Đề 53 – Trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Đề 53 – Trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Hướng dẫn

Suy nghĩ của em về lòng biết ơn

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

* Nội dung trọng tâm: Người học cần chú ý những ý chính sau:

Trước hết, em cần xác định đây là dạng đề bài: tư tưởng đạo lí

– Giải thích khái niệm “lòng biết ơn”?

– Những biểu hiện nào cụ thể minh chứng cho lòng biết ơn?

– Bàn luận, mở rộng vấn đề: một người không có lòng biết ơn thì người đó là người như thế nào?

– Cảm nghĩ của em về khái niệm trên? (là tốt hay không tốt)

– Bản thân em đã rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm nào?

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

– Lòng biết ơn là một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp của con người Việt Nam.

– Vậy lòng biết ơn có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?

II. THÂN BÀI

a. Giải thích: (Đặt câu hỏi: là gì?)

– Lòng biết ơn là gì? => Đó là tình cảm biết trân trọng, ghi nhớ công ơn của người khác dành cho mình, đã giúp đỡ mình.

b. Đưa ra các biểu hiện: (Đặt câu hỏi: Tại sao? Vì sao?)

Tại sao chúng ta phải có lòng biết ơn?

+ Bởi vì nó thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta.

+ Biết ơn sẽ khiến cho con người trở nên tốt đẹp hon.

+ Là cơ sở cho những tình cảm tốt đẹp khác.

+ Khi chúng ta thừa hưởng những thành quả tốt đẹp, ta cần phải nhớ ơn đến người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ.

+ Lòng biết ơn đã trở thành truyền thống quý báu của con người Việt Nam.

– Dẫn chứng, biểu hiện: Trong cuộc sống, chúng ta mang ơn ba mẹ đã sinh thành, dưỡng dục, nuôi dạy ta nên người. Học sinh biết ơn thầy cô giáo đã dạy dỗ cho mình biết bao kiến thức và bài học quý báu. Ngoài ra ta còn phải biết ơn các anh chiến sĩ bộ đội đã hi sinh thân mình để mang lại nền độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc cho chúng ta hưởng thụ.

Xem thêm:  Cảm nghĩ của anh (chị) về bài thơ “Tỏ Lòng” của Phạm Ngũ Lão

Những câu tục ngữ, ca dao nói về lòng biết ơn:

– Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

– Uống nước nhớ nguồn.

– Con ơi ghi nhớ lời này

Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy chớ quên.

– Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa.

– Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

c. Bàn bạc, mở rộng vấn đề

– Phê phán những con người có hành động vô ơn, bạc nghĩa.

– Dẫn chứng: Những con người quên đi nguồn cội, gốc gác của mình. Những câu tục ngữ nói về vong ơn bạc nghĩa:

– Qua cầu rút ván.

– Có trăng quên đèn.

– Có mới nới cũ.

– Được cá quên nơm.

– Ăn cháo đá bát.

– Vong ân bội nghĩa.

– Có mới thì nới cũ ra

Mới để trong nhà, cũ để ngoài sân.

III. KẾT BÀI

– Lòng biết ơn là phẩm chất đạo đức cao quý của con người.

– Biết ơn, đền đáp công ơn mà người khác dành cho mình là điều nên làm.

– Cần có trách nhiệm giữ gìn, vun đắp, phát huy bằng những việc làm cụ thể.

BÀI VĂN THAM KHẢO

Lòng biết ơn được xem là một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp của con người Việt Nam chúng ta. Nó được coi như thước đo phẩm giá, nhân cách đạo đức của một người. Vậy lòng biết on có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?

Vậy lòng biết ơn có nghĩa là gì? Lòng biết ơn đó là tình cảm biết trân trọng, ghi nhớ công ơn của người khác dành cho mình, đã giúp đỡ mình vượt qua cơn hoạn nạn khó khăn. Tại sao chúng ta phải có lòng biết ơn? Bởi vì nó thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta. Khi biết ơn một ai đó đã giúp đỡ, cưu mang mình vượt qua số phận ngặt nghèo, vất vả, nó khiến cho con người trở nên tốt đẹp hơn trong nhân cách, trong suy nghĩ của mình, giúp cho ta tin tưởng, tin yêu thêm trong cuộc sống. Bên cạnh đó, lòng biết ơn còn là cơ sở xây dựng nên những thứ tình cảm tốt đẹp khác nữa như tình cảm bạn bè, tình yêu thương, lòng kính trọng,… Và trong một khía cạnh khác của cuộc sống, khi chúng ta thừa hưởng những thành quả tốt đẹp mà người khác mang lại cho ta, ta cần phải nhớ ơn đến người đó. Ví như, bổn phận là con cái chúng ta phải luôn luôn nhớ ơn ba mẹ đã khổ nhọc sinh thành, nuôi nấng và dạy dỗ ta nên người. Không chỉ nhớ ơn ba mẹ, mà còn phải biết ơn thầy cô – những người lái đò thầm lặng, luôn mang đến cho chúng ta những điều kì diệu, tuyệt vời của kiến thức nhân loại, những tình cảm thiêng liêng từ trường lớp. Đồng thời, để ta được hưởng những thành quả ngày hôm nay với một đất nước hoà bình, độc lập, tự do và hạnh phúc, cha anh ta đã phải đổ biết bao xương máu, nước mắt để đánh đổi. Họ đã phải hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình. Vì vậy, bổn phận của chúng ta là phải luôn khắc cốt ghi tâm sự hi sinh cao cả đó. Trong kho tàng ca dao, tục ngữ của ông cha ta cũng đã để lại muôn vàn câu ca dao, tục ngữ thể hiện sự biết ơn như:

Xem thêm:  Đề 27: Phân tích nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn Bến quê – Bài văn chọn lọc lớp 9

– Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

– Uống nước nhớ nguồn.

– Con ơi ghi nhớ lời này

Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy chớ quên.

– Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa.

– Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

Mặt khác, bên cạnh những con người luôn biết ơn là những kẻ vong ơn bội nghĩa. Những con người này cuộc sống có tốt đẹp hơn một chút thì lại vội vàng quên đi cội nguồn, gốc gác của mình. Quên đi những người đã mang đến cho họ cuộc sống ấm êm, hạnh phúc và sự trưởng thành, họ đã quên đi người cha người mẹ, người thầy, người cô của mình. Những kẻ không bao giờ biết ơn đã đề cập ở trên chắc chắn chính là những kẻ cần phải bị xã hội lên án, phê phán. Những câu tục ngữ, ca dao cũng đề cập đến vấn đề này như:

– Qua cầu rút ván.

– Có trăng quên đèn.

– Có mới nới cũ.

– Được cá quên nơm.

– Ăn cháo đá bát.

– Vong ân bội nghĩa.

– Có mới thì nới cũ ra

Mới để trong nhà, cũ để ngoài sân.

Tóm lại, lòng biết ơn là phẩm chất đạo đức cao quý của con người. Biết ơn, đền đáp công ơn mà người khác dành cho mình là điều nên làm bởi đó chính là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Riêng bản thân em, em sẽ luôn nhớ ơn ba mẹ mình, thầy cô của mình và luôn ý thức có trách nhiệm giữ gìn, vun đắp, phát huy bằng những việc làm cụ thể.

Xem thêm:  Đề 76: Phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương’’ của Nguyễn Dữ – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

(Bài làm của HS)

>> Xem thêm Đề 54: Trình bày suy nghĩ của em về đức tính hi sinh tại đây.

Tags:Đề 53 · Lòng biết ơn

Theo hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp Hướng dẫn Soạn bài lớp…
Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập

Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập

Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập Hướng dẫn Soạn bài lớp 9:…
Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn Hướng dẫn Soạn…
Soạn bài lớp 9: Con cò

Soạn bài lớp 9: Con cò

Soạn bài lớp 9: Con cò Hướng dẫn Soạn bài lớp 9: Con cò Soạn…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *