Soạn bài kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm
I.Chuẩn bị ở nhà
1.Ôn tập về ngôi kể.
a.Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào? Như thế nào là kể theo ngôi thứ ba? Nêu tác dụng của mỗi loại ngôi kể.
-Kể theo ngôi thứ nhất là người kể xưng tôi trong câu chuyện. Kể theo ngôi này, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình đã nghe, đã thấy, đã trải qua, những suy nghĩ, tình cảm của mình.
Kiểu kể này tăng tính chân thực, thuyết phục như là sự việc có thật.
-Kể theo ngôi thứ ba là người kể tự giấu mình đi, gọi tên các nhân vật bằng tên gọi của chúng. Cách kể này giúp người kể có thể kể một cách linh hoạt, tự do những gì đã diễn ra với nhân vật.
b.Lấy ví dụ về cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.
-Kể theo ngôi thứ nhất:
“Tôi đi chơi cùng với anh Tuấn. Hai an hem đang tung tăng nhảy như sáo trên con đường làng thì nghe thấy tiếng kêu cứu ở ngoài bờ sông:
-Bà con ơi, có người chết đuối:
Anh Tuấn bảo tôi:
-Chúng mình ra xem sao đi.
Ra đếnn nơi thì có một cậu bé trạc 10 tuổi đang đứng kêu khóc ầm ĩ vì có đứa em ngã xuống sông.
Anh tôi liền cởi áo nhảy xuống cứu em bé”.
-Kể theo ngôi kể thứ ba:
“Anh Tuấn và cậu Tú cùng đi chơi với nhau. Hai anh em đang tung tăng vừa đi vừa nhảy như sáo trên con đường làng. Bỗng có tiếng người kêu cứu ngoài bờ sông:
-Bà con ơi, có người chết đuổi.
Ngay lúc đó anh Tuấn và cậu Tú cùng ra bờ sông xem sao.
Ra đến bờ sông, thấy một em bé đang kiệt sức không bơi được. Anh Tuấn liền cởi áo nhảy xuống sông bơi ra cứu đứa bé”.
c.Tại sao người ta phải thay đổi ngôi kể?
Tùy theo một cốt truyện cụ thể, với những tình huống cụ thể mà người viết lựa chọn ngôi kể cho thích hợp. Có thể trong một truyện người viết dùng ngôi kể khác nhau để soi chiếu vào sự việc, hoặc nhân vật bằng các điểm nhìn khác nhau nhằm tăng thêm tính sinh động, phong phú khi miêu tả sự việc và con người.
2.Lập dàn ý kể chuyện:
Đoạn đoạn văn trong SGK và lập dàn ý kể chuyện theo ngôi thứ nhất của chị Dậu:
Nội dung của đoạn văn trên có các yếu tố:
a.Câu chuyện kể về việc bọn cai lệ vào nhà chị Dậu quát nạt, hành hạ anh Dậu. Chuyện được kể theo ngôi thứ ba.
b.Yếu tố biểu cảm được thể hiện ngay trong các câu đối thoại của chị Dậu đối với bọn cai lệ: Lúc đầu thì van xin, xưng “cháU” với cai lệ; tiếp đến chị bị đánh không chịu nổi thì lại xưng “tôi” với chúng, khi thể hiện lòng căm uất thì xưng “mày tao” với chúng.
Ở đây ta thấy tính phong phú trong ngôn ngữ của người Việt Nam hiện rất rõ qua lời xưng hô để tỏ rõ thái độ (lễ độ, coi thường, căm ghét, uất giận) qua đại từ nhân xưng: “cháu, tôi, tao”).
c.Các yếu tố miêu tả thể hiện trong đoạn văn đã được kết hơp với biểu cảm qua các câu nói của chị Dậu:
-“Cháu van ông, nhà cháu vừa tỉnh được một lúc, ông tha cho”.
-“Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”.
-“Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”.
Qua các câu nói trên ta thấy hình ảnh, thái độ của chị Dậu hiện ra trong từng câu nói. Trong những trường hợp như thế tác giả thường nhập vào nhân vật mà biểu lộ tình cảm của mình một cách gián tiếp.
II.Luyện nói trên lớp.
Em đóng vai chị Dậu, kể lại câu chuyện theo đoạn văn trên.
“Bực quá, mặt tôi tái xám, đặt vội con bé xuống, chạy đến nắm lấy tay tên cai lệ mà van xin:
-“Cháu van ông, nhà cháu vừa tỉnh được một lúc, ông tha cho”.
Hắn ra bộ hách dịch, vừa nói như quát: “tha này, tha này”, vừa bịch luôn vào ngực tôi mấy cái thật đau, rồi sấn đến định trói chồng tôi.
Tức không chịu được nữa, tôi chăng nghĩ gì đến thân phận mình, con giun xéo mãi cũng quằn, tôi liền cự lại:
-Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Ngay lúc ấy, tên cai lệ nhảy sấn đến tát vào mặt tôi một cái đánh bốp, rồi cứ ngang nhiên xăm xăm định trói chồng tôi.
Không còn kìm nén nỗi cơn thịnh nổ, tôi nghiến hai hàm răng lại, nói như quát:
-Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Nói xong, tôi túm lấy cổ hắn, dúi ra cửa. Một thằng nghiện với cái sức lẻo khẻo không chống lại được sức xô đẩy của tôi, hắn ngả chỏng quèo trên mặt đất. Thế mà mồm nó vẫn lảm nhảm thét trói vợ chồng tôi”.