Giới thiệu về cây lúa và văn hoá Việt Nam – Văn thuyết minh 9
Hướng dẫn
Thuyết minh về cây lúa
1. Yêu cầu
– Đề bài thuộc dạng thuyết minh.
– Qua bài làm cần cho người đọc hiểu về lịch sử, đặc điểm, quá trình phát triển của cây lúa cũng như vai trò của cây lúạ trong đời sống con người Việt Nam.
– Đây là bài văn thuyết minh đầu tiên ở lớp 9, sau khi học cách thuyết minh theo một số biện pháp nghệ thuật như: nhân hoá, tự sự,… Do đó, bài viết phải có hình thức mới mẻ so với các bài thuyết minh đã làm ở lớp 8.
2. Gợi ý
– Cây lúa rất gần gũi với đời sống con người Việt Nam ta nhưng không phải ai cũng hiểu về cây lúa. Vì vậy, trước khi làm bài, cần đọc kĩ những bài viết về cây lúa. Những tài liệu này có thể tìm trên mạng Vietnamnet hoặc từ điển sinh học.
– Về hình thức, có thể để cây lúa tự kể chuyện về cuộc đời của nó.
– Cũng có thể thuyết minh bình thường, kết hợp với miêu tả, biểu cảm, tự sự khi diễn đạt ý cần thuyết minh.
3. Lâp dàn ý
Tuỳ thuộc việc sử dụng biện pháp nghệ thuật thuyết minh mà lập dàn ý khác nhau do hình thức tự thuật đối thoại, diễn ca,… Dù thế nào, nội dung bài viết cũng cần có những ý sau:
a. Mở bài: Giới thiệu cây lúa trong đời sống con người nói chung, người Việt Nam nói riêng.
b. Thân bài
– Nguồn gốc
- Thuộc họ nào.
- Nguồn gốc, đặc điểm cây lúa nước Việt Nam.
– Lịch sử
- Theo truyền thuyết.
- Theo lịch sử, lúa có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, thời Hùng Vương đã có nghề trồng lúa.
– Gieo trồng và chăm sóc
- Làm đất.
- Gieo mạ.
- Cấy và chăm sóc ; các giai đoạn phát triển của câỵ lúa.
- Thu hoạch, bảo quản.
- Từ hạt lúa đến hạt gạo.
– Cây lúa với đời sống văn hoá Việt Nam
+ Cây lúa nuôi sống con người, giúp xã hội phát triển.
+ Bánh trái thờ cúng tổ tiên làm từ gạo, sản phẩm của cây lúa.
+ Hình ảnh lúa trên trống đồng và các sản phẩm văn hoá từ xuất của nền văn minh lúa nước.
- Hình ảnh lúa trên quốc huy Việt Nam.
- Hình ảnh cây lúa trong ca dao, âm nhạc,…
+ Cây lúa vá sản phẩm văn hoá ẩm thực.
– Tương lai của cây lúa Việt Nam
+ Sự phát triển của họ nhà lúa nhờ các nhà khoa học nông nghiệp
+ Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới.
c. Kết bài: Cảm nhận về sự gắn bó của cây lúa với đất nước, con người Việt Nam.
4. Bài làm minh họa
Cây lúa là hình ảnh rất đỗi gần gũi và thân quen đối với người dân Việt Nam ta. Từ ngàn đời nay nghề trồng lúa vẫn được người dân ta coi trọng ; cây lúa vẫn là lẽ sống, là vận mệnh và gắn bó máu thịt với người dân mình.
Cây lúa vỉ thế đã đi sâu vào cách cảm, cách nghĩ của người dân và tạo nên những nét đặc trưng của văn hoá nước ta, một nền văn hoá – văn minh lúa nước.
Nói về lúa thì từ Bắc tới Nam không ai không biết. Có lúa cạn gieo ở trên nương, có lúa nước cấy ở dưới ruộng, có lúa gieo thẳng như ở một số tỉnh miền Trung và miền Nam.
Ở miền Bắc, thóc giống được ngâm cho nảy mầm. Đem hạt nẩy mầm (mộng mạ) gieo xuống đất, mầm lớn lên thành cây mạ. Mạ được nhổ đem ra ruộng cấy và phát triển thành cây lúa.
Cây lúa được chăm nước, bón phân, làm cỏ ; qua thời gian nó chia vè, đứng cái, làm đòng rồi trổ bông, kết hạt. Hạt ngậm sữa, chắc xanh. Bông lúa uốn câu, hoe vàng, chín vàng và chín rộ.
Để biến thành gạo, lúa cũng phải chịu “năm nắng mười mưa”, “xay sẩy giần sàng”. Khi lúa chín người dân ta gặt lúa về, trục lúa, phơi lúa, giã lúa – ngày nay thì xay lúa – xay, xát, quạt, rê, sàng, sẩy.
Việt Nam ta có rất nhiều giống lúa như: thơm, tám xoan, dự, nàng hương, bắc thơm, nếp cái, nếp hoa vàng, ba giăng, mùa, gié, mộc tuyền, di hương, tạp giao, nếp dâu, ải 32, 203, V10,…
Các sản phẩm làm ra từ lúa gạo cũng rất nhiều. Ngoài cơm (tẻ), ta ăn hằng ngày còn có xôi, bún, phở, cháo. Các loại bánh làm từ lúa gạo thì nhiều vô kể (mỗi vùng miền trên đất nước ta đều có những thứ bánh đặc trưng cho vùng miền ấy, rất phong phú, nhiều kiểu loại). Ví dụ như bánh đa, bánh đúe, bánh xèo, bánh bèo, bánh cuốn, bánh chay, bánh trôi, bánh ít, bánh rán, bánh phồng, bánh giày, bánh chưng,… Các loại nước uống từ lúa gạo cũng rất nhiều, về các loại xôi có thể kể như xôi trắng, xôi vò, xôi đỗ, xôi gấc, xôi lúa (xôi ngô), xôi hành mỡ, xôi lạc, xôi cúc, xôi nghệ,…
Từ bao đời nay cây lúa bao giờ cũng được coi là công sức, là mồ hôi của người lao động ; “bát cơm đầy” dẻo thơm đấy nhưng cũng “đắng cay muôn phận”. Trần Đăng Khoa đã gọi những công sức đó, những cái giá để đổi lấy hạt cơm là những “giọt mồ hôi sa những trừa tháng sáu”. Đó chính là giá trị của hạt gạo. Người dân Việt Nam ta còn khẳng định hạt gạo đó là “hạt ngọc hạt vàng” nói theo cách ca dao thì đó là “tấc đất tấc vàng”. Ý thức được lúa gạo là kho báu cho nên ông cha ta đã quen nói cân gạo, đong gạo mà không nói mua gạo (như ta nói ngày nay – khi mà lúa gạo cũng bị ảnh hưởng của kinh tế thị trường). Lúa gạo không chỉ là một thứ hàng hoá có thể bán tống bán táng tuỳ tiện. Ngay cả việc mua bán đi như thế ông cha ta cũng gọi cái giá bán đắt – bán rẻ ấy!à gạo hơn, gạo kém – người dân mình rất trân trọng, nâng niu hạt gạo. Khi ăn cơm làm rớt một hạt cơm, theo phản xạ, ta lập tức nhặt và đưa nó vào bát ngay vì không làm như thế sẽ bị xem là một tội – điều này dường như đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người chúng ta. Đó là một hành vi văn hoá rất đáng khen ngợi và khích lệ, làm cảm động lòng người và mang một ý nghĩa thiêng liêng sâu sắc. “Cơm tẻ mẹ ruột” là một câu thành ngữ dân gian nói rõ nhất giá trị của hạt gạo. Ớ đầy hạt gạo được ví như cội nguồn máu thịt của con người, là cái ăn hằng ngày và cũng là nguồn gốc của sự sống.
Từ hoạt động thực tiễn của nghề trồng lúa, từ nhận thức giá trị và lòng yêu cây lúa, gắn sự sống của mình với sự tồn tại cây lúa, dân ta đã nâng cây lúa lên thành một biểu tượng cao đẹp: cây lúa chính là người. Ông cha ta và cả chúng ta thường nói đi thăm đồng, thăm lúa – lúa thật đáng cho sự chăm nom của con người, một việc mà chỉ dành cho người thân. Ông cha ta cũng nói “một nắng hai sương” để nói về mình nhưng cũng để nói về lúa. Vì thế, gặp lũ lụt, hạn hán, ta phải cứu lúa: vận mệnh cây lúa có tầm quan trọng như vận mệnh con người. Trong tục ngữ ca dao, người Việt Nam ta đã gọi “gió đông là chồng lúa chiêm, gió bắc là duyên lúa mùa”, hoặc gọi cây lúa cấy lại lần thứ hai là “tái giá”, thời cây lúa làm đòng gọi là thời con gái,… Chúng ta thật khó lòng phân biệt được như thế là nhân hoá cây lúa hay lúa hoá con người.
Cây lúa từ bao đời đã đi vào nhạc, vào thơ. Biết bao nhiêu bài hát ca ngợi cây lúa, ca ngợi nghề trồng lúa. Chúng ta có tục cúng cơm mới, có ngày hội xuống đồng cũng là những nghi lễ tôn vinh cây lúa. Nhánh lúa vàng còn được người hoạ sĩ thể hiện trên quốc huy của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trân trọng giá trị của cây lúa, nâng tầm quan trọng của vận mệnh cây lúa lên ngang tầm quan trọng của vận mệnh con người, đó chính là nét đặc sắc và tiêu biểu của văn hoá Việt Nam, của tâm hồn người Việt Nam ta.
(Trần Văn Nghi, lớp 9A, Trường THCS Chu Văn An, Thái Nguyên)
⇒ Nhận xét
Đây là một bài thuyết minh khá hay về cây lúa. Người viết đã cố gắng tìm hiểu các giống lúa, cách gieo trồng và những sản phẩm từ lúa gạo. Đoạn viết về người Việt Nam coi cây lúa như con người, “nhân hoá cây lúa hay lúa hoá con người” là một đoạn văn viết có xúc cảm, lập luận chặt chẽ, có nhiều điều thú vị. Tuy nhiên cũng có chỗ người viết đã nói quá lên. Mặc dù coi trọng hạt gạo như hạt vàng, nhưng: Khi ăn cơm làm rớt một hạt cơm, theo phản xạ, ta lập tức nhặt và đưa nó vào bát ngaỵ vì không làm như thế sẽ bị xem là một tội – điều nàỵ dường như đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người chúng ta thì có lẽ là không đúng, nếu không nói là mất vệ sinh nữa. Trong bài viết, bạn cũng chưa đề cập đến khả năng xuất khẩu gạo rất lớn của nước ta và công sức của các nhà khoa học làm cho năng suất lúa ngày càng cao.
Theo hoctotnguvan.vn