Đề 52 – Trình bày suy nghĩ của em về lòng dũng cảm – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Đề 52 – Trình bày suy nghĩ của em về lòng dũng cảm – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Hướng dẫn

Suy nghĩ của em về lòng dũng cảm

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

• Nội dung trọng tâm: Người học cần chú ý những ý chính sau:

Trước hết, em cần xác định đây là dạng đề bài: tư tưởng đạo lí

– Giải thích khái niệm “lòng dũng cảm”?

– Những biểu hiện nào cụ thể minh chứng cho lòng dũng cảm?

– Bàn luận, mở rộng vấn đề: một người không có lòng dũng cảm thì người đó là người như thế nào?

– Cảm nghĩ của em về khái niệm trên? (là tốt hay không tốt)

– Bản thân em đã rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm nào?

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

– Trong xã hội ngày nay với bao sự xảo trá, gian dối đang ngày càng phát triển. Cần lắm một đức tính tốt như lòng dũng cảm.

– Vậy lòng dũng cảm có giá trị như thế nào trong xã hội của chúng ta?

II. THÂN BÀI

a. Giải thích: (Đặt câu hỏi: là gi?)

– Lòng dũng cảm có nghĩa là gì? => Nghĩa là gan dạ, không sợ cái xấu, cái nguy hiểm để làm một việc đúng đắn.

b. Đưa ra các biểu hiện: (Đặt câu hỏi: Như thế nào? Tại sao? Vì sao?)

• Người có lòng dũng cảm là người như thế nào?

Người có lòng dũng cảm là người không bao giờ chùn bước trước những gian nan, hiểm nguy, gian khổ mà luôn đương đầu, nỗ lực vượt qua khó khăn.

• Tại sao chúng ta phải có lòng dũng cảm?

+ Bởi vì nó thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta.

+ Giúp ta có một sức mạnh tinh thần bền vững, kiên cường không sợ gian khổ.

Xem thêm:  Suy nghĩ về bài thơ “Mây và sóng” – Ngữ Văn 9

+ Giúp ta chiến thắng được bản thân dù là ta đang ở trong hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo nhất.

+ Khi có lòng dũng cảm, ta sẽ dễ dàng đạt đến thành công hơn.

+ Được mọi người xung quanh yêu mến và nể phục vì dám đấu tranh với cái xấu

+ Dẫn chứng: Trong lịch sử, lòng dũng cảm được thể hiện trong quá trình chống giặc ngoại xâm. Khi đối diện với cái xấu, cái ác, em có dám đứng lên đấu tranh để bảo vệ cho mình hay không? Vì quyền lợi chung của mọi người, em có dám đứng lên đấu tranh để đòi lại quyền lợi hay không? Trong lớp học, em có dũng cảm tổ giác các bạn quay cóp bài trong lúc làm bài kiểm tra hay thi cử không?…

c. Bàn bạc, mở rộng vấn đề

– Phê phán, lên án những con người hèn nhát, rụt rè trong việc tố giác kẻ xấu chỉ mong an nhàn. Trong công việc, nếu ta không dũng cảm tiến lên, vượt qua khó khăn thì khó mà thành công rực rỡ được.

– Dẫn chứng: trong lớp học, trong cuộc sống hàng ngày, trong gia đình, trong công việc…

III. KẾT BÀI

– Lòng dũng cảm là đức tính tốt, rất cần thiết cho con người.

– Tập luyện lòng dũng cảm bằng cách thẳng thắn phê bình, góp ý những cái sai, cái xấu và biết tự phê bình bản thân.

BÀI VĂN THAM KHẢO

Trong cuộc sống xã hội ngày nay, chúng ta luôn phải đối diện với những cái xấu xa. Và để giữ cho tâm hồn được thanh bạch trước những cái xấu ấy, chúng ta cần phải có lòng dũng cảm để vượt qua. Vậy lòng dũng cảm có giá trị như thế nào trong đời sống của chúng ta?

Xem thêm:  Soạn bài Các phương châm hội thoại (Tiếp theo)

Lòng dũng cảm có nghĩa là gì? Lòng dũng cảm có nghĩa là gan dạ, không sợ cái xấu, cái nguy hiểm để làm một việc đúng đắn. Và người có lòng dũng cảm là người không bao giờ biết chùn bước trước những gian nan, hiểm nguy gian khổ mà luôn đương đầu, nỗ lực vưọt qua khó khăn, vất vả.

Vậy thì tại sao chúng ta phải có lòng dũng cảm? Bởi vì nó thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta. Nó giúp cho ta có một sức mạnh tinh thần bền vững, kiên cường không bao giờ sợ hãi trước gian khổ, vất vả. Nó còn giúp cho ta chiến thắng được bản thân dù là ta đang ở trong hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo nhất. Ví như khi trong lớp, ta thấy một bạn học sinh ăn cắp tiền của bạn. Ta cần dũng cảm báo lên giáo viên để giáo viên xử lí, đồng thời nhắc nhở cho bạn không bao giờ tái phạm nữa. Nhưng để làm được việc này thì quả thật rất khó khăn, nhiều khi ta còn gặp nguy hiểm vì sự trả thù của các bạn. Nếu vượt qua được tức là chúng ta đã làm chủ được bản thân mình. Hay trong các giờ kiểm tra, nếu như thấy bạn nào quay cóp tài liệu thì ta cần mạnh dạn và dũng cảm tố giác bạn đó cho giáo viên. Và khi ta có lòng dũng cảm, ta sẽ dễ dàng đạt được thành công hơn trong cuộc sống. Trong lịch sử xa xưa, lòng dũng cảm cũng được thể hiện trong quá trình chống giặc ngoại xâm. Chính nhờ vậy mà chúng ta giờ đây mới hưởng được một nền độc lập, tự do và hạnh phúc trọn vẹn.

Thế nhưng, trong xã hội vẫn còn tồn tại nhiều con người hèn nhát, rụt rè trong việc tố giác kẻ xấu chỉ mong an nhàn. Trong công việc của mình, nếu như khi ta gặp khó khăn, vất vả mà không biết dũng cảm tiến lên, vưọt qua khó khăn thì khó mà thành công rực rỡ được.

Xem thêm:  Phân tích đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”

Nói chung, lòng dũng cảm là đức tính tốt, rất cần thiết cho con người. Riêng em, em sẽ cố gắng rèn luyện, trau dồi lòng dũng cảm bằng cách thẳng thắn phê bình, góp ý những cái sai, cái xấu và biết tự phê bình cho bản thân mình.

(Bài làm của HS)

>> Xem thêm Đề 53: Trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn tại đây.

Tags:Đề 52 · Lòng dũng cảm · Văn chọn lọc 9

Theo hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp Hướng dẫn Soạn bài lớp…
Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập

Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập

Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập Hướng dẫn Soạn bài lớp 9:…
Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn Hướng dẫn Soạn…
Soạn bài lớp 9: Con cò

Soạn bài lớp 9: Con cò

Soạn bài lớp 9: Con cò Hướng dẫn Soạn bài lớp 9: Con cò Soạn…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *