Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo)

Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo) trang 20 SGK Ngữ văn 10. Câu 2. a. Các nhân vật đã thực hiện bằng ngôn ngữ những hành động nói cụ thể nào? Nhằm mục đích gì?

Lời giải chi tiết

LUYỆN TẬP

Câu 1. Phân tích các nhân tố giao tiếp trong câu ca dao

   Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:

– Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?

a. Nhân vật giao tiếp ở đây là những người như thế nào?

b. Hoạt động giao tiếp diễn ra vào thời điểm nào?

c. Nhân vật anh nói về điều gì? Nhằm mục đích gì?

d. Cách nói của “anh” có phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp không?

Trả lời:

a. Nhân vật giao tiếp trong câu ca dao trên là một chàng trai và một cô gái.

b. Thời gian: Đêm trăng thanh. Thích hợp với những cuộc chuyện trò tình tứ của đôi bên nam nữ, của những buổi hát đổi, hát ghẹo, hát giao duyên trong sinh hoạt dân ca.

c. 

+ Nói về việc “Tre non đủ lá” dùng để “đan sàng”.

+ Mục đích: ướm hỏi, tỏ tình (nghĩa hàm ẩn; người đã đủ lớn khôn, nên kết duyên).

d. Cách nói của chàng trai rất tế nhị, phù hợp với đối tượng và mục đích giao tiếp.

Câu 2. Đọc đoạn đối thoại (giữa em nhỏ A Cổ với một ông già) và thực hiện các yêu cầu (SGK, tr. 21).

a. Các nhân vật đã thực hiện bằng ngôn ngữ những hành động nói cụ thể nào? Nhằm mục đích gì?

b. Nêu mục đích giao tiếp của mỗi câu.

c. Lời nói của các nhân vật bộc lộ tình cảm, thái độ và quan hệ trong giao tiếp như thế nào?

Trả lời:

a. Các hành động nói cụ thể: Chào, nói, thưa

b. Trong lời nói của ông già, cả ba câu đều là câu hỏi, nhưng mục đích không phải đều để hỏi.

Câu 1 (A cổ hả) là câu hỏi thay chào, đáp lại lời chào của A cổ.

Câu 2 (Lốn tướng rồi nhỉ) là lời khen, dùng để biểu thị tình cảm, không mang tính nghi vấn.

Chỉ có câu 3 là có mục đích hỏi.

c. Lời nói của các nhân vật bộc lộ thái độ, tình cảm và quan hệ trong giao tiếp:

– Tình cảm giữa hai người rất thân mật, tin cậy lẫn nhau

– Thái độ: Cậu bé rất kính trọng ông bà, ông già rất mến yêu cậu bé

– Quan hệ: hai người khác lứa tuổi nhưng có quan hệ tốt về mọi mặt

Câu 3: Đọc bài thơ Bánh trôi nước và thực hiện các yêu cầu (SGK, tr.21)

a. Khi làm bài thơ này, Hồ Xuân Hương đã “giao tiếp” với người đọc vấn đề gì? Nhằm mục đích gì? Bằng phương tiện ngôn ngữ, hình ảnh như thế nào?

b. Người đọc căn cứ vào đâu để lĩnh hội bài thơ

Trả lời:

a. Mục đích, vấn đề giao tiếp

– Vấn đề giao tiếp: Hồ Xuân Hương đã “giao tiếp” với người đọc về vấn đề thân phận người phụ nữ nói chung và của tác giả nói riêng.

– Mục đích: Hồ Xuân Hương đã “giao tiếp” với người đọc về vấn đề thân phận người phụ nữ nói chung và của tác giả nói riêng. Đồng thời tác giả khẳng định phẩm giá, nhân cách tốt đẹp của người phụ nữ. Hồ Xuân Hương đã dùng hình tượng chiếc bánh trôi nước để nói lên điều đó.

b. Căn cứ để lĩnh hội, cảm nhận bài thơ

– Người đọc căn cứ vào từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ: “trắng”, “tròn” (chỉ vẻ đẹp), “bảy nổi ba chìm” (chỉ thân phận lận đận), “tấm lòng son” (phẩm chất bên trong).

– Căn cứ vào cuộc đời của nữ sĩ Hồ Xuân Hương để hiểu và cảm bài thơ này: Xuân Hương có tài, có tình nhưng số phận trớ trêu để  cho bà sự bất hạnh. Hai lần lấy chồng thì cả hai lần “cố đấm ăn xôi lại hẩm”. Rốt cục Cổ Nguyệt Đường (nơi bà ở) vẫn lạnh tanh không hương sắc. Điều cảm phục ở bà dù trong hoàn cảnh nào vẫn giữ gìn phẩm chất của mình.

Câu 4. Viết đoạn văn thông báo về nội dung làm sạch môi trường (SGK)

Trả lời:

   Học sinh xem lại mẫu văn bản thông báo để viết; yêu cầu viết thông báo ngắn, song phải có mở đầu, kết thúc.

– Đối tượng giao tiếp là học sinh toàn trường.

– Nội dung giao tiếp là làm sạch môi trường

– Hoàn cảnh giao tiếp là hoàn cảnh nhà trường và ngày môi trường thế giới.

Tham khảo:

THÔNG BÁO

Để kỉ niệm Ngày Môi trường thế giới, trường THPT ….. tổ chức buổi tổng vệ sinh toàn trường:

– Nội dung công việc: làm cỏ, phát quang bụi rậm, thu dọn rác thải, chăm sóc cây xanh trong phạm vi quản lí của nhà trường.

– Thời gian làm việc: từ 7 giờ sáng … ngày … tháng … năm …

– Đối tượng tham gia: toàn thể học sinh của trường.

– Kế hoạch cụ thể: Các chi đoàn nhận phân công công việc cụ thể tại văn phòng Đoàn trường.

Khi đi, mỗi học sinh phải mang theo một trong các dụng cụ sau: cuốc, xẻng, chổi, kéo, bao đựng rác, …

Nhà trường đề nghị toàn thể học sinh tích cực tham gia để phong trào được thành công tốt đẹp.

…, ngày … tháng … năm …

Bam giám hiệu trường THPT ….

Câu 5: Phân tích các hoạt động giao tiếp qua bức thư Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa tháng 9 năm 1945 (SGK tr. 22).

Trả lời:

   Phân tích các nhân tố  giao tiếp của bức thư Bác Hồ gửi HS cả nước nhân ngày khai trường năm 1945.

a. Bác Hồ với tư cách là chủ tịch nước viết thư gửi học sinh toàn quốc. Người nhận là học sinh, thế hệ chủ nhân tương lai của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa

b. Hoàn cảnh cụ thể: Nước ta vừa giành được độc lập và chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ dân chủ, rất cần có nhân tài, do đó, sự cố gắng học tập, nỗ lực phấn đấu của những công dân tương lai có ý thức quan trọng cấp bách.

– Người viết (Bác Hồ) là người từng trải,  kinh nghiệm có được từ nhiều nước văn minh thế giới, mong muốn cho đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu.

– HS: Lần đầu tiên được học trong nhà trường của nước nhà độc lập.

c. Nội dung bức thư phân tích ý nghĩa của ngày khai trường đầu tiên và động viên HS tích cực học tập, phấn đấu vì tương lai tươi sáng của đất nước.

+ Bộc lộ niềm vui sướng vì học sinh thế hệ tương lai được hưởng cuộc sống độc lập

+ Nhiệm vụ và trách nhiệm của học sinh đối với đất nước

+ Sau cùng là lời chúc của Bác đối với học sinh.

d. Mục đích của bức thư: Chúc mừng học sinh nhân ngày tựu trường của đất nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cổ vũ tinh thần học tập của các HS, từ đó xác định nhiệm vụ nặng nề nhưng vẻ vang của học sinh.

e. Cách viết: Vừa là bức thư, vừa là lòi kêu gọi, phân tích ý nghĩa của nhà trường trong thời đại mới, đồng thời nêu lên mục đích cao cả của sự nghiệp cách mạng, từ đó gợi mở HS suy nghĩ trách nhiệm thiêng liêng của mình. Lời văn giản dị, gần gũi với HS.

Hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Phân tích bài thơ Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão

Phân tích bài thơ Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão

Đề bài: Phân tích bài thơ Tỏ Lòng (thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão Bài…
Phân tích bài Ca dao hài hước

Phân tích bài Ca dao hài hước

Đề bài: Phân tích bài Ca dao hài hước. Bài làm   I– NHỮNG KIẾN…
Phân tích tác phẩm Uy-lít-xơ trở về (Trích Ô-đi-xê – sử thi Hi Lạp)

Phân tích tác phẩm Uy-lít-xơ trở về (Trích Ô-đi-xê – sử thi Hi Lạp)

Đề bài: Phân tích tác phẩm Uy-lít-xơ trở về (Trích Ô-đi-xê – sử thi Hi Lạp)…
Soạn văn lớp 10 HK 1 & 2

Soạn văn lớp 10 HK 1 & 2

Học Tốt Ngữ Văn 10 tổng hợp bộ bài soạn văn học kì 1 và…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *