Đề 42 – Suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa tranh giành và nhường nhịn – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Đề 42 – Suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa tranh giành và nhường nhịn – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Hướng dẫn

Tranh giành và nhường nhịn

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

* Nội đung trọng tâm: Người học cần chú ý những ý chính sau:

Trước hết, em cần xác định đây là dạng đề bài: tư tướng đạo lí (tranh giành và nhường nhịn)

– Giải thích hai khái niệm tranh giành và nhường nhịn có nghĩa là gì?

– Đưa ra các biếu hiện của hai khái niệm trên được thể hiện như thế nào trong cuộc sống?

– Mối quan hệ giữa hai khái niệm tranh giành và nhường nhịn?

– Bàn luận, mở rộng vấn đề: khi chúng ta cố gắng tranh giành một điều gì đó về mình cho dù đó là điều tiêu cực, có ảnh hưởng không tốt thì người đó sẽ gánh chịu những hậu quả nào? Và ngược lại, khi ta nhường nhịn cho kẻ ác lấn tới làm điều xằng bậy có phải là ta quá nhu nhược hay không?

– Cảm nghĩ của em về hai khái niệm trên? (là tốt hay không tốt)

– Bản thân em đã rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm nào?

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

– Tranh giành và nhường nhịn là hai trong số những tính cách của con người. Đó là mặt tốt và mặt chưa tốt. Nếu như sự nhường nhịn là biểu hiện của đức tính vị tha, khoan dung thì tranh giành là sự biểu hiện của lòng đố kị.

– Vậy tranh giành và nhường nhịn có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?

II. THÂN BÀI

a. Giải thích: (Đặt câu hỏi: là gì?)

– Tranh giành là gì? => Tranh nhau để giành lấy.

– Nhường nhịn là gì? => Chịu nhận phần kém, phần thiệt về mình, để cho người khác được hưởng phần hơn trong quan hệ đối xử.

b. Đưa ra các biểu hiện:

1. Tại sao chúng ta nên nhường nhịn trong cuộc sống?

+ Đó là một trong những phẩm chất tốt của con người.

+ Cuộc sống sẽ dễ dàng hơn, thắt chặt tình cảm giữa con người với con người hơn.

– Dẫn chứng: Câu chuyện “Dê đen và Dê trắng” khi tranh nhau qua cầu, vì không ai chịu nhường nhịn ai nên cuối cùng cả hai đều rơi xuống sông.

2. Tranh giành có mang lại lợi ích gì cho con người không?

– Làm xấu đi mối quan hệ, tình cảm giữa con người với nhau.

– Thể hiện mình là kẻ ích kỉ, không biết nghĩ đến những người xung quanh mình.

c. Bàn bạc, mở rộng vấn đề

Có phải nhường nhịn mãi sẽ trở thành hèn nhát không?

– Đó là cách xử sự khôn khéo trong giao tiếp ứng xử cùa con người.

– Giúp cho ta dễ thành công hơn trong cuộc sống.

– Dẫn chứng: Trong gia đình, anh chị em trên thuận dưới hòa, biết nhường nhịn lẫn nhau sẽ là một gia đình hạnh phúc. Ngoài xã hội, nếu mọi người ai ai cũng tâm niệm một câu “Một câu nhịn, chín sự lành” thì xã hội sẽ tốt đẹp biết bao.

Xem thêm:  Soạn bài lớp 9: Luyện tập phân tích và tổng hợp

III. KẾT BÀI

– Tranh giành và nhường nhịn là hai phẩm chất đạo đức của con người.

– Cần đề cao đức tính tốt: nhường nhịn.

– Tránh xa đức tính chưa tốt: tranh giành.

BÀI VĂN THAM KHẢO

BÀI VĂN 1

Trong cuộc sống xã hội đầy bộn bề như ngày nay thì tính cách của con người cũng theo đó mà có sự biến chuyển rất rõ rệt. Trong vô vàn những tính cách của con người thì dường như sự tranh giành và nhường nhịn là hai trong số những tính cách có mối quan hệ khắng khít với nhau. Nếu như sự nhường nhịn là biểu hiện của đức tính vị tha, khoan dung thì tranh giành là sự biểu hiện của lòng đố kị.

Vậy tranh giành và nhường nhịn đã được thể hiện như thế nào trong cuộc sống của chúng ta? Và chúng có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực nào trong xã hội?

Trước hết ta phải hiểu rõ tranh giành là gì? Đó là tranh nhau để giành lấy điều gì đó về phía mình bất chấp tất cả. Thế còn nhường nhịn nghĩa là gì? Là chúng ta chịu nhận phần kém, phần thiệt về mình, để cho người khác được hưởng phần hơn trong quan hệ đối xử với nhau. Với cách chúng ta vừa định nghĩa thì hai khái niệm này một bên thì thể hiện cái tốt và một bên thể hiện cái chưa tốt.

Vậy thì tại sao chúng ta nên nhường nhịn nhau trong cuộc sống? Bởi vì đó là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người. Cuộc sống của chúng ta sẽ dễ dàng hơn, thắt chặt được mối quan hệ, tình cảm giữa con người với con người với nhau hơn. Trong kho tàng truyện ngụ ngôn dân gian, chúng ta chắc ai cũng đã từng đọc qua câu chuyện “Dê trắng và Dê đen”. Khi hai con dê tranh nhau qua cầu, do không ai chịu nhường nhịn ai nên cả hai cuối cùng đều rớt xuống sông. Nội dung câu chuyện trên cũng minh chứng phần nào cho việc nếu chúng ta trong cuộc sông không biết nhường nhịn lẫn nhau thì cả hai sẽ phải chịu những hậu quả nặng nề.

Hay trong cuộc sống, tìm hiểu tình huống trong siêu thị có hàng người đang xếp hàng để tính tiền phần hàng mình vừa mua, thế nhưng bỗng có một người chen ngang chạy lên đứng đầu hàng để tính tiền, những người đứng đợi khá lâu trước đó rất bức xúc và bắt đầu đôi bên gây ra cãi vã, dẫn đến đánh nhau rất đáng tiếc. Trong tình huống này, ta thấy người chen ngang đã thể hiện mình là một người vừa không có ý thức xếp hàng, vừa thể hiện mình là một người rất bất lịch sự. Nếu như hai bên mỗi bên nhường nhịn nhau một tiếng, và xếp hàng một cách trật tự thì sẽ không có chuyện gì xảy đến.

Vậy tranh giành có mang lại lợi ích gì cho con người không mà sao vẫn tồn tại rất nhiều con người thích tranh giành với nhau như vậy? Trước hết ta cần xác định, tranh giành là một đức tính không tốt của con người. Nó khiến cho mối quan hệ giữa con người và con người trở nên xấu đi, làm mất đi tinh cảm thân thiết. Đồng thời, nó cũng thể hiện mình là một kẻ ích kỉ, không biết suy nghĩ và quan tâm đến những người xung quanh mình. Giống như nhân vật thích chen ngang một cách bất lịch sự như vị khách trong siêu thị như trong câu chuyện trên đã thể hiện rõ tranh giành nhau sẽ không mang lại bất kì lợi ích tốt đẹp nào cả.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”

Nhưng trong xã hội đầy rối ren, xô bồ thì có phải nhường nhịn mãi sẽ trở nên hèn nhát không? Xin thưa mọi người là không. Bởi vì khi ta nhường nhịn, điều đó đã thể hiện cách xử sự khôn khéo trong giao tiếp ứng xử của con người với nhau. Nó giúp cho ta đạt được dễ dàng những thành quả trong cuộc sống. Ví dụ như trong gia đinh chúng ta, nếu anh chị em trên thuận dưới hoà, mỗi người đều biết nhường nhịn lẫn nhau sẽ tạo nên một đại gia đình hạnh phúc và yên vui, làm ấm lòng những người làm cha, làm mẹ. Còn ngoài xã hội, nếu như ai ai cũng biết tâm niệm “Một câu nhịn, chín sự lành” thì xã hội của chúng ta sẽ đẹp đẽ biết bao. Còn nếu như ai ai cũng chi biết nghĩ đến bản thân mình, ích kỉ mà không quan tâm đến mọi người thì chắc chắn những người đó sẽ dễ gặp trắc trở và thất bại trong cuộc sống sau này của mình.

Nói tóm lại, tranh giành và nhường nhịn luôn tồn tại trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Vì vậy, chúng ta cần phải mở rộng lòng mình, luôn lấy sự nhường nhịn làm kim chỉ nam trong cuộc sống cùa bản thân. Từ đó khắc phục dần thói xấu tranh giành lẫn nhau.

(Bài làm của HS)

BÀI VĂN 2

Trong cuộc sống diễn ra hằng ngày, ta luôn nhìn thấy xung quanh ta những con người tranh giành nhau những quyền lợi về bản thân và những con người nhường nhịn, giúp đỡ người khác không tính toán. Tranh giành và nhường nhịn là hai đức tính tồn tại song song trong mỗi con người. Vậy việc tranh giành và nhường nhịn dã ảnh hưởng như thế nào trong cuộc sống xã hội của chúng ta?

Thật vậy, việc tranh giành và nhường nhịn ảnh hưởng rất nhiều đến nhân cách của một con người. Nhường nhịn là nhường cho người khác những quyền lợi của bản thân mà mình đang có hay sắp có, nhường một cách vui vẻ, không tính toán phần thiệt hơn. Đức tính nhường nhịn đòi hỏi ta phải có một trái tim biết yêu thương chia sẻ. Cũng giống như anh em trong gia đình, anh trai sẵn sàng nhường cho em gái món đồ chơi hay một cái bánh mà mẹ cho một cách vô điều kiện. Sự nhường nhịn đó xuất phát từ lòng yêu thương em gái trong trái tim người anh, nhường nhịn không tính toán, vô điều kiện. Ở trong xã hội cũng thế, khi một trái tim biết yêu thương và quan tâm đến người nào đó trong tình huống bất kì ta cũng có thể nhường phần lợi về người đó, xuất phát từ tình người. Ngược với nhường nhịn là tranh giành vậy tranh giành là gì?

Xem thêm:  Phân tích nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa

Tranh giành là giành, giựt, cướp đoạt từ người khác những gì mà họ có, những quyền lợi của họ đem về cho bản thân mình. Việc tranh giành xảy ra hằng ngày trong cuộc sống từ thời vua chúa đến chúng ta ngày hôm nay, việc tranh giành diễn ra trong các cung điện, những thê thiếp của vua tranh giành nhau, thậm chí là hãm hại nhau để tranh giành ngôi vị hoàng hậu. Đức tính tranh giành xuất phát từ lòng đố kỵ, ghen ghét của một con người. Từ việc cảm thấy mình thiệt thòi, thua kém một người nào đó, bản tính xấu trong ta nổi dậy. Ta sẽ hãm hại, tranh giành quyền lợi của người đó về bản thân mình bằng mọi thủ đoạn.

Mặt khác, nếu ta sống với trái tim biết yêu thương và nhường nhịn ta sẽ được mọi người ngưỡng mộ và yêu mến còn việc sống nham hiểm, chỉ nghĩ đến việc tranh giành quyền lợi về bản thân tự khắc sẽ bị mọi người xung quanh xa lánh. Đức tính nhường nhịn rất tốt, cần phải có ở mỗi người để tránh việc tranh giành và đố kị với người khác.

Tóm lại, qua vấn đề chúng ta vừa bàn luận, tôi thấy việc tranh giành và nhường nhịn xảy ra thường xuyên trong cuộc sống xã hội. Riêng tôi sẽ luôn sống với trái tim biết yêu thương và nhường nhịn cho người khác đúng lúc, đúng chỗ và không tính toán bất cứ điều gì.

(Bài làm cùa HS)

>> Xem thêm Đề 43: Trình bày suy nghĩ của em về tự tin tại đây.

Tags:Đề 42 · Tranh giành và nhường nhịn · Văn chọn lọc 9

Theo hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp Hướng dẫn Soạn bài lớp…
Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập

Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập

Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập Hướng dẫn Soạn bài lớp 9:…
Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn Hướng dẫn Soạn…
Soạn bài lớp 9: Con cò

Soạn bài lớp 9: Con cò

Soạn bài lớp 9: Con cò Hướng dẫn Soạn bài lớp 9: Con cò Soạn…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *