Đề 15 – Thuyết minh về một đồ vật gần gũi trong đời sống(Kính đeo mắt) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Đề 15 – Thuyết minh về một đồ vật gần gũi trong đời sống(Kính đeo mắt) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Hướng dẫn

Một đồ vật gần gũi trong đời sống

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

* Nội dung trọng tâm: Người học cần chú ý những ý chính sau:

Trước hết, em cần chọn cho mình một đồ vật trong đời sống cụ thể (phích nước, bàn ủi, cây chổi, kính đeo mắt,…) miễn là đồ dùng đó là vật gần gũi, em có nhiều tình cảm về nó và có nhiều kiến thức về nó. Khi thuyết minh, em cần đảm bảo những ý sau đây:

+ Nguồn gốc, xuất xứ, người phát minh?

+ Cấu tạo của đồ vật đó bao gồm những bộ phận nào? (cấu tạo bên ngoài, cấu tạo bên trong)

+ Cách sử dụng đồ vật đó như thế nào là đúng, là tốt?

+ Cách bảo quản đồ vật đó như thế nào là tốt?

+ Ý nghĩa của đồ vật trong cuộc sống của em?

+ Cảm nghĩ của em về đồ vật đó?

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

Giới thiệu: Chiếc kính đeo mắt là một vật dụng hết sức cần thiết trong cuộc sống của chúng ta ngày nay.

II. THÂN BÀI

1. Nguồn gốc, xuất xứ

Chiếc kính mắt đầu tiên ra đòi ở Ý vào năm 1920, gồm hai mắt kính nối với nhau bằng một sợ dây để lên mũi.

Năm 1930, một chuyên gia quang học ở Luân Đôn sáng chế ra hai càng (ngày nay gọi là gọng kính) để mắt kính gá vào một cách chắc chắn.

2. Cấu tạo

Gồm hai bộ phận chính là gọng kính và tròng kính.

Gọng thường được làm bằng nhựa cứng hoặc dẻo, kim loại.

Mỗi loại gọng thì có một ưu điểm riêng, gọng kim loại được làm bằng một loại sắt, giúp người đeo cảm thấy cứng cáp và chắc chắn.

Gọng nhựa dẻo và bền thì có thể chịu được áp lực lớn mà không bị cong hoặc biến dạng.

Một loại gọng được làm bằng ti-tan rất nhẹ, có thể bẻ cong mà không gãy.

Giá của các loại gọng đó sẽ chênh lệch nhau không ít.

Phần cuối gọng kính được bẻ cong để người sử dụng có thể gác lên vành tai.

Dù là nhựa hay kim loại thì tất cả các loại gọng đều có rất nhiều màu sắc và kiểu dáng khác nhau tạo nên những vẻ đẹp riêng cho kính, như màu đỏ, đen, tím, vàng, xanh,… và còn trang trí những hình ảnh, hoa văn ngộ nghĩnh như thờ, mèo,…

Gọng kính có một khớp động để mở ra và gập lại dễ dàng.

Tròng kính được làm bằng thuỷ tinh trong suốt hoặc nhựa cao cấp, ban đầu có hình tròn, vuông và được mài, cắt sao cho vừa khít với gọng mà người dùng lựa chọn. Đối với tròng kính, tuy trong suốt nhưng dễ vỡ. Còn tròng kính bằng nhựa, tuy nhẹ nhưng dễ bị trầy nên cần phải lựa chọn loại kính phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

Xem thêm:  Đề 55 – Bàn về vấn đề tự giáo dục – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Tròng kính có các loại chống tia cực tím, loại chống trầy xước là loại có cả hai đặc tính trên.

Tròng kính được gán vào gọng nhờ một sợi dây cước trang và gọng được siết chặt giữ hai tròng kính nhờ hai con đinh vít. Gần hai tròng có hai miếng đệm cao su hoặc nhựa dùng để gác lên hai bên của sống mũi.

3. Phân loại

Kính đeo mắt thì có nhiều loại: kính thuốc, kính râm, kính thời trang,… tùy mỗi loại sẽ có những công dụng riêng khác nhau.

Kính thuốc là kính dùng cho những người bị bệnh về mắt như cận thị, loạn thị,…

Kính thời trang là vật trang điểm, tạo dáng cho mắt và khuôn mặt.

Kính râm là kính để bảo vệ mắt khi đi ngoài trời.

4. Cách sử dụng và bảo quản

Lúc sử dụng kính, nên nhẹ nhàng mở bằng hai tay, dùng xong nên lau sạch tròng kính bằng khăn mềm, mịn, cất kính vào hộp, để ở nơi cố định, dễ tìm như trong ngăn tù, ngăn bàn, mặt bàn,… tránh các vật nặng đè vỡ hoặc làm trầy xước mặt kính.

Thường xuyên rửa kính bằng nước, lau sạch tròng kính bằng khăn chuyên dùng.

Để mắt kính không bị biến dạng, khi đeo và tháo kính nên dùng hai tay cầm gọng kính.

Phải dùng kính đúng độ thì thị lực sẽ không bị tăng cao.

III. KẾT BÀI

Giúp ta nhìn sự vật một cách chính xác, tạo điều kiện cho mọi người lao động và học tập tốt hơn.

Là một người bạn không thể thiếu của chúng ta.

BÀI VĂN THAM KHẢO

Chiếc kính đeo mắt là một trong những vật dụng rất cần thiết đối với con người. Nói về nguồn gốc của chiếc kính đeo mắt, ít ai biết được rằng nó được ra đời ở đất nước Trung Quốc vào thế kỉ XII. Trải qua bao thời gian, chiếc mắt kính ngày nay đã có sự cải tiến không chỉ về chất lượng mà còn về hình thức, mẫu mã. Hưởng lợi từ thành quả đó, chúng ta không thể không nhớ đến công ơn của những nhà khoa học đã miệt mài nghiên cứu và cải tiến để làm ra một chiếc mắt kính tốt nhất.

Đã có ai tự hỏi kính đeo mắt có những bộ phận nào và chức năng của nó ra sao chưa? Câu trả lời là đây. Kính đeo mắt có hai bộ phận. Bộ phận đầu tiên là tròng kính là bộ phận gần như quan trọng nhất để có thể thấy rõ mọi vật xuyên qua đó. Tròng kính được cấu tạo bằng nhiều chất liệu như mi-ca hoặc thuỷ tinh, có nhiều loại chống trầy, chống tia cực tím nhưng mỗi loại tròng kính đều có thể chống lại tia UV, một loại tia phát ra từ mặt trời có thể gây hại cho mắt. Tròng kính có đủ màu sắc sặc sỡ góp phần làm cho kính đeo mắt trở nên đẹp hơn.

Xem thêm:  Tóm tắt truyện ngắn Làng của Kim Lân

Bộ phận còn lại là gọng kính dùng để nâng đỡ tròng kính. Trước đây, người ta dùng hai sợi dây để đeo vào tai nhưng bây giờ mỗi chiếc kính đều có hai thanh đỡ để đeo vào tai. Tròng kính được làm bằng nhựa hoặc kim loại nối với phần trên của gọng bằng một con ốc. Ở phía trên của gọng có hai miếng đệm để khi đeo vào không bị cấn vào mũi làm đau. Cũng như tròng kính, gọng kính cũng đủ màu sắc sặc sỡ không thua kém gì. Ngoài ra, trên gọng kính cũng được trang trí bằng các đường viền hoặc các hoa văn làm cho người nhìn không cảm thấy quá chán vì chỉ có một màu.

Kính đeo mắt có nhiều loại với nhiều công dụng khác nhau như kính mát, kính loạn thị, kính cận, kính viễn,… phù hợp với nhu cầu của mỗi người.

Kính đeo mắt rất được ưa chuộng bởi vì nó có nhiều màu sắc rất đẹp. Nó được sử dụng rất nhiều trong việc học tập, làm việc, giải trí,… Nhiều người làm công việc hàn sắt, thép rất cần có chiếc kính làm bằng kim loại để không cho các ánh sáng tiếp xúc trực tiếp với mắt. Kính dành cho học sinh là loại kính có tròng làm bằng thuỷ tinh hoặc mi-ca và tròng thì trong suốt không có màu, còn loại kính thời trang thì dành cho các diễn viên hoặc các nhà tạo mẫu tròng kính sặc sỡ đủ màu sắc khiến người khác nhìn vào cảm thấy vui tươi và yêu đời. Những loại kính thường thấy là ray-ban hay versus là những loại kính thưòng dùng cho thời trang. Còn những loại kính thường dùng để đi xa tránh nắng và bụi thì là những kính có tròng màu đen và gọng cũng màu đen. Hàng năm có hàng trăm triệu chiếc mắt kính sản xuất ra để phục vụ đời sống con người và ngày càng tiến bộ hơn rất nhiều. Con người chúng ta đã làm ra chiếc kính 3D dùng để xem phim làm hình ảnh thêm rõ nét, sống động hon trải nghiệm được như cuộc sống thật ở trong phim. Kính đeo mắt được trải rộng khắp mọi nơi trên thế giới kể cả trong phim cho đến ngoài đời thực.

Xem thêm:  Phân tích vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều trong đoạn trích chị em Thúy Kiều (Truyện Kiều) của Nguyễn Du

Chúng ta đã biết được kính đeo mắt quan trọng với chúng ta như thế nào. Vậy thì làm sao để bảo quản chiếc kính đeo mắt của mình thật tốt. Kính đeo mắt không phải là quá khó để bảo quản bạn có thể rửa kính bằng dung dịch dành riêng cho kính được bán ở các cửa hàng kính hay rửa bằng nước sạch rồi lấy khăn lau nhẹ tròng kính để kính không bị hư hoặc bị bám bụi làm cho kính bị mờ đi. Bảo quản kính cũng là một phần rất quan trọng để giữ cho kính được xài bền và lâu hơn. Chiếc kính của chúng ta nếu không dùng thì cất vào hộp hoặc đế ở nơi cảm thấy sạch sẽ không có bụi dơ chứ không nên vứt nó ở một nơi rồi vô ý làm hư nó. Nó cũng như là một người bạn, một người anh em trong cả quãng đường học tập và sự nghiệp sau này của chúng ta.

Riêng tôi, tôi nghĩ rằng những người đang mắc phải bệnh về mắt sẽ khó khăn biết chừng nào trong cuộc sống nếu thiếu chiếc kính đeo mắt. Có chiếc kính đeo mắt cũng chính là có thêm một người bạn thân thiết với chúng ta. Tôi hi vọng rằng chiếc kính đeo mắt sẽ được cải tiến nhiều hơn nữa trong một tương lai không xa.

(Bài làm của HS)

>> Xem thêm Đề 16: Thuyết minh về một đồ vật gần gũi trong đời sống(Cái quạt giấy) tại đây.

Tags:Đề 15 · Kính đeo mắt · Thuyết minh · Văn chọn lọc 9

Theo hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp Hướng dẫn Soạn bài lớp…
Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập

Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập

Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập Hướng dẫn Soạn bài lớp 9:…
Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn Hướng dẫn Soạn…
Soạn bài lớp 9: Con cò

Soạn bài lớp 9: Con cò

Soạn bài lớp 9: Con cò Hướng dẫn Soạn bài lớp 9: Con cò Soạn…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *