Chủ điểm: Khám phá thế giới – Cảm thụ văn học lớp 4

Chủ điểm: Khám phá thế giới – Cảm thụ văn học lớp 4

Hướng dẫn

Cảm thụ văn học lớp 4

Chủ điểm: Khám phá thế giới

Bài 1:

Đoạn văn “Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên cành đào, lê, mận. Thoát cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý”

“Đường đi Sa Pa” Nguyễn Phan Hách

– Em nhận xét gì về cách dùng từ đặt câu ở đoạn văn trên. Nêu tác dụng của cách dùng từ đặt câu đó.

Gợi ý:

– Điệp từ “thoắt cái” (3 lần) (trạng ngữ gợi cảm giác về thời gian).

– Đảo ngữ

“Trắng long lanh một cơn mưa tuyết”

“lác đác, lá vàng rơi”

– Cách dùng từ đặt câu rất đặc biệt đó gợi cảm giác đột ngột, ngỡ ngàng nhấn mạnh sự thay đổi nhanh chóng của thời gian và sự biến đổi kỳ lạ của cảnh sắc thiên nhiên ở Sa Pa.

Bài 2: Đoạn thơ

“Dòng sông mới điệu làm sao

Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha

Trưa về trời rộng bao la

Áo xanh sông mặc như là mới may”

“Dòng sông mặc áo” Nguyễn Trọng Tạo

Nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ trên? nghệ thuật đó có tác dụng gì trong việc miêu tả vẻ đẹp của dòng sông quê hương.

Gợi ý:

+ Nghệ thuật nhân hoá lồng dùng hình ảnh gợi tả “điệu” “mặc áo lụa đào thướt tha” “áo xanh sông mặc”.

+ Tác dụng: Gợi sự biến đổi kỳ diệu màu sắc của dòng sông theo thời gian nhằm miêu tả vẻ đẹp độc đáo của dòng sông quê hương – dòng sông đẹp như nàng thiếu nữ điệu đà thích làm duyên làm dáng.

+ Thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả với dòng sông quê hương.

+ Cảm xúc của bản thân.

Bài 3: Đoạn văn

“Chao ôi! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bên cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một canh lộc vừng ngả dài trên mặt hồ”.

“Chú chuồn chuồn nước” Nguyễn Thế Hội

Nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ trên? nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.

Gợi ý: Nghệ thuật so sánh

“Cánh mỏng như giấy bóng”

“Mắt như thuỷ tinh”

“Vàng như màu vàng của nắng mùa thu”

+ Nghệ thuật dùng hình ảnh gợi tả “lấp lánh” “long linh”

+ Cách dùng từ bộc lộ cảm xúc mạnh “chao ôi!”.

+ Tác dụng: Cách so sánh vừa cụ thể vừa sinh động làm nổi bật hình dáng, màu sắc, vẻ đẹp hấp dẫn của chú chuồn chuồn nước.

+“Chao ôi … làm sao! Bộc lộ” cảm giác thích thú của tác giả trước vẻ đẹp của chú chuồn chuồn ® tình yêu cảnh vật quê hương của tác giả.

Chủ điểm: Tình yêu cuộc sống

Bài 1: Bài thơ

“Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

“Ngắm Trăng” Hồ Chí Minh

Trình bày cảm nhận của em về bài thơ trên.

Đoạn văn tham khảo: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người còn là một nhà thơ tài ba. Bác đã viết rất nhiều bài thơ hay, ý mỗi bài thơ Bác viết đều ngắn, ý thơ mộc mạc dễ hiểu và rất sâu sắc. “Ngắm trăng” là một bài thơ Bác viết trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch. Bài thơ mang nét đẹp của con người Bác: Bác là người yêu thiên nhiên vì thế trước cảnh đẹp của đêm trăng Bác vẫn “khó hững hờ” dù trong tù, chân tay bị cùm bị trói, chẳng có rượu, hoa để thưởng thức. “Trong tù… hững hờ”

Và cách ngắm trăng của Bác thật khác thường:

“Người ngắm… ngắm nhà thơ”

Nghệ thuật nhân hoá trăng “nhóm”, “ngắm” sử dụng rất khéo léo khiến ta cảm thấy dường như trăng không còn là vật mà đã trở thành người bạn tri âm, tri kỷ của Bác và dưới ánh mắt của trăng Bác không còn là người tù mà là một nhà thơ tao nhã.

Bài thơ “Ngắm trăng” là sự thể hiện tâm hồn trong sáng, phong thái thanh tao, ung dung tự tại của Bác đồng thời cũng thể hiện tình yêu trăng, yêu thiên nhiên của Bác.

Bài 2: Đoạn thơ

“Bay cao cao vút

chim biến mất rồi

Chỉ còn tiếng hát

Làm xanh da trời”

“Con chim Chiền Chiện” Huy Cận

Trình bày cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ trên.

Gợi ý:

+ Đoạn thơ nêu lên tác dụng kỳ diệu của tiếng chim hót.

+ Ca ngợi cuộc sống thanh bình, tươi đẹp của quê hương, đất nước.

»Tải về file word tại đây

Xem thêm:

– Chủ điểm: Có chí thì nên – Cảm thụ văn học lớp 4

– Chủ điểm: Vẻ đẹp muôn màu – Cảm thụ văn học lớp 4

Tags:Đáp án Tiếng Việt 4 · Giáo Án Tiếng Việt 4 · Kiểm tra Tiếng Việt 4 · Tiếng Việt 4

Theo hoctotnguvan.vn

Xem thêm:  Kể về lòng nhân hậu

Bài liên quan

Kể những điều em biết về nông thôn

Kể những điều em biết về nông thôn

Kể những điều em biết về nông thôn Hướng dẫn Đề bài: Kể những điều…
Tả cái cặp của em

Tả cái cặp của em

Tả cái cặp của em Hướng dẫn Đề bài: Tả cái cặp của em –…
Kể lại Sự tích hồ Ba Bể bằng lời của bà lão ăn xin

Kể lại Sự tích hồ Ba Bể bằng lời của bà lão ăn xin

Kể lại Sự tích hồ Ba Bể bằng lời của bà lão ăn xin Hướng…
Tả cái thước kẻ của em

Tả cái thước kẻ của em

Tả cái thước kẻ của em Hướng dẫn Ta cai thuoc ke cua em –…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *