Soạn bài ôn dịch, thuốc lá của Nguyễn Khắc Viện
I.Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Phân tích ý nghĩa của việc dùng dấu phẩy trong đầu đề của văn bản Ôn dịch, thuốc lá.
Tên gọi của văn bản này không chí có nghĩa là một thứ bệnh dễ lan truyền rộng. Ở đây tác giả dùng từ “ôn dịch”, một từ có ý nghĩa chửi rủa và bắt đầu dấy phẩy ngăn cách giữa hai từ “ôn dịch” và “thuốc lá”, là sử dụng theo lối tu từ để nhấn mạnh sắc thái biểu cảm (vừa căm tức vừa ghê tởm). Ta có thể diễn ý tên gọi văn ản một cách khác là Thuốc là một loại ôn dịch.
Câu 2. Vì sao tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo Bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá? Điều đó có tác dụng gì trong lập luận?
Tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá nhằm mục đích lấy lối so sánh rất hay của nhà quân sự thiên tài để thuyết minh một vấn đề ý học. Nói một cách đơn giản, khói thuốc không làm cho người “lăn đùng ra chết ngay” mà nó gặm nhấm dần sức khỏe của người như tằm ăn lá dâu, nghĩa là người hút không thấy ngay tác hại cua nó… Điều này có tác dụng rất sắc sảo trong lập luận.
Câu 3. Tác giả đã nêu lên tác hại của thuốc lá như thế nào đối với con người?
– Bằng những cứ liệu khoa học, bằng sự giải thích, phân tích tường tận của một nhà khoa học, tác giả chứng minh cho mọi người thấy được tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe của con người nó gây ra những căn bệnh nan y: Viêm phế quản, ung thư phổi và ung thư vòm họng làm tắc động mạch, làm nhồi máu cơ tim… khiến cho người đọc phải rùng mình kinh sợ.
Câu 4. Vì sao tác giả đặt giả định “Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!” trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá?
Bằng cách này, tác giả bác bỏ lối chống chế thường gặp ở những người hút thuốc. Người hút thuốc trực tiếp bị chất độc nicôtin, oxit cacbon gây tác hại, nhưng còn gây tác hại cho những người xung quanh phải ngửi mùi thuốc (nhất là trẻ con và phụ nữ mang thai).
– Để chỉ rõ sự ôn dịch của thuốc là nó không chỉ ảnh hưởng tới một người hút mà nó còn ảnh hưởng, còn đầu độc tới mọi người xung quanh (những người làm việc cùng phòng, vợ, con, đặc biệt là thai nhi bé bỏng dẫn tới việc sinh non rất nguy hiểm).
– Thể hiện thái độ phê phán nghiêm khắc với những người hút thuốc là và đề nghị những người hút thuốc lá phải có ý thức ra hành lang hoặc ngoài sân để không ảnh hưởng đến người khác.
-> Như vậy bằng tình cảm nhiệt tình, sôi nổi, tác giả đã chỉ ra thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến người hút mà còn ảnh hưởng đến mọi người xunh quanh.
Câu 5. Vì sao tác giả đưa ra những số liệu để so sánh tình hình hút thuốc của nước ta với các nước Âu-Mĩ trước khi đưa ra kiến nghị: Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này?
Tác giả so sánh tình hình hút thuốc của nước ta với các nước Âu-Mĩ trước khi đưa ra kiến nghị là để cho thấy hậu quả của việc hút thuốc lá ở nước ta còn nghiêm trọng hơn ở các nước đó. Ta nghèo hơn nhưng lại “xài” thuốc lá tương đương với các nước đó. Đây là điều không thể chấp nhận. Điều thứ hai là cho thấy các nước đã tiến hành những chiến dịch, thực hiện những biện pháp ngăn ngừa, hạn chế thuốc lá quyết liệt hơn ta.
Câu 6. Nghệ thuật.
Với phong cách ngôn ngữ báo chí, bằng phương pháp liệt kê, phân tích chứng minh… văn bản đã làm sáng tỏ, đầy sức thuyết phục về tác hại của thuốc lá, kêu gọi mọi người hãy đứng lên ngăn ngừa, chặn đứng nạn ôn dịch thuốc lá.
Các lí lẽ và dẫn chứng được tác giả nêu lên qua sự phân tích sâu sắc và so sánh liên tưởng rất thực tế, đầy tính thuyết phục.
Câu 7. Ý nghĩa
Giống như ôn dịch, nạn nghiện thuốc lá rất dễ lây lan và gây ra những tổn hại to lớn cho sức khỏe và tính mạng con người. Song, nạn nghiện thuốc lá còn nguy hiểm hơn cả ôn dịch: nó gặm nhấm sức khỏe con người nên không dễ kịp thời nhận biết, nó gây tác hại nhiều mặt đối với gia đình và xã hội. Cần quyết tâm phòng chống ôn dịch thuốc lá.
Hãy đáp lại tấm lòng của người thầy thuốc, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, thiết tha kêu gọi mọi người, nhất là thanh niên, hãy đứng lên ngăn ngừa, chặn đứng nạn ôn dịch thuốc lá.
II.Luyện tập.
Câu 1. Tìm hiểu tinh trạng hút thuốc lá ở một số người thân và dựa vào cách lập bảng thống kê để phân loại nguyên nhân.
–Lứa tuổi 20 – 25 tuổi.
-Vui bạn, nể bạn 30%.
-Bắt chước 60%.
-Vì lịch sự, xã giao 10%.
Câu 2. Ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc bản tin của báo Sài Gòn tiếp thị.
Hãy ghi lại cảm nghĩ chân thực của mình về cái chết thảm không phải là của người nghèo khổ mà là một tỷ phú ở Mỹ.