Một số bài cảm thụ các đoạn văn đoạn thơ hay ngoài chương trình – Cảm thụ văn học lớp 4

Một số bài cảm thụ các đoạn văn đoạn thơ hay ngoài chương trình – Cảm thụ văn học lớp 4

Hướng dẫn

Cảm thụ văn học lớp 4

Một số bài cảm thụ các đoạn văn đoạn thơ hay ngoài chương trình

Bài 1: Đoạn thơ

“Nhà anh có một cây hồng

Qua son nhún nhảy đèn lồng cành tơ

Cây hồng như thực như mơ

Khách qua đường những ngẩn ngơ ghé nhìn”

“Cây Hồng” – Tố Hữu

Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả trong đoạn thơ trên. Với cách miêu tả ấy, nhà thơ giúp em cảm nhận được hình ảnh cây hồng như thế nào?.

Gợi ý:

+ Nghệ thuật:

dùng hình ảnh gợi tả. “Nhún nhẩy” “ngẩn ngơ”

So sánh: “Quả son” – “Đèn lồng”

+ Nội dung:

Miêu tả vẻ đẹp rực rỡ quyến rũ của cây hồng vào mùa quả chín.

Bài 2: Đoạn thơ

“Vui sao khi chớm vào hè

Xôn xao tiếng sẻ, tiếng ve báo mùa

Rộn ràng là một cơn mưa

Trên đồng bông lúa cũng vừa uốn câu”

“Mùa xuân – mùa hè” Trần Đăng Khoa

Đoạn thơ trên miêu tả cảnh gì?

Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ.

Gợi ý:

+ Nghệ thuật: đảo ngữ – dùng từ gợi tả

“Xôn xao – tiếng sẻ, tiếng ve”

“Rộn ràng là một cơn mưa”.

+ Nội dung: Đoạn thơ miêu tả khung cảnh tươi đẹp sống động của quê hương khi chớm vào hè.

Bài 3:

“Quê em đồng lúa nương dâu

Bên dòng sông nhỏ nhịp cầu bắc ngang

Dừa xanh toả mát đường làng

Ngân nga giọng hát, rộn ràng tiếng thoi”.

“Quê em” Nguyên Hồ

Quê em hiện lên qua bài thơ đẹp như thế nào? Nghệ thuật nào đã làm nên cái đẹp đó. Con cảm nhận gì về tình cảm của nhà thơ đối với quê hương.

Gợi ý:

+ Nghệ thuật:

– Liệt kê các sự vật, “đồng lúa” nương dâu, dòng sông, cây cầu, dừa…

– Đảo ngữ

“Ngân nga giọng hát

“Rộn ràng tiếng thoi”

+ Nghệ thuật so sánh và liệt kê các sự vật được sử dụng khéo léo gợi cảnh đẹp gần gũi, giản dị mà nên thơ và cuộc sống sinh hoạt sôi nổi vui tươi của quê hương.

+ Đoạn thơ thể hiện tình yêu, sự gắn bó của nhà thơ đối với cảnh vật quê hương.

+ Cảm xúc của bản thân: yêu thích cảnh vật quê hương gắn bó với quê hương.

Bài 4:

“Bên này là núi uy nghiêm

Bên kia là cánh đồng liền chân mây

Xóm làng xanh mát bóng cây

Sông xa trắng cánh, buồm bay lưng trời”

“Quê em” Trần Đăng Khoa

Cảnh quê hương hiện lên trong bài thơ trên đẹp như thế nào? Nêu cảm nhận của em khi đọc bài thơ trên.

Gợi ý: Cần nêu được

+ Nghệ thuật:

– Dùng hình ảnh gợi tả núi “uy nghiêm” ; cánh đồng “liền chây mây” “xanh mát”.

– Đảo ngữ: “Xanh mát bóng cây”, “Trắng cánh buồm”

→ Nội dung: Cảnh quê hương đẹp, thơ mộng, thanh bình, yên ả, sơn thuỷ hữu tình – thể hiện tình cảm, sự gắn bó, tự hào của tác giả với quê hương.

Bộc lộ được cảm xúc của bản thân (hiểu biết hơn về vẻ đẹp riêng biệt của các vùng quê, yêu và thêm tự hào về đất nước tươi đẹp, trù phú).

Bài 5: Em hãy nêu cảm nhận của mình khi đọc bài thơ sau:

Sau làn mưa bụi tháng ba

Luỹ tre xém đỏ như là lửa thiêu

Nền trời rừng rực sáng treo

Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay.

(“Tháng ba” – Trần Đăng Khoa)

Gợi ý: Nghệ thuật dùng hình ảnh gợi tả luỹ tre “xém đỏ” nền trời “rừng rực”

+ So sánh: “Cỏ cây xem đỏ như là lửa thiêu

+ Liên tưởng: Hình ảnh ngựa Thánh Gióng

+ Nội dung: Cảnh sắc tươi đẹp, huy hoàng tráng lệ của quê hương vào tháng ba.

Bài 6:

“Mùa xuân hoa nở đẹp tươi

Bướm con, bướm mẹ ra chơi hoa hồng

Bướm mẹ hút mật đầu bông

Bướm con đùa với nụ hồng đỏ tươi”.

“Mùa xuân – mùa hè” – Trần Đăng Khoa

Nêu cảm nhận của con khi đọc đoạn thơ trên?.

Gợi ý: Cần nêu được

+ Nghệ thuật dùng từ gợi tả “đẹp tươi” “đỏ tươi”, nhân hoá: “ra chơi” “đùa” → Cảnh đẹp tươi tắn, sống động của vườn hoa mùa xuân.

Bài 7:

Lên thăm nhà Bác hôm nay

Trắng ngần hoa huệ hương bay dịu hiền

Tưởng trong truyện cổ, cảnh tiên

Nhà sàn mát mẻ kề bên mặt hồ”

“Lên thăm nhà Bác” Hằng Phương

Cảnh nhà Bác qua cảm nhận của nhà thơ có những nét đẹp gì? Em hãy trình bày rõ.

Bài 8: “Mùa xuân đi dạo ngoài đồng như ba chú trẻ tuổi. Chỉ cần bà chủ đó liếc nhìn xuống cái khe là con suối lập tức bắt đầu chảy róc rách, tràn trề. Mùa xuân tiến bước đều mỗi bước lại làm những con suối reo to hơn…”

“Chiếc nhẫn bằng thép” – Pantôpxki

Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? Nghệ thuật nào đã làm nổi bật cái hay cái đẹp của đoạn văn?

Gợi ý: Cần nêu được

+ Nghệ thuật nhân hoá: “liếc, dạo, bước”

So sánh “Mùa xuân … như bà chủ trẻ tuổi”

+ Nội dung: Vẻ đẹp của cảnh giao mùa của nước Nga xinh đẹp.

»Tải về file word tại đây

Xem thêm:

– Chủ điểm: Có chí thì nên – Cảm thụ văn học lớp 4

– Chủ điểm: Vẻ đẹp muôn màu – Cảm thụ văn học lớp 4

Tags:Đáp án Tiếng Việt 4 · Giáo Án Tiếng Việt 4 · Kiểm tra Tiếng Việt 4 · Tiếng Việt 4

Theo hoctotnguvan.vn

Xem thêm:  Tả một người thợ cắt tóc đang làm việc

Bài liên quan

Kể những điều em biết về nông thôn

Kể những điều em biết về nông thôn

Kể những điều em biết về nông thôn Hướng dẫn Đề bài: Kể những điều…
Tả cái cặp của em

Tả cái cặp của em

Tả cái cặp của em Hướng dẫn Đề bài: Tả cái cặp của em –…
Kể lại Sự tích hồ Ba Bể bằng lời của bà lão ăn xin

Kể lại Sự tích hồ Ba Bể bằng lời của bà lão ăn xin

Kể lại Sự tích hồ Ba Bể bằng lời của bà lão ăn xin Hướng…
Tả cái thước kẻ của em

Tả cái thước kẻ của em

Tả cái thước kẻ của em Hướng dẫn Ta cai thuoc ke cua em –…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *