Đề 59 – Hiện tượng: “Học sinh hiện nay không thích đọc sách” – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9
Hướng dẫn
Hiện tượng không thích đọc sách
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
* Nội dung trọng tâm: Ngưòi học cần chú ý những ý chính sau:
Trước hết, em cần xác định đây là dạng đề bài: hiện tượng đời sống xã hội (Học sinh hiện nay không thích đọc sách)
– Giải thích khái niệm sách có nghĩa là gì?
– Giải thích hiện tượng: Học sinh không thích đọc sách.
– Nguyên nhân nào dẫn đến việc học sinh không thích đọc sách, (mất thời gian, không thú vị, hấp dẫn; bị các trò chơi giải trí internet lôi cuốn,…)
– Đưa ra các biện pháp khắc phục?
– Bản thân em đã rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm nào?
DÀN Ý CHI TIẾT
I. MỞ BÀI
– Có thể nói, việc đọc một quyển sách giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong việc tiếp thu kiến thức của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian gần đây xuất hiện một hiện tượng đó là học sinh hiện nay không thích đọc sách.
Vậy hiện tượng trên có ý nghĩa như thế nào?
II. THÂN BÀI
a. Giải thích: (Đặt câu hỏi: là gì?)
– Sách có nghĩa là gì? => Sách là hình thức ghi chép để lưu trữ kiến thức của nhân loại.
– Hiện tượng học sinh không thích đọc sách nghĩa là như thế nào? => Nghĩa là phần lớn học sinh hiện nay chỉ thích những thú vui giải trí khác đặc biệt là game Online, trò chơi điện tử mà ít khi đọc sách để bồi dưỡng tâm hồn hay nâng cao kiến thức.
– Hậu quả dẫn đến của việc không đọc sách là gì? => Điều đó khiến cho các em không có vốn hiểu biết và kiến thức cần thiết, rất dễ sa vào những con đường tối tăm, dốt nát, tù tội. Không có sách thì sự hiểu biết đó trở nên tầm thường, lạc hậu, kiến thức nông cạn và không thể theo kịp với những sự tliay đổi tiên tiến của thế giới
b. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là gì?
+ Công nghệ hiện đại được ra đời và đang có chiều hướng phát triển sâu rộng như máy tính, điện thoại, ti-vi, nhũng máy móc có độ xử lí và tính năng giải trí cao làm cho học sinh thích thú và bị hấp dẫn.
+ Tâm lí ngại đi xa để mua một cuốn sách với số tiền vài chục ngàn mà chỉ cần ngồi ở nhà mở internet là có tất cả.
c. Biện pháp khắc phục hiện tượng này là gì?
+ Giáo dục và hướng con em đến việc đọc những quyển sách hay và bổ ích, có giá trị bồi dưỡng tâm hồn và phù hợp với lứa tuổi cùa các em.
+ Quản lí chặt chẽ việc chơi game Online của các em để tránh gây nghiện.
+ Dắt các em đến tham gia các buổi hội thảo, giới thiệu sách mới để khơi dậy niềm yêu thích sách ở các em.
III. KẾT BÀI
– Nói chung, việc đọc sách là tốt cho chúng ta trong việc nâng cao tri thức, trí tuệ của bản thân.
– Riêng bản thân em sẽ đặt ra mục tiêu cho mình trong việc đọc sách để kiến thức mà mình đang tiếp nhận ngày càng được nâng cao.
BÀI VĂN THAM KHẢO
BÀI VĂN 1
Trong cuộc sống hiện đại và công nghệ như ngày nay, việc đọc sách, theo dõi những thông tin cần thiết và bổ ích là điều hết sức quan trọng đối với mỗi chúng ta. Nhưng đối tượng không thích đọc sách nhiều nhất đó là học sinh. Vậy việc đọc sách có vai trò quan trọng như thế nào đối với học sinh?
Thật vậy, học sinh là thế hệ có trí tuệ, đạo đức, năng lực chất xám của đất nước, là những nhân tài được đào tạo từ môi trường giáo dục có tố chất để sau này phục vụ cho đất nước. Còn đọc sách là đọc một vật mà trong đó có chứa nhiều thông tin, nhũng điều sâu rộng mà ta chưa từng được thấy, cảm nhận, nhũng thứ vượt ngoài tầm hiếu biết và cũng có thể là những điều mới mẻ mà ta không được học ở trường, lớp. Ta dùng nó để học tập khoa học kĩ thuật hiện đại. Việc không đọc sách có những ảnh hưởng tiêu cực ra sao?
Tác hại của việc học sinh ngày nay không thích đọc sách là sẽ khiến cho các em không có vốn hiểu biết và kiến thức cần thiết, rất dễ sa vào những con đường tối tăm, dốt nát, tù tội. Không có sách thì sự hiểu biết đó trở nên tầm thường, lạc hậu, kiến thức nông cạn và không thể theo kịp với những sự thay đổi tiên tiến của thế giới. Học sinh sẽ không bao giờ biết được có những sự việc nóng bỏng xảy ra ngoài sự hiểu biết của mình.
Nguyên nhân dẫn đến việc học sinh không thích đọc sách là vì hiện nay nhiều công nghệ hiện đại được ra đời và đang có chiều hướng sâu rộng như máy tính, điện thoại, ti-vi, những máy móc có độ xử lí và tính năng giải trí cao làm cho học sinh dành hầu hết thời gian vào đó và đánh mất di thời gian đọc sách của mình mặc dù họ biết rằng những thông tin đó có thể được truyền tải từ sách thông qua vật dụng công nghệ bằng internet. Chỉ vì họ ngại đi xa mua một cuốn sách với số tiền vài chục ngàn mà chỉ cần ngồi ở nhà mở internet là có tất cả. Chính vì thế mà giờ đây sách rất ít được quan tâm sử dụng.
Vì vậy chúng ta cần đưa ra biện pháp khắc phục, ví dụ như thay vì cho những học sinh nhỏ tuổi giải trí bằng việc chơi game thì nên cho chúng tham gia vào những hoạt động mang tính phát triển trí não, hay phụ huynh có thể cùng học sinh tìm hiểu những cuốn sách muốn nói cho ta biết điều gì. Hoặc là phải đến đúng lứa tuổi mới cho phép sử dụng internet để tránh bị cám dỗ. Gia đình có thể hướng cho con em đến với những cuốn sách dạy cho nó biết yêu, biết ghét, đúng đạo lí, bồi đắp cái đẹp, cái cao cả nhân văn cho tâm hồn.
Tóm lại, việc đọc sách phải gắn liền với việc học tập của học sinh hiện nay. Đọc sách là để học những kiến thức sâu rộng của nhân loại. Để trở thành người lao động có văn hoá, có kĩ thuật để đem tài năng góp phần xây dựng quê hương, đất nước mãi mãi phát triển và bền vũng.
(Bài làm của HS)
BÀI VĂN 2
Từ lâu, con người đã biết sách là một báu vật kì diệu do nhân loại tạo nên. Từ ngàn năm trước, khi con người chưa phát minh ra máy in, thì những cuốn sách đó đã được viết bằng tay. Sách là nơi lưu trữ những kiến thức, ý tưởng, khái niệm mà ông cha ta đã dạy, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vậy còn học sinh hiện nay nên có thái độ như thế nào về việc đọc sách?
Từ hàng ngàn năm xưa, việc đọc sách rất quan trọng, nhất là thời còn vua, còn trường học Quốc Tử Giám. Khi đó, việc đọc sách cực kì quan trọng. Còn hiện nay, thời đại công nghệ thông tin phát triển, đất nước đã và đang phát triển thì con người không chú tâm đến việc đọc sách. Có một thời, người Việt Nam rất chú trọng đến việc đọc sách, bất cứ lúc nào rảnh rỗi, họ đều đem sách ra mà đọc, họ yêu thích đến nỗi đi đâu họ cũng mang sách theo mà đọc. khi đi chợ xếp hàng mua rau, khi đợi bạn bè,… Đọc sách giúp chúng ta tăng cưòng khả năng giao tiếp, giúp chúng ta tự tin hon khi giao tiếp mà không bị ấp a ấp úng đối với mọi người.
Vậy làm sao để học sinh thích đọc sách? Trước tiên chúng ta phải làm cho họ hiểu rõ hơn về việc đọc sách. Đọc để làm gì? Đọc như thế nào? Việc đọc sách phải xuất phát từ tâm trí, niềm đam mê, yêu thích từ học sinh. Nếu như thích đọc sách thì họ có thể đọc thầm những cuốn truyện mà họ yêu thích. Việc đọc sách cũng có thể là nguồn giải trí bổ ích.
Việc học sinh hiện nay không thích đọc sách có rất nhiều nguyên nhân. Ngày xưa chỉ có ai biết chữ thì mới tự mình đọc sách, còn nhũng người không biết chữ thì không. Sang thời hiện đại, sự phát triển của khoa học đã tạo ra một cách đọc khác khiến chúng ta lười biếng đi. Đó là cách đọc nhờ vào phương tiện nghe, nhìn. Chỉ cần một cái máy đọc chữ thôi thì toàn bộ không cần huy động, trí tưởng tưởng của cá nhân. Việc học đã mang tính chất giải trí thay cho tính chất suy ngẫm. Lâu ngày, tính chất đọc sách sẽ mất dần đi, thay vào đó là thú vui hưởng thụ việc “đọc” theo kiểu tập thể và dễ dãi hơn. Đó là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng học kém Văn và không thích học Văn.
Chừng nào học sinh chưa thấy sự hấp dẫn của việc đọc sách, chừng đó hãy đừng nói đến việc bồi dưỡng tâm hồn con người. Nhưng quan trọng nhất là niềm đam mê, yêu thích của họ mới quyết định được thái độ với việc đọc sách. Như vậy, việc học sinh hiện nay không thích đọc sách là một hiện tượng xấu đối với giới trẻ, cần phải có giải pháp để khắc phục ngay.
Tóm lại những điều chúng ta nói ở trên, việc học sinh không thích đọc sách hiện nay cho ta thấy đã có những tác hại đáng kể và đã nêu ra tác hại của việc không đọc sách. Để khuyên họ cần hãy tự đọc sách và suy ngẫm nhiều hơn, chúng ta sẽ biết được sách rất có nhiều thú vui trong đó.
(Bài làm của HS)
>> Xem thêm Đề 60: Suy nghĩ của em về vấn đề” Vì cái gì ta sống trên đời?” tại đây.
Tags:Đề 59 · Hiện tượng lười đọc sách · Văn chọn lọc 9
Theo hoctotnguvan.vn