Soạn Người cầm quyền khôi phục uy quyền siêu ngắn

Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền siêu ngắn nhất SGK Ngữ văn 11 tập 2, giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Lời giải chi tiết

Câu 1: Nghệ thuật đối lập hai nhân vật Giăng Van-giăng và Gia-ve:

 

Gia-ve

Giăng Van-giăng

 

Ngôn ngữ và hành động trước khi Phăng-tin chết

+ Ngoại hình: hung dữ, độc ác (bộ mặt gớm ghiếc, cặp mắt như cái móc sắt, cái cười ghê tởm…)

+ Ngôn ngữ: thô lỗ, trịch thượng, tàn nhẫn (tiếng thú gầm, hét lên, xưng hô mày-tao, miệt thị, châm biếm cay độc).

+ Hành động: đắc thắng và hung hãn, đối xử với người hấp hối một cách độc ác.

+ Ngôn ngữ: lịch thiệp, tôn trọng, nhẹ nhàng, tinh tế (giọng nhẹ nhàng và điềm tĩnh; trấn an Phăng-tin, nhún nhường với Gia-ve).

+ Hành động, cử chỉ: cúi đầu cầu xin Gia-ve cho thời gian để tìm con cho Phăng-tin, tìm mọi cách để cứu Phăng-tin đang kiệt sức và tuyệt vọng.

Ngôn ngữ và hành động sau khi Phăng-tin chết

+ Ngôn ngữ: thô lỗ, hung hãn, coi thường (hét lên, đe dọa, thúc giục Giăng Van-giăng phải đi ngay…)

+ Thái độ, cử chỉ: Run sợ trước hành động của Giăng Van-giăng; sợ Giăng Van-giăng bỏ trốn.

+ Ngôn ngữ: đanh thép, bình đẳng với Gia-ve (kết tội Gia-ve khiến Phăng-tin chết)

+ Hành động: mạnh mẽ, chủ động, làm chủ hoàn cảnh.

→ Tác dụng và ý nghĩa của nghệ thuật đối lập:

– Làm nổi bật sự tương phản giữa hai nhân vật: Gia-ve như một con thú khát máu đang săn mồi – Giăng Van-giăng là con người bản lĩnh, tràn đầy tình yêu thương.

– Làm nổi bật sự đối lập giữa thiện và ác, yêu thương và bạo tàn.

Câu 2: Phân tích những hình ảnh so sánh và ẩn dụ:

– Mọi chi tiết về ngôn ngữ, hành động, cử chỉ đều quy chiếu nhân vật Gia-ve vào ẩn dụ về một con ác thú săn mồi.

– Diễn biến của đoạn trích, đặc biệt là đoạn kết khi tiễn biệt Phăng-tin về cõi vĩnh hằng, Giăng Van-Giăng được quy chiếu về hình ảnh của một con người của tình yêu thương, của một vị cứu tinh cao cả.

Câu 3: Đoạn văn “Ông nói gì với chị?…sự thực cao cả” là lời trữ tình ngoại đề của tác giả.

– Có tác dụng mở rộng, nâng tầm ý nghĩa của hình tượng nhân vật với những bình luận, đánh giá vừa sắc sảo vừa cảm xúc của nhà văn.

– Thể hiện niềm tin vào sức mạnh và giá trị đích thực của tình yêu thương.

Câu 4:Những dấu hiệu của nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa:

– Chi tiết bà xơ Xem-pli-xơ thấy Phăng-tin nở nụ cười khi Giăng Van-giăng thì thầm bên tai chị và gương mặt chị “sáng rỡ lên một cách lạ thường” khi Giăng Van-giăng sửa sang tư thế, trang phục cho chị “như một người mẹ sửa sang cho con”.

– Lời bình: “Chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại”.

→ Những chi tiết hư cấu, lãng mạn ca ngợi sức mạnh kì diệu, khả năng đem lại niềm tin của tình yêu thương cao cả.

Hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Soạn Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân siêu ngắn

Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân siêu ngắn nhất trang…

Soạn Vào phủ chúa Trịnh (Thượng kinh kí sự) – Lê Hữu Trác siêu ngắn

Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh siêu ngắn nhất trang 3 SGK ngữ văn 11…

Soạn Viết bài văn số 1: Nghị luận xã hội siêu ngắn

Soạn bài Viết bài văn số 1: Nghị luận xã hội siêu ngắn nhất trang…

Soạn Tự tình (bài II) – Hồ Xuân Hương siêu ngắn

Soạn bài Tự tình (bài II) siêu ngắn nhất trang 18 SGK ngữ văn 11…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *