Đề 43 – Trình bày suy nghĩ của em về tự tin – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Đề 43 – Trình bày suy nghĩ của em về tự tin – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Hướng dẫn

Suy nghĩ của em về tự tin

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

* Nội dung trọng tâm: Người học cần chú ý những ý chính sau:

Trước hết, em cần xác định đây là dạng đề bài: tư tưởng đạo lí

– Giải thích khái niệm “tự tin”?

– Những biểu hiện nào cụ thể minh chứng cho sự tự tin?

– Bàn luận, mở rộng vấn đề: một con người không có sự tự tin thì có làm nên việc không?

– Cảm nghĩ của em về khái niệm trên? (là tốt hay không tốt)

– Bản thân em đã rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm nào?

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

– Tự tin luôn là một trong những đức tính cần thiết khi ta mong muốn thành công trong công việc.

– Vậy tự tin có giá trị như thế nào trong xã hội của chúng ta?

II. THÂN BÀI

a. Giải thích: (Đặt câu hỏi: là gì?)

Tự tin là gì? => Nghĩa là tin vào chính bản thân mình. Dù cho thất bại có trước mắt nhưng vẫn dấn thân tới vì tin chắc rằng mình sẽ thành công.

b. Đưa ra các biếu hiện: (Đặt câu hỏi: Như thế nào? Tại sao? Vì sao?)

• Người tự tin là người như thế nào?

– Là người không bao giờ ngần ngại trước bất kì khó khăn, thử thách nào. Dù là thất bại nhưng họ vẫn xem đó là cơ hội để dẫn đến thành công.

• Tại sao chúng ta phải có sự tự tin trong công việc?

+ Là yếu tố đầu tiên dẫn đến mọi thành công trong công việc.

+ Sự tự tin giúp cho bản thân chúng ta thêm vững tin vào cuộc sống, thêm yêu đời hơn, giúp ta vượt qua nỗi sợ hãi, bi quan, chán nản.

+ Dẫn chứng: Trong cuộc sống (mạnh dạn, tự tin trong các việc làm hàng ngày như sáng tạo những gì xã hội chưa có…, trong học tập (tự tin, mạnh dạn trong việc giải quyết các câu hỏi khó do thầy cô đưa ra, lên bảng làm bài, phát biểu…)

Xem thêm:  Đề kiểm tra học kỳ II Ngữ Văn lớp 9 tỉnh Gia Lai năm học 2017-2018

c. Bàn bạc, mở rộng vấn đề

– Phê phán, lên án những con người thiếu tự tin dẫn đến tự ti, mặc cảm dễ thất bại trong cuộc sống.

– Phê phán những con người quá tự tin dẫn đến kiêu căng, ngạo mạn dễ gây mất tình cảm ở mọi người xung quanh.

– Dẫn chứng: trong lớp học, trong cuộc sống hàng ngày, trong gia đình…

III. KẾT BÀI

– Tự tin là đức tính tốt, rất cần thiết cho con người.

– Luôn mạnh dạn đối đầu, đón nhận những thách thức, khó khăn trong cuộc sống để rèn luyện sự tự tin cho bản thân.

BÀI VĂN THAM KHẢO

Có thể nói, trong vô vàn những đức tính quý báu của con người thì tự tin luôn luôn là đức tính cần thiết khi ta mong muốn thành công trong công việc. Vậy tự tin là đức tính có giá trị như thế nào trong xã hội của chúng ta?

Ta cần hiểu tự tin nghĩa là gì? Tự tin nghĩa là phải biết tin tưởng vào chính bản

thân mình, dù cho ta có thất bại trước mắt nhưng vẫn cố gắng dấn thân tới vì ta tin chắc rằng mình sẽ thành công. Vậy người tự tin là con người như thế nào? Đó là những con người không bao giờ ngần ngại trước bất kì khó khăn, thử thách nào. Dù là thất bại họ vẫn xem đó là cơ hội để dẫn đến con đường thành công. Là người trong tình huống khó khăn nào cũng xem đó là một cơ hội to lớn cho mình tiến dần đến con đường thành công.

Tại sao chúng ta cần phải có sự tự tin trong công việc của mình? Bởi vì nó thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi con người chúng ta. Trong công việc, yếu tố tự tin vào năng lực của bản thân mình, tin tường vào mình thì dù công việc có khó khăn đến mấy ta cũng có thể thành công. Có thể nói, tự tin là yếu tố đi đầu dẫn ta đến bước đường thành công rực rỡ trọng mọi việc. Bên cạnh đó, sự tự tin còn giúp cho bản thân chúng ta thêm vững tin vào cuộc sống, thêm yêu đời hơn, giúp cho chúng ta vượt qua được những nỗi sợ hãi, bi quan, chán nản. Ví như trong công việc hàng ngày mà ta vẫn đi làm, ta cần mạnh dạn, tự tin hơn nữa vào suy nghĩ, vào năng lực của chính bản thân ta, sáng tạo những xã hội chưa có và đang cần, đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội. Hay như trong học tập, học sinh cần mạnh dạn trong việc giải quyết các câu hỏi khó do thầy cô đưa ra để giải quyết, xung phong, tự tin lên bảng làm bài, phát biểu xây dựng bài cùng thầy cô,… Tất cả những hành động đó đều thể hiện sự tự tin.

Xem thêm:  Thuyết mình về Cây…ở quê em

Tuy vậy, trong cuộc sống cũng tồn tại không ít những con người thiếu tự tin dẫn đến mặc cảm, tự ti. Biểu hiện của những con người này chính là khi làm bất cứ việc gì, họ cũng rụt rè, e ngại, sợ hãi không dám làm hết sức mình vì sợ người khác dòm ngó, dè bỉu, nhận xét. Mặc dù họ thừa khả năng để làm nhưng vì vấn đề tâm lí e dè như vậy cũng khiến cho họ không thể thành công trong cuộc sống. Mặt khác, trái lại với loại người e dè, mặc cảm, tự ti về bản thân mình thì cũng có một loại người tự tin một cách thái quá dẫn đến kiêu căng, ngạo mạn, chẳng xem ai ra gì cả. Những con người này rất tài giỏi, rất có năng lực nhưng về mặt phẩm chất thì hay coi thường người khác, xem mình là cái rốn của vũ trụ. Những người này rất dễ gây mất tình cảm ở mọi người xung quanh họ. Ví dụ như, trong lớp học, nếu một em học sinh học rất giỏi nhưng có tính kiêu căng, ngạo mạn, tự tin thái quá sẽ luôn xem những bạn học yếu là con giun, con dế còn mình là người đứng trên thiên hạ và lúc nào cũng dè bỉu các bạn khi các bạn làm bài sai hay không hiểu bài. Còn mình thì vênh váo tự đắc khi làm được bài và đạt điểm cao. Những người như vậy, chúng ta cần phải phê phán, lên án mạnh mẽ để mang tính giáo dục, răn đe kẻ khác sống tốt hơn với con đường đúng đắn của cuộc sống.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy – Ngữ Văn 9

Tóm lại, tự tin là một trong những phẩm chất đạo đức tốt đẹp mà con người cần phải có. Chúng ta cần phải mạnh dạn đối đầu những thách thức, khó khăn trong cuộc sống để rèn luyện sự tự tin cho bản thân. Điều đó sẽ giúp chúng ta dễ dàng đạt được thành công trong cuộc sống.

(Bài làm của HS)

>> Xem thêm Đề 44: Trình bày suy nghĩ của em về tính tự lập tại đây.

Tags:Đề 43 · Tự tin · Văn chọn lọc 9

Theo hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp Hướng dẫn Soạn bài lớp…
Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập

Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập

Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập Hướng dẫn Soạn bài lớp 9:…
Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn Hướng dẫn Soạn…
Soạn bài lớp 9: Con cò

Soạn bài lớp 9: Con cò

Soạn bài lớp 9: Con cò Hướng dẫn Soạn bài lớp 9: Con cò Soạn…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *