Soạn bài lớp 12: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
Hướng dẫn
Ngữ văn lớp 12: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
Soạn bài lớp 12: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận giúp các bạnhọc sinh hệ thống hoá những lỗi thường gặp khi lập luận, tự phát hiện, phân tích và sửa những lỗi lập luận trong bài văn nghịl uận của chính mình. Từ đó, có ý thức thận trọng để tránh những lỗi lập luận trong các bài viết. Mời các bạn cùng tham khảo.
Soạn bài lớp 12: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
Soạn bài lớp 12: Quá trình văn học và phong cách văn học
Soạn bài lớp 12: Người lái đò sông Đà
Soạn bài lớp 12: Ai đã đặt tên cho dòng sông
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
Soạn bài lớp 12: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
THỰC HÀNH CHỮA LỖI LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
(Ngữ văn 12 – Cơ bản)
1. Bài tập 1 (SGK)
a. Nguyên nhân dẫn đến lập luận sai
Ví dụ đưa ra không phù hợp với nội dung câu đưa ra trước đó, không toát lên được ý “tác động mạnh mẽ đến tâm hồn con người”.
b. Sửa lại là: Giá trị quan trọng nhất của văn học dân gian là giá trị nhận thức Văn học dân gian chứa đựng một khối lượng kiến thức khổng lồ, phong phú về tự nhiên và đời sống xã hội: những câu tục ngữ, ca dao, vừa cung cấp cho chúng ta những hiểu biết, những kinh nghiệm sống, vừa tác động mạnh mẽ đến tâm hồn con người. Ví dụ như câu ca dao sau:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai“
2. Bài tập 2
a. Nguyên nhân
Nội dung câu kết không phù hợp với nội dung các câu bên trên.
b. Sửa lại là
Người thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long không chỉ say mê công việc, lạc quan, yêu đời. Anh còn rất thèm người. Anh thèm người tới mức tự tay lăn một cây to chặn ngang giữa đường để được gặp mặt và trò chuyện với đoàn khách lên Sa Pa dù chỉ là một vài phút.
3. Bài tập 3
a. Nguyên nhân
Các câu diễn ý rất rời rạc, không phù hợp với nhau. Đó là sự lắp ghép thiếu mạch lạc.
b. Sửa lại là
Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân đã cho ta thấy sức mạnh của tình người, trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống. Trong cái đói gay gắt, họ vẫn biết nương tựa vào nhau, chia sẻ với nhau. Đó chính là biểu hiện của giá trị nhân đạo của tác phẩm.
4. Bài tập 4
a. Nguyên nhân:
Câu 3 và 4 có nội dung không phù hợp với nhau.
b. Sửa lại là:
Nếu ai đã từng ra biển thì hẳn đã phải cảm nhận được vẻ đẹp kì diệu và sức mạnh kì diệu của những con sóng miên man vỗ bờ. Những con sóng biến đổi khôn lường, lúc thì êm ả, dịu dàng lúc thì sôi sục, dữ dội. Chính vì thế Xuân Quỳnh đã ví tình yêu của mình như những con sóng “Dữ dội và dịu êm – ồn ào và lặng lẽ”. Xuân Quỳnh đã hoá thân vào những con sóng để nói lên tình yêu của mình.
Theo hoctotnguvan.vn