Soạn bài lớp 12: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Soạn bài lớp 12: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Hướng dẫn

Ngữ văn lớp 12: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Soạn bài lớp 12: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Với tài liệu này, các bạn sẽ được củng cố kiến thức về các thao tác lập luận trong một văn bản nghị luận, biết cách vận dụng các thao tác đó để hoàn thành bài văn nghị luận. Chúc các bạn học tốt.

Soạn bài lớp 12: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Soạn bài lớp 12: Bác ơi

Soạn bài lớp 12: Tự do

Soạn bài lớp 12: Quá trình văn học và phong cách văn học

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

Soạn bài lớp 12: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

Soạn bài luyện tập vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận

I. Hướng dẫn học bài

Ôn tập các thao tác lập luận và những đặc trưng cơ bản của thao tác lập luận.

BT 1. Hãy nhắc lại những thao tác lập luận mà anh / chị đã học. Nêu những đặc trưng cơ bản của từng thao tác.

Gợi ý

  • Thao tác lập luận phân tích: chia đối tượng ra thành nhiều yếu tố, bộ phận nhỏ để có thể nhận biết đối tượng một cách cặn kẽ, thấu đáo.
  • Thao tác lập luận so sánh: làm rõ thông tin về sự vật bằng cách đối chiếu với đối tượng sự vật khác quen thuộc hơn, cụ thể hơn để chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa chúng.
  • Thao tác lập luận giải thích: là giảng giải về các vấn đề liên quan đến đối tượng một cách cụ thể, rõ ràng cho người nghe, người đọc hiểu tường tận.
  • Thao tác lập luận chứng minh: mục đích của chứng minh là làm người ta tin tưởng về những ý kiến, nhận xét có đầy đủ căn cứ từ trogn những sự thật hoặc chân lí hiển nhiên.
  • Thao tác lập luận bác bỏ: chính là dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác, từ đó nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe.
  • Thao tác lập luận bình luận: nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc tán đồng với nhận xét đánh giá, bàn luận của mình về một hiện tượng trong đời sống hoặc trong văn học.
  • Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh: những yếu tố này có thể đem lại sự cụ thể, sống động cho văn nghị luận.
BT 2. Trong đoạn trích dưới đây (SGK), tác giả đã vận dụng những thao tác lập luận nào?

Gợi ý

  • Các thao tác lập luận trong đoạn trích Tuyên ngôn Độc lập:
    • Thao tác lập luận phân tích.
    • Thao tác lập luận chứng minh.
    • Thao tác lập luận bình luận.
  • Các thao tác này được vận dụng tổng hợp, kết hợp rất linh hoạt trong đoạn trích.

BT 3. Viết bài văn nghị luận trong đó vận dụng tổng hợp ít nhất ba thao tác lập luận khác nhau.

Ví dụ:

a. Đề văn: Suy nghĩ của anh/chị về tình yêu tự do sau khi học bài thơ Tự do của P.Ê-luy-a.

b. Phân tích đề:

  • Nội dung: tình yêu tự do
  • Thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, bình luận
  • Tư liệu: bài thơ Tự do và một số tác phẩm khác

II. Luyện tập

BT 1. Sưu tầm bài / đoạn văn nghị luận hay trong đó vận dụng nhiều thao tác lập luận.

Gợi ý

HS có thể tìm các tác phẩm nghị luận, có thể ở ngay trong sách này hoặc SGK Ngữ văn 12, 11… VD: Bài Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh (Ngữ văn 11), Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc của Phạm Văn Đồng (Ngữ văn 12)…

Sau khi sưu tầm, HS đọc và nghiên cứu kĩ bài viết, chỉ ra các thao tác đã được vận dụng trong văn bản. Đánh giá sự thành công và nêu nguyên nhân của những thành công đó.

Cũng có thể sưu tầm các bài nghiên cứu của các tác giả khác.

BT 2. Viết bài văn trong đó vận dụng tổng hợp ít nhất 3 thao tác lập luận, theo chủ đề: một tác phẩm văn học mới ra đời và đan được nhiều người quan tâm bàn luận.

Gợi ý

Các ý chính:

  • Giới thiệu tên tác phẩm mới ra đời đang được công chúng quan tâm (Muốn biết tác phẩm này đang được quan tâm, nên theo dõi báo Văn nghệ, Văn nghệ trẻ…).
  • Tóm tắt nội dung tác phẩm đó. (Tác phẩm viết về đề tài nào? Chủ đề? Đặc sắc nghệ thuật)
  • Dư luận đan quan tâm đến vấn đề gì trong tác phẩm? Các loại ý kiến khác nhau?
    • Ví dụ: với tác phẩm Chân dung và đối thoại của Trần Đăng Khoa, có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau. Có người không đồng tình với Trần Đăng Khoa, cho rằng anh đã làm thay đổi một cách không đúng những giá trị đã ổn định trong đời sống văn học. Cũng có người ủng hộ tác giả vì cho rằng, cần thay đổi cách nhìn, cách nghĩ đã quá mòn sáo trong phê bình văn học.
  • Nêu ý kiến của anh / chị (Đồng tình hay phản đối? Vì sao?)
  • Kết luận: Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề, hoặc phủ định những sai lầm trong quan niệm cần bác bỏ.

(HS có thể chọn chủ đề khác theo yêu cầu trong SGK)

Theo hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt…
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *