Soạn bài Viết bài làm số 2: Văn tự sự

Soạn bài Viết bài làm số 2: Văn tự sự trang 81 SGK Ngữ văn 10. Đề 2: Hãy tưởng tượng mình là Xi-mông, kể lại chuyện Bố của Xi-mông

Lời giải chi tiết

ĐỊNH HƯỚNG CHUNG

– HS hiểu sâu hơn về văn bản tự sự, nhất là những kiến thức về đề tài và cốt truyện. Từ đó các em có thể viết được bài văn vối những sự kiện, chi tiết tiêu biểu kết hợp vối các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

– Bồi dưỡng ý thức và tình cảm lành mạnh, đúng đắn với con người và cuộc sống. Nhận thức tốt về bản thân trong mối quan hệ với xã hội.

HƯỚNG DẪN CHUNG

Đề 1: Kể lại truyện cổ tích hoặc một truyện ngắn mà anh (chị) yêu thích.

Gợi ý dàn bài:

1. Mở bài

– Kể giới thiệu gia cảnh bố mẹ Sọ Dừa

– Sự ra đời thần kì và hình ảnh dị dạng của Sọ Dừa.

2. Thân bài

   Lần lượt kể các sự việc sau:

– Sọ Dừa đi chăn bò cho nhà Phú ông những tưởng sẽ rất khó khăn nhưng cậu chăn rất giỏi.

– Phú ông cắt cử ba cô con gái đưa cơm cho Sọ Dừa.

    + Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa.

    + Cô út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.

– Cô út nhiều lần bắt gặp Sọ Dừa biến thành chàng trai tuấn tú khôi ngô đem lòng yêu thương chàng.

– Sọ Dừa đòi mẹ sang hỏi cho mình con gái Phú ông.

– Hai cô chị xấu tính nên từ chối. Cô út vì biết được thân hình của Sọ Dừa nên cúi mặt, e lệ bằng lòng,

– Sọ Dừa đi thi. Trước khi đi còn dặn dò và trao cho vợ những vật hộ thân.

– Hai cô chị bày mưu ác rồi đẩy cô em vào bụng cá.

– Cô em không chết, giạt vào sống ở đảo hoang rồi may mắn nhờ vào những vật hộ thân mà gặp được chồng mình.

3. Kết bài

– Hai cô chị thấy cô em trở về thì xấu hổ bỏ đi biệt tích.

– Vợ chồng quan trạng từ đấy sống hạnh phúc bên nhau.

Đề 2: Hãy tưởng tượng mình là Xi-mông, kể lại chuyện Bố của Xi-mông

Gợi ý dàn bài:

1. Mở bài

– Giới thiệu: Tôi là Xi-Mông, tối vốn là một đứa trẻ mồ côi cha. Tôi sống với mẹ Blang-sốt.

2. Thân bài

– Đến trường tôi thường:

    + Bị bạn bè trêu như thế nào ?

    + Bản thân đau đớn ra sao ? (trong suy nghĩ, hành động,…)

    + Cảm giác sợ hãi, muốn lẩn tránh, xa lánh bạn bè.

– Tôi đã bỏ lên bờ sông, trong đầu vướng vấn ý định tự tử ngay lúc ấy.

    + Kể lại tâm trạng vô cùng tuyện vọng lúc ở bờ sông.

    + Cảnh vật lúc đó thế nào ? Nó khiến “tôi” cảm giác ra sao ?

– Đang tuyệt vọng, bỗng nhiên có một bàn tay chắc nịch đặt lên vai tôi. Đó là bác thợ rèn Phi-líp.

    + Miêu tả đôi chút về ngoại hình của bác.

    + Kể lại việc bác thợ rèn nói chuyện với mình ra sao.

    + Bác đưa mình về và nói chuyện với mẹ thế nào.

– Vô cùng sung sướng khi Bác Phi-líp đồng ý nhận làm cha của mình. Muốn khoe với các bạn và tự hào vì mình có bố.

– Ngày hôm sau khi đến trường tôi không còn lo lắng, sợ hãi trước những lời trêu ghẹo của những đứa bạn, tôi tự tin, hãnh diện vì đã có bố.

3. Kết bài: Cảm nhận sau khi có bố (hạnh phúc, tự hào,…)

Đề 3: Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thuỷ cung, Trọng Thuỷ đã tìm gặp lại Mị Châu. Những sự việc gì đã xảy ra ? Hãy kể lại câu chuyện đó

Đối với đề này, có ba tình huống có thể xảy ra, học sinh lựa chọn tình huống rồi viết thành câu chuyện:

– Gặp lại Trọng Thủy, Mị Châu cảm động và nhận lời nối lại duyên xưa.

– Gặp lại Trọng Thủy, Mị Châu tức giận bỏ đi.

– Gặp lại Trọng Thủy, Mị Châu giảng giải lẽ đúng sai. Trọng Thủy rất ân hận, muốn nối lại duyên xưa, nhưng Mị Châu không chấp nhận.

Gợi ý dàn bài:

1. Mở bài: Hoàn cảnh (không gian, thời gian, tình huống xảy ra câu chuyện): Sau khi tự tử ở Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu.

– Sau khi an táng cho vợ, Trọng Thuỷ ngày đêm buồn rầu khổ não.

– Một hôm đang tắm, Trọng Thuỷ nhìn thấy bóng Mị Châu ở dưới nước bèn nhảy xuống giếng ôm nàng mà chết.

2. Thân bài

– Khung cảnh của cuộc gặp gỡ dưới thủy cung:

+ Quang cảnh chung.

+ Sự xuất hiện của Mị Châu.

– Tâm trạng của Mị Châu – Trọng Thủy sau khi gặp lại nhau trong suốt thời gian dài xa cách:

+ Trọng Thủy vui mừng khôn xiết.

+ Mị Châu xao xuyến nhưng oán trách, giận hờn.

– Câu chuyện của Mị Châu và Trọng Thủy ở chốn thủy cung:

+ Mị Châu trách Trọng Thủy và nhớ lại những kỉ niệm về tình yêu. Nàng cũng đau đớn kể về kết cục của cha và chính mình.

+ Trọng Thủy thanh minh cho những lỗi lầm của mình, khẳng định tình cảm của mình với Mị Châu, và bày tỏ ước nguyện muốn nối lại duyên xưa.

+ Tuy rất xúc động trước tấm lòng của Trọng Thủy, nhưng Mị Châu không đồng ý lại nối duyên với chàng.

+ Trọng Thủy đau khổ từ giã nhưng những hàng nước mắt cứ tuôn ra như mưa. Chàng hóa thân thành những bọt nước biển mang hình giọt lệ.

3. Kết bài: Nêu cảm xúc của nhân vật Trọng Thủy.

Đề 4: Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của anh (chị) về tình cảm gia đình, tình bạn, tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất.

Gợi ý dàn bài:

1. Mở bài

– Giới thiệu mối quan hệ của bản thân với người mà mình đã có được kỉ niệm giàu ấn tượng và sâu sắc (ông bà, cha mẹ, bạn bè, thầy cô…).

– Kể lại hoàn cảnh nảy sinh kỉ niệm ấy.

2. Thân bài

* Giới thiệu chung về tình cảm của bản thân với đổi tượng.

* Kể về kỉ niệm.

– Câu chuyện diễn ra vào khi nào ?

– Kể lại nội dung sự việc.

    + Sự việc xảy ra thế nào ?

    + Cách ứng xử của mọi người ra sao ?

– Kỉ niệm ấy đã để lại trong bản thân điều gì? (Một bài học, thêm yêu quý ông bà, bạn bè, thầy cô hơn…).

3. Kết bài

– Nhấn mạnh lại ý nghĩa của kỉ niệm ấy.

– Tự hào và hạnh phúc vì có được người ông (bà, cha mẹ, bạn, thầy cô …) như thế.

Hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Phân tích bài thơ Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão

Phân tích bài thơ Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão

Đề bài: Phân tích bài thơ Tỏ Lòng (thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão Bài…
Phân tích bài Ca dao hài hước

Phân tích bài Ca dao hài hước

Đề bài: Phân tích bài Ca dao hài hước. Bài làm   I– NHỮNG KIẾN…
Phân tích tác phẩm Uy-lít-xơ trở về (Trích Ô-đi-xê – sử thi Hi Lạp)

Phân tích tác phẩm Uy-lít-xơ trở về (Trích Ô-đi-xê – sử thi Hi Lạp)

Đề bài: Phân tích tác phẩm Uy-lít-xơ trở về (Trích Ô-đi-xê – sử thi Hi Lạp)…
Soạn văn lớp 10 HK 1 & 2

Soạn văn lớp 10 HK 1 & 2

Học Tốt Ngữ Văn 10 tổng hợp bộ bài soạn văn học kì 1 và…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *