Đề 23 – Thuyết minh một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của Việt Nam(Mâm ngũ quả) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9
Hướng dẫn
Nét đẹp truyền thống – Mâm ngũ quả
DÀN Ý CHI TIẾT
I. MỞ BÀI
Giới thiệu:
Mâm ngũ quả là để cúng trời, Phật, tổ tiên.
Sau là tô điểm cho màu sắc Tết được thêm phần trang trọng, rực rỡ. Không khí ngày Tết được ấm cúng.
Nó làm cho người ta liên tưởng tới sự được mùa, sự dồi dào, no đủ, đến hoa thơm quả mọng.
II. THÂN BÀI
1. Nguồn gốc, cấu tạo, đặc điểm
Xưa kia, người ta dùng các mâm bồng để xếp ngũ quả.
Mâm bồng là một chiếc đĩa gỗ sơn son thếp vàng, có đường kính chừng 30cm.
Mâm có chân dài tiện tròn, cao chừng 15cm.
Dưới có đế tròn, trên mặt đĩa có vẽ hình rồng, phượng.
Mâm ngũ quả được đặt lên mặt mâm bồng hoặc được đệm bằng một chiếc đĩa bằng sành hoặc sứ. Sau này, ngũ quả thường được đặt trên một chiếc đĩa tròn hoặc bầu dục. Cũng có khi trên một chiếc mâm con.
Mâm ngũ quả gồm năm loại quả.
Con số 5 là con số cân bằng, con số của trật tự, thành ý và may mắn: Ngũ hành, ngũ sắc, ngũ vị, ngũ giác, ngũ quan, ngũ phúc…
Mâm ngủ quả gồm các loại quả có hạt, múi và hình dáng lạ, nói lên sự tái sinh và sinh sôi bất tử.
Nó gồm: quả Phật thủ có hình tượng bàn tay Phật, là sự tập trung tinh thần, sự chế ngự thiêng liêng; nải chuối tượng trưng cho sự mong manh vừa không ổn định của cuộc đời phù du; quả bưởi là hình quả đất, là sự tròn đầy; quả hồng là sự tỏa sáng, cân bằng tinh thần; quả cam tượng trưng cho sự phồn thực.
Các loại quả thường còn giữ trên mình một cành nhỏ có chừng 1 hoặc 2 cành lá. Sau này, người ta thường bày thêm vào mâm ngũ quả những loại quả khác sẵn có ở địa phương như: cành táo, cành sung, vả, khế, ổi, quýt, dưa hấu…
Mâm ngủ quả miền Nam lớn hơn ở miền Bắc.
Miền Nam có bày thêm mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung,…
2. Ý nghĩa
Với tâm thức của người Việt Nam, mâm hoa quả trước tiên là để dâng Mau Thượng Ngàn.
Chúng còn mang lại những hoài niệm tuổi thơ cho những người lớn tuổi.
III. KẾT BÀI
Trong khói hương ngào ngạt ngày Tết, những quả hồng chín mọng, cam đỏ ối, bưởi xanh mịn… của mâm quả đã đi vào lòng người một cách lặng lẽ, trang nghiêm.
Mâm ngủ quả tạo nên một ấn tượng êm đềm, hạnh phúc.
BÀI VĂN THAM KHẢO
Mỗi năm, cứ vào dịp Tết, trên bàn thờ mỗi gia đình đều có mâm ngũ quả. Gọi là mâm là nói chung. Xưa kia, người ta dùng các mâm bồng để xếp ngũ quả. Mâm bồng là một chiếc đĩa gỗ sơn son thếp vàng, có đường kính chừng 30cm. Mâm có chân dài tiện tròn, cao chừng 15cm. Dưới có đế tròn, trên mặt đĩa có vẽ hình rồng, phượng. Mâm ngũ quả được đặt lên mặt mâm bồng hoặc được đệm bằng một chiếc đĩa bằng sành hoặc sứ. Sau này, ngũ quả thường được đặt trên một chiếc đĩa tròn hoặc bầu dục. Cũng có khi trên một chiếc mâm con. Trước hết, mâm ngũ quả là để cúng trời, Phật, tổ tiên. Sau là tô điểm cho màu sắc Tết được thêm phần trang trọng, rực rỡ. Không khí ngày Tết được ấm cúng. Nó làm cho người ta liên tưởng tới sự được mùa, sự dồi dào, no đủ, đến hoa thơm quả mọng.
Trong tâm thức của người Việt Nam, mâm hoa quả trước tiên là để dâng Mẫu Thượng Ngàn. Mâm ngũ quả gồm năm loại quả. Con số năm là con số cân bằng, con số của trật tự, thành ý và may mắn: Ngũ hành, ngũ sắc, ngũ vị, ngũ giác, ngũ quan, ngũ phúc… Mâm ngũ quả gồm các loại quả có hạt, múi và hình dáng lạ, nói lên sự tái sinh và sinh sôi bất tử. Nó gồm: quả Phật thủ có hình tượng bàn tay Phật, là sự tập trung tinh thần, sự chế ngự thiêng liêng; nải chuối tượng trưng cho sự mong manh vừa không ổn định của cuộc đời phù du; quả bưởi là hình quả đất, là sự tròn đầy; quả hồng là sự tỏa sáng, cân bằng tinh thần; quả cam tượng trưng cho sự phồn thực.
Để tăng tính thẩm mỹ, các loại quả thường còn giữ trên mình một cành nhỏ có chừng 1 hoặc 2 cành lá. Sau này, người ta thường bày thêm vào mâm ngũ quả những loại quả khác sẵn có ở địa phương như: cành táo, cành sung, vả, khế, ổi, quýt, dưa hấu… Mâm ngũ quả trở nên đầy đặn, phong phú mà nhiều màu sắc hơn.
Lại tùy nơi mà mâm ngũ quả được bày thêm vào bằng những sản phẩm có ở những địa phương khác nhau. Mâm ngũ quả miền Nam lớn hơn ở miền Bắc. Miền Nam có bày thêm mãng cầu, dừa, đu đủ, sung, dứa, xoài…Mỗi loại quả đều có dáng vẻ và màu sắc riêng. Tất cả hợp lại thành một bức tranh vui mắt. Tất cả đều tươi sáng, tròn đầy, mang lại niềm vui cho tất cả mọi người. Chúng còn mang lại những hoài niệm tuổi thơ cho những người lớn tuổi. Trong khói hương ngào ngạt ngày Tết, những quả hồng chín mọng, quả cam đỏ ối, bưởi xanh mịn… của mâm quả đã đi vào lòng người một cách lặng lẽ, trang nghiêm.
Mâm ngủ quả tạo nên một ấn tượng êm đềm, hạnh phúc. Đó là một phần của hình ảnh gia đình được lặp đi lặp lại nhiều lần và gắn liền vào tiềm thức ta. Ngũ quả là cây đời, cây thiện, cây mỹ… là tâm hồn của quê hương.
(Theo Lý Khắc Cung, Hà Nội Văn hóa và Phong tục, 2014)
>> Xem thêm Đề 24:Thuyết minh một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của Việt Nam(Tết trung thu) tại đây.
Tags:Đề 23 · Mâm ngũ quả · Văn chọn lọc 9
Theo hoctotnguvan.vn