Cách làm tốt bài văn thuyết minh Ngữ Văn 9

Cách làm tốt bài văn thuyết minh Ngữ Văn 9

Hướng dẫn

Văn thuyết minh ngữ văn 9

I. ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU CỦA VĂN THUYẾT MINH

Trong cuộc sống, con người luôn luôn có nhu cầu tìm hiểu các sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội. Một sự vật, một phong cảnh, một con người, một buổi biểu diễn nghệ thuật, một bài thơ, một cuốn sách,… đều khơi gợi à người tiếp xức những mong muốn tìm hiểu bản chất, đặc điểm, nguyên nhân, sự hình thành,… Khi chúng ta đáp ứng những nhu cầu đó, tức là phải tiến hành trình bày, giới thiệu, giải thích. Chúng ta đã sử dụng văn bản thuyết minh.

Những bản hướng dẫn cấu tạo, tính năng, cách dùng và bảo quản một dụng cụ nào đó (máy bơm, quạt điện, ti vi, phích, tủ lạnh,…); những hướng dẫn một cách chế biến một món ăn theo kiểu Việt Nam, Trung Quốc, Pháp, Nga,… ; những hướng dẫn cách làm một đồ chơi cho các cháu thiếu nhi ; hướng dẫn tham quan du lịch đối với một thắng cảnh; trình bày cách làm thí nghiệm, giải thích tiểu sử nhà văn, trình bày về đặc điểm thể loại văn học,… đều là văn bản thuyết minh.

Văn bản thuyết minh khác văn bản tự sự ở chỗ nó không kể sự việc và diễn biến; cũng khác với miêu tả ở chỗ nó không tả tỉ mỉ, chi tiết theo chủ quan của người miêu tả (không nhằm mục đích làm cho người đọc cảm thấy mà chủ yếu là làm cho họ hiểu dược) ; khác với văn bản biểu cảm vì nó cố gắng trình bày một cách khách quan, không bộc lộ tình cảm riêng của người viết ; khác với văn bản nghị luận vì nó trình bày nguyên lí, quy luật, cách thức,… chứ không trình bày luận điểm, lí lẽ ; văn bản thuyết minh cũng khác với văn bản hành chính – công vụ ở chỗ nó không giải quyết các mối quan hệ giữa cá nhân và tổ chức, mà hướng tới việc làm cho người ta hiểu bản chất của sự vật, hiện tượng.

Văn bản thuyết minh cung cấp tri thức khách quan về sự vật, hiện tượng, giúp người đọc, người nghe hiểu được chúng một cách đúng đắn, đầy đủ. Cung cấp tri thức, văn bản thuyết minh đặt mục đích làm cho người ta hiểụ lên hàng đầu, yêu tố cảm nhận hay thưởng thức được đặt xuống hàng thứ yếu. Ngôn ngữ trong văn bản thuyết minh yêu cầu chính xác, chặt chẽ, tường minh. Nó không đa nghĩa mà càng đớn nghĩa càng tốt ; tuy nhiên không loại trừ việc thuyết minh hấp dẫn nhờ cách đặt vấn đề, cách nêu tình huống độc đáo và một số biện pháp nghệ thuật khác.

II. CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH

1. Tri thức để làm bài văn thuyết minh

Bài văn thuyết minh là bài cung cấp tri thức cho người đọc (người nghe) để họ có thể hiểu, nắm được đặc điểm, bản chất một sự vật, hiện tượng nào đó. Vì thế muốn thuyết minh được mạch lạc, rõ ràng, người viết phải có vốn tri thức nhất định về điều mình viết. Muốn có tri thức, người viết phải trực tiếp tìm hiểu sự vật, quan sát, ghi chép, hỏi những người am hiểu,… Đó là cách tích luỹ kiến thức trực tiếp. Tuy nhiên, không phải mọi vấn đề cần thuyết minh đều đòi hỏi phải đi thực tế và cũng khó mà đi thực tế. Bởi vậy, tri thức cũng có thể tích luỹ một cách gián tiếp thông qua sách vở, thông qua mạng in-tơ-nét,… Cũng có khi phải kết hợp sử dụng các nguồn tri thức với nhau.

Xem thêm:  Soạn bài lớp 9: Các phương châm hội thoại

2. Quy trình làm bài văn thuyết minh

Bài văn thuyết minh cũng được làm theo quy trình chung của một bài tập làm văn, gồm 4 bước: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài và sửa chữa. Muốn viết được bài văn thuyết minh thành công cần phải tìm hiểu đề và tìm được các ý cho bài viết. Sau khi tìm được ý, phải chọn phương pháp thuyết minh cho phù hợp. Sau đó là lập dàn ý và viết bài. Trong khi viết, có thể bổ sung, thêm bớt ý cho dàn bài hoàn chỉnh. Bước cuối cùng là sửa lại bài viết, nhất là sửa các lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp.

3. Các phương pháp thuyết minh

Đối với bài văn thuyết minh về sự vật, hiện tượng có thể sử dụng những phương pháp thuyết minh sau đây:

a. Phương pháp nêu đinh nghĩa, giải thích

Đây là phương pháp thuyết minh khá phổ biến. Người thuyết minh sẽ xác định đối tượng thuộc loại sự vật, hiện tượng gì, đặc điểm của nó là thế nào. Chẳng hạn, nếu văn bản trữ tình chú ý đến vẻ đẹp của Huế: Đường vô xứ Huế quanh quanh – Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ – Ai vô xứ Huế thì vô (Ca dao) thì văn bản thuyết minh chú ý đến việc nêu vị trí vai trò của Huế: Huế là cố đô của nước ta, là một trung tâm văn hoá, nghệ thuật của miền Trung và cả nước.

Khi nêu định nghĩa hay giải thích, người viết cần chú ý đến giới hạn chính xác. Không định nghĩa quá hẹp hay quá rộng sự vật khiến cho người khác khó hình dung và khó hiểu.

b. Phương pháp liệt kê

Đây là một cách để người viết trình bày những tri thức liên qua đến sự vật, hiện tượng được thuyết minh. Chẳng hạn, thuyết minh về cây dừa, tác giả Hoàng Văn Huyền viết: Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm,... (Ngữ văn 8, tập một, trang 114). Như vậy, tác giả đã liệt kê về sự cống hiến của cây dừa. Trong khi nói về nước dừa, tác giả lại liệt kê những ích dụng của nó: để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm.

Nguyễn Trọng Tạo khi viết về cây chuối cũng sử dụng phương pháp liệt kê: Chuối xanh nấu với các loại thực phẩm có vị tanh như cá, ốc, lươn, chạch có sức khử tanh rất tốt, nó không chỉ làm cho thực phẩm ngon hơn mà chính nó cũng có cái ngon bổ riêng không thay thế được. Người ta có thể chế biến nhiều món ăn từ quả chuối như chuối ép,- mứt chuối, kẹo chuối, bánh chuối,… (Cây chuối Việt Nam)

c. Phương pháp nêu ví dụ

Để thuyết minh, người viết có thể nêu ra một ví dụ có tính chất tiêu biểu. Ví dụ càng độc đáo, càng chính xác và được đưa ra đúng lúc, đúng chỗ thì sức thuyết phục càng cao. Nói về khả năng, gây bệnh ung thư của thuốc lá, tác giả Nguyễn Khắc Viện (trong bài Ôn dịch thuốc lá) nêu ví dụ: Thấm vào các tê bào, chất hắc ín lại thường gây ra ung thư. Ta đến bệnh viện K sẽ thấy rõ: Bác sĩ viện trưởng cho biết trên 80% ung thư vòm họng và ung thư phổi là do thuốc lá. (Ngữ vãn 8, tập một, trang 119)

Xem thêm:  Cảm nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong lặng lẽ Sa Pa

d. Phương pháp dùng số liệu (con số)

Thật ra, nêu các con số cũng là một cách nêu ví dụ. Nhưng ở đây nhấn mạnh đến ý nghĩa của con số. Các con số thống kê tự bản thân nó đã có ý nghĩa lớn, gây ấn tượng mạnh mà không cần phải thuyết minh thêm. Trong bài Đấu tranh cho một thế giới hoà bình, G. Mác-két sử dụng việc nêu số liệu rất ấn tượng: Một ví dụ trong lĩnh vực tiếp tế thực phẩm: Theo tính toán của FAO, năm 1985, người ta thấy trên thế giới có gần 575 triệu người thiếu dinh dưỡng. Số lượng ca-lo trung bình cần thiết cho những người đó chỉ tốn kém không bằng 149 tên lửa MX… Chỉ cần 27 tên lửa MX là đủ trá tiền nông cụ cần thiết cho các nước nghèo để họ có được thực phẩm trong bốn năm tới. (Ngữ văn 9, tập một, trang 18)

e. Phương pháp so sánh

So sánh là một biện pháp nhằm làm cho người đọc, người nghe hình dung rõ, sự vật được nói tới. So sánh là một trong ba thể tiêu biểu để triển khai nội dung của một bài ca dao: phú, tỉ (so sánh) và hứng. Diễn tả vẻ đẹp của cô gái, ca dao viết:Cổ tay; em trắng như ngàCon mắt em sắc như là dao cau. Ngà làm cho ta cảm nhận được màu trắng cổ tay, dao cau giúp ta cảm nhận được độ sắc của cặp mắt. Nhờ so sánh mà đối tượng được hình dung rất cụ thể, sính động.

Viết về thành phố Sài Gòn ba trăm năm tuổi, muốn nhấn mạnh Sài Gòn vẫn trẻ, Minh Hương so sánh: Sài Gòn vẫn trẻ […]. Ba trăm năm so với năm ngàn năm tuổi của Đất nước thì cái đô thị này còn xuân chán. Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà íhay da, đổi thịt (Ngữ văn 7, tập một, trang 168). So sánh ba trăm năm với năm ngàn năm ; Sài Gòn với cây tơ đương độ nõn nà, người đọc thấy ngay là Sài Gòn vẫn trẻ.

g. Phương pháp phân loại và phân tích

Thuyết minh là văn bản dùng cho nhiều loại đối tượng khác nhau. Có món ăn, có đồ dùng, có danh lam thắng cảnh, có khi là một loài động vật, thực vật. Chính điều này đã đòi hỏi phải phân loại để chọn các phương pháp và cách trình bày phù hợp. Thêm nữa, ngay trong bản thân đối tượng thuyết minh cũng có những Ịoại phức tạp, nhiều bộ phận, nhiều mặt. Vĩ thế phải có sự phân loại, phân tách ra các bộ phận nhỏ hơn để thuyết minh. Ví dụ về một món ăn, người ta thường thuyết minh các phần: Nguyên liệu và dụng cụ chế biến ; Cách chế biến ; Yêu cầu thành phẩm; Cách ăn món đó như thế nào là ngon nhất.

Như vậy, có nhiều phương pháp thuyết minh. Vấn đề đặt ra cho người viết là biết xác định đối tượng, sử dụng phương pháp kết hợp như thế nào để làm rõ đối tượng, làm cho người đọc, người nghe hiểu được đối tượng mà người viết trình bày.

4. Một số kiểu bài vãn thuyết minh

  • Thuyết minh về một thứ đồ dùng
  • Thuyết minh về một loài vật
  • Thuyết minh về một phương pháp
  • Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
  • Thuyết minh về một thể loại văn học
  • Thuyết minh về một phong tục, một đồ chơi dân gian
Xem thêm:  Hướng dẫn thuyết minh về cây tre trong đời sống con người Việt Nam – Tập làm văn 9

III. CÁC YẾU TỐ NGHỆ THUẬT (TỰ THUẬT, ĐỐI THOẠI, ẨN DỤ, NHÂN HÓA) VÀ MIÊU TẢ TRONG VĂN THUYẾT TRÌNH)

Để văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn, người thuyết minh thường sử dụng một số yếu tố nghệ thuật như ẩn dụ, nhân hoá và yếu tố miêu tả. Cách sử dụng rất linh hoạt và đa dạng, tuỳ thuộc vào đối tượng thuyết minh và dụng ý của người thuyết minh.

Trong Hạ Long — Đá và Nước, nhà văn Nguyên Ngọc đã dùng phép nhân hoá để nói về những khối đá trên vịnh, đồng thời kết hợp với việc miêu tả để làm rõ sắc thái những con người đá: Ánh sáng hắt lên từ mặt nước lung linh: chảy khiến những con người bằng đá vâỵ quanh ta trên mật vịnh càng lung linh, xao động, như đang đi lại, đang tụ lại cùng nhau, hay đang toả ra. Hoặc cũng rất có thể, khi đêm đã xuống, dưới ánh sao chi chít trên bầu trời và chi chít xao động dưới cả mặt nước bí ẩn nữa, sẽ có cuộc tụ họp của cái thế giới người bằng đá sống động đó, biết đâu!…

Tường Lan khi thuyết minh về ruồi xanh đã tưởng tượng ra một phiên toà của Ngọc Hoàng có vệ sĩ Nhện, có tội nhân Ruồi Xanh, có luật sư bào chữa. Lời khai của Ruồi Xanh chính là một cách thuyết minh về loài ruồi, họ hàng và nơi sinh sống của nó: Con là Ruồi Xanh, thuộc họ côn trùng hai cánh, mắt lưới. Họ hàng con rất đông, gồm Ruồi trâu, Ruồi vàng, Ruồi giấm… Nơi ở là nhà vệ sinh, chuồng lợn, chuồng trâu, nhà ăn, quán vỉa hè…, bất kì chỗ nào có thức ăn mà không đậy diệm con đều /ấy làm nơi sinh sống.

Văn Hùng khi thuyết minh về chiếc kim khâu đã dùng phép nhân hoá và tự thuật, để cho cây kim tự kể chuyện và giới thiệu về mình: Trong các dụng cụ của con người, có lẽ chúng tôi thuộc loại bé nhất. Tuỵ bé nhưng nhà ai cũng cần đến. Các bạn có biết chúng tôi là ai không? Chúng tôi là những cái kim khâu bằng kim loại, bề ngang độ nửa mi-li-mét, bề dài khoảng hai, ba xăng-ti-mét…

Nhìn chung văn bản thuyết minh ở lớp 9 vẫn là các kiểu văn bản thuyết minh đã học ở lớp 8, nhưng được nâng cao hơn về cách thức và hiệu quả thuyết minh, đặc biệt là việc sử dụng một số yếu tố nghệ thuật và yếu tố miêu tả làm cho bài thuyết minh sinh động, hấp dẫn. Tuy vậy, cần luôn luôn nhớ rằng các yếu tố trên chỉ là yếu tố phụ trợ, dùng quá nhiều thì bài thuyết minh sẽ không còn là thuyết minh nữa.

Theo hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp

Soạn bài lớp 9: Phép phân tích và tổng hợp Hướng dẫn Soạn bài lớp…
Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập

Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập

Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập Hướng dẫn Soạn bài lớp 9:…
Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Soạn bài lớp 9: Liên kết câu và liên kết đoạn văn Hướng dẫn Soạn…
Soạn bài lớp 9: Con cò

Soạn bài lớp 9: Con cò

Soạn bài lớp 9: Con cò Hướng dẫn Soạn bài lớp 9: Con cò Soạn…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *