa vu vơ, nhờ mấy bát bánh đúc ngoài chợ. Chữ “vợ” thiêng liêng được đặt bên chữ “nhặt” với biết bao hàm ý về cái rẻ rúng, rẻ mạc.
Qua nhan đề, Kim Lân không chỉ nói lên được hoàn cảnh xã hội ngột ngạt, đen tối, bi thảm mà còn thể hiện được thân phận rẻ rúng của con người trong xã hội ấy. Người ta có thể nhặt được vợ như cái rơm, cọng rác bên đường vậy.
Hoàn cảnh xã hội đã đẩy con người vào bước đường cùng. Con người mấp mé cái chết nhưng tình thương người vẫn vượt lên tỏa sáng.
“Vợ nhặt” được viết vào thời gian sau khi các nạn đói ghê gớm ấy đã qua đi. Tuy nhiên, dưới ngòi bút của một nhà văn bậc thầy như Kim Lân, cái đói cùng với những gì nó để lại vẫn hiện ra chân thực. Ngày từ phần mở đầu mở đầu tác phẩm, tác giả Kim Lân đã dựng lên bức tranh ảm đạm của làng quê vào thời kì đói kém: “cái đói đã tràn đến xóm này vào lúc này. Cái đói ấy đã thay đổi cuộc sống bình lặng của xóm ngụ cư. Ngay cả bọn trẻ con thường ngày vốn hiếu động, là những đứa trẻ vốn hồn nhiên ngây thơ cũng ủ rũ dưới những xó tường, không buồn nhúc nhích”.
Những buổi chiều xưa “xôn xao lên được một lúc giờ cũng trở thành dĩ vãng”. Mọi vật trong xóm ngụ cư đều ngập trong không khí thê lương, chết chóc. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình đối chiếu, lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ… Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm cong queo bên đường. Một thảm cảnh chưa từng có đang diễn ra trên mặt đất. Ảm đạm và khủng khiếp.
Kim Lân cũng tả khuôn mặt hốc hác, u tối của những người dân nơi đây có gì khác ma đâu. Những câu văn chậm rãi gây cho người đọc cảm giác rờn rợn, ớn lạnh. Đó là những khuôn mặt “xanh xám như bóng ma”. Hay “bóng người đói dật dờ đi lại, lặng lẽ như những bóng ma”. Đây là cái thời mà ranh giới giữa sự sống và cái chết thật mỏng manh. Một cuộc sống mấp mé bên bờ cái chết, cõi dương mang hơi hướng của cõi âm. Quả là cái đói ấy, qua miêu tả của Kim Lân thật ghê gớm và được ánh lên chân thực như chứng tích văn học về một sự kiện lịch sử không thể nào quên.
Một trong những đặc sắc nghệ thuật đóng góp không ít vào sự thành công của “Vợ nhặt” chính là Kim Lân đã xây dựng một tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn.
Đó là tình huống nhân vật Tràng, một anh chàng nghèo xấu xí. Anh chàng ấy được miêu tả một cách dị hợm. Hai con mắt của anh nhỏ tí gà gà. Bộ mặt thô lệch, cái đầu thì trọc nhẵn. Còn cái lưng thì rộng như lưng gấu.
Giữa lúc đói khát lại lấy được vợ. Thậm chí có vợ theo. Điều mà cả anh và xóm ngụ cư ấy chưa từng nghĩ đến. Bởi anh không những có gia cảnh nghèo khó mà lại là dân ngụ cư. Lúc bấy giờ, dân ngụ cư vẫn bị coi khinh, ruồng bỏ.
Người như Tràng mà lại có được vợ. Cái kẻ mà mang một hình dáng hoang dại, lại có một cuộc sống bấp bênh mà ở đó, khoảng cách sống – chết cứ bị xóa nhòa. Cái thời mà thóc gạo đến cái thân mình chả biết có nuôi nổi không mà lại còn dám đèo bòng.
Những điều tưởng không thể nào có được lại xảy ra và trở thành hiện thực. Bởi vì nếu không có năm đói, người ta không đói quá thì ai thèm lấy Tràng. Việc có vợ của Tràng lạ đến nổi chính bản thân hắn vẫn còn ngạc nhiên. Đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế. Và điều này còn gây ra cả sự kinh ngạc cho mẹ hắn. Rồi cả xóm ngụ cư cũng xôn xao. Đối với mọi người, điều đó như một giấc mơ. Cũng có thể là phép màu. Hóa ra cái đói ấy trớ trêu lại có thể dựng vợ gả chồng cho con người ta.
Kim Lân đã thể hiện được những diễn biến tâm trạng của nhân vật khá tinh tế. Đặc biệt là nhân vật bà cụ Tứ.
Chính qua tình huống truyện độc đáo mà tâm trạng mỗi nhân vật được kha mạch hết sức tinh tế. Để từ đó sự khát khao yêu thương, hạnh phúc, niềm hi vọng cứ được nhẹ nhõm từ đói khát, tăm tối nên nó trở nên cảm động và đáng quí biết bao. Bà cụ Tứ và bản thân mỗi thành viên trong gia đình cũng có những biến đổi theo hướng tích cực, tốt đẹp hơn. Gia đình đã trở thành điểm hội tụ, kết tinh và mỗi người đều nhận thấy ý thức trách nhiệm đối với gia đình mình.
Ở Tràng, không phải không có sự lo lắng. Bởi thời buổi thóc cao gạo kém không biết có nui nổi mình không, thế mà còn “đeo bòng”. Nhưng rồi anh ta chậc lưỡi: “chậc, kệ!”. Một cách quyết định liều lĩnh, táo bạo về một hạnh phúc của đời người.
Tuy nhiên, khi chậc lưỡi như vậy, Tràng đã quyết định vượt lên hoàn cảnh. Anh quyết tâm vượt lên cái đói để sống cuộc sống bình thường như bao người. Đó cũng chính hi vọng làm người và quả thật: “trong một lúc, Tràng hình như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hàng ngày, quên cả cái đói khát ghê gớm đang đe dọa…”. Trong lòng hắn lúc bấy giờ chỉ còn tình nghĩa giữa hắn và ngươi đàn bà đi bên. Một cái gì mới mẻ, lạ lẫm chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy. Nó ôm ấp, mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưng.
Và chỉ sau một đêm nên vợ nên chồng, cái nhìn của Tràng về cuộc đời cũng thay đổi hẳn. Tất cả khó khăn, chết chóc giờ không còn nữa. Hắn chỉ nghĩ đến việc tạo dựng hạnh phúc. Có một sự khác biệt đã sảy ra mà hắn cũng không dám thừa nhận. Hắn thấy yêu thương, gắn bó với cái nhà của hắn đến lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con, đẻ cái ở đây. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng… Bây giờ mới thấy hắn nên người. Hắn thấy phải có bổn phận lo lắng cho vợ con sau này.
Cuộc sống mới ấy cũng làm thay đổi cô “vợ nhặt”. Vợ Tràng là một nhân vật không tên tuổi, không quê quán. Trên con đường về nhà chồng, từ một cô gái ăn nói chỏng lỏng, cong cớn thì trở nên e thẹn ngượng ngùng. Bước đi lúng túng, chân nọ bước díu vào chân kia. Và dù khó chịu lắm trước cái nhìn tò mò của người dân xóm ngụ cư, thì cũng chỉ dám càu nhàu trong miệng.
Khi về đến nhà Tràng, thị bỗng ngượng ngập khó tả. Thị cảm nhận ngay lúc này đây có một sự chuyển biến lớn trong cuộc đời. Từ cái dáng điệu “ngồi móm xuống mép giường” cho đến tiếng chào u ấp úng đã làm cho người phụ nữ “gầy xọp, rách như tổ đĩa” bỗng nhiên mang dáng dấp của một nàng dâu. Đến chính Tràng cũng phải ngạc nhiên. Anh nom thị hôm nay khác lắm. Rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực, không còn vẻ gì là chao chát, chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh.
Khi có được tình thương, được tôn trọng thì người phụ nữ ấy dường như trở thành một người khác. Chị quét sân, dọn nhà sạch sẽ, gánh nước đổ đầy ang. Thị bắt đầu biết chăm lo vun vén cho gia đình.
Kim Lân đã chọn lọc được những chi tiết tiêu biểu, mang ý nghĩa sâu sắc. Đặt biệt là trong nghệ thuật dẫn truyện. Đó là lối kể chuyện mộc mạc, giản dị, mỗi nhân vật như có một ngôn ngữ, một tiếng nói riêng.
Trong truyện ngắn “Vợ nhặt”, nhà văn Kim Lân đã chọn những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc và mang ý nghĩa sâu sắc. Đó là cảnh bửa ăn đón nàng dâu về “giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối và một đôi đũa muối ăn với cháo”. Qua chi tiết này, nhà văn Kim Lân đã nói lên được đời sống bế tắc, đen tối của người dân nghèo khổ trước Cách Mạng.
Cũng sẽ là thiếu xót nếu bỏ qua hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng và những đoàn người trên đê đi phá kho thóc của Nhật. Hành động của những kẻ đang hấp hối trong vòng tử địa vẫn hướng về sự sống. Nó là dấu hiệu của bước đường cùng, không còn lối thoát nào khác ngoài việc vùng dậy đấu tranh giành lấy hạnh phúc cho chính mình. Tràng thấy ân hận, “tiếc rẻ vẩn vơ khó hiểu”. Bởi vì anh chưa bắt được mạch nguồn Cách Mạng. Nhưng chắc chắn mẹ con Tràng sẽ tiếp nối dòng người kia giành lại sự sống cho mình.
Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn “Vợ nhặt” còn được thể hiện ở nghệ thuật dẫn truyện.
Đó là lối viết mộc mạc, giản dị nhưng không kém phần sâu sắc, tinh tế. Mỗi nhân vật có một cách nói, suy nghĩ riêng phù hợp với thân phận, cảnh ngộ của họ. Nhưng ở họ đều mang dáng dấp, cách nói, cách suy nghĩ của người dân lao động nghèo khổ.
Sự mới mẻ và độc đáo của giá trị nhân đạo trong tác phẩm
Tình người được bộc lộ rõ nhất trong bối cảnh xã hội có nhiều biến chuyển. Con người bị dồn đẩy đến bước đường cùng, thậm chí là mấp mé cái chết. Trong hoàn cảnh ấy vẫn giữ được nhân cách và phẩm chất của mình. Đặc biệt, nhân vật vẫn khát khao sống, hi vọng và khát khao hạnh phúc. Âm hưởng mở ra cho nhân vật một lối thoát, một con đường, một hi vọng. Đây chính là giá trị đích thực của nền văn học Cách mạng.
Đề tham khảo
Đề 1: Nêu hoàn cảnh ra đời và giải thích nhan đề “Vợ nhặt”
Đề 2: Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện.
Đề 3: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ và phát biểu cảm nghĩ của nhân vật này.
Đề 4: Phân tích những nghệ thuật đặc sắc của truyện.
Đề 5: Phân tích nhân vật cô “vợ nhặt”
Theo hoctotnguvan.vn