Luyện tập Viết đoạn văn tự sự trang 97 SGK Ngữ văn 10. Câu 2. Viết một đoạn văn diễn tả cử chỉ và tâm trạng của cô gái trong 9 câu đầu đoạn trích Tiễn dặn người yêu
Lời giải chi tiết
KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đoạn văn trong văn bản tự sự bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc chức năng, nhiệm vụ của mỗi đoạn. Đoạn văn trung tâm của văn bản tự sự kể lại những diễn biến của câu chuyện, với các tình tiết, nhân vật, mâu thuẫn và xung đột.
2. Kĩ năng viết các đoạn văn tự sự: Bắt đầu bằng việc hình dung câu chuyện, rồi lần lượt kể lại theo trình tự (có thể theo trình tự thời gian); trong khi kể phải biết nhấn mạnh các chi tiết quan trọng, tô đậm các hình ảnh, nhân vật, cảm xúc… để câu chuyện được sinh động. Chú ý viết những câu văn, đoạn văn chuyển tiếp để các đoạn văn được liên kết và ý văn được mạch lạc.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI
I. ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
a. Trong văn bản tự sự, mỗi đoạn văn thường có câu nêu ý nghĩa khái quát gọi là câu chủ đề. Các câu khác diễn đạt những ý cụ thể.
b. Mỗi đoạn văn tự sự thường gồm nhiều đoạn văn với những nhiệm vụ khác nhau:
– Đoạn phần mở bài: giới thiệu câu chuyện.
– Đoạn ở thân bài: kể diễn biến sự việc chi tiết.
– Đoạn kết bài: tạo ấn tượng mạnh mẽ tới suy nghĩ, cảm xúc người đọc.
c. Nội dung mỗi đoạn văn tuy khác nhau (cách tả người, kể sự việc) nhưng đều có chung nhiệm vụ là thể hiện chủ đề và ý nghĩa văn bản.
II. CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
Câu 1:
a. Theo anh (chị), các đoạn văn trên có thể hiện đúng như dự kiến của tác giả không? Nội dung và giọng điệu của các đoạn văn mở đầu và kết thúc có nét gì giống và khác nhau?
b. Anh (chị) học được điều gì ở cách viết đoạn văn của Nguyên Ngọc.
Trả lời:
a. Các đoạn văn trên nói chung thể hiện đúng dự kiến của nhà văn.
– Giống nhau là: Cả đoạn mở đầu và kết thúc đều miêu tả cảnh rừng xà nu. Nó tạo thành một kết cấu vòng tròn – mở. Kết cấu này vừa đảm bảo sự chặt chẽ về bố cục, vừa tập trung làm nổi bật chủ đề của tác phẩm. Không những thế, kết cấu kiểu vòng tròn – mở còn gọi cho người đọc những suy nghĩ để liên tưởng “mở rộng vấn đề”.
– Khác nhau: Hai đoạn mở đầu miêu tả cánh rừng xà nu cụ thể sinh động bằng những chi tiết nghệ thuật giữa sức tạo hình nhằm để tạo không khí cho câu chuyện và để dẫn dắt, lôi cuốn người đọc. Trong khi đó đoạn cuối truyện chủ yếu miêu tả cảnh rừng xà nu mờ dần và bất tận nhằm tạo cho ng-ười đọc cảm giác về sự bất diệt của rừng cây và sức sống mãnh liệt của con người.
b. Rút kinh nghiệm từ cách viết đoạn văn của Nguyên Ngọc:
– Cần có ý tưởng, dự kiến từ trước cho nội dung và nghệ thuật của đoạn văn.
– Mỗi đoạn văn trong văn bản tự sự cần phải tập trung biểu hiện chủ đề chung, tuy nhiên vẫn phải có những đặc điểm khác nhau về nội dung và nghệ thuật.
Câu 2. (SGK, tr. 98) và trả lời các câu hỏi
a. Có thể coi đây là đoạn văn trong văn bản tự sự được không, vì sao? Theo anh (chị) , đoạn văn đó thuộc phần nào của truyện ngắn mà bạn học sinh định viết.
b. Viết đoạn văn này, bạn học sinh đã thành công ở nội dung nào, nội dung nào còn phân vân để trống? Anh (chị) hãy viết tiếp vào những chỗ để trống đó để cùng bạn hoàn thành đoạn văn định viết.
Trả lời:
a. Đoạn văn này thuộc phần thân bài (phần phát triển) trong “truyện ngắn” mà bạn học sinh định viết. Đoạn văn này đã kể lại một sự việc quan trọng, đó là chuyện “Chị Dậu về làng lãnh đạo cuộc nổi dậy khi cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 nổ ra”. Sự việc ấy phù hợp với chủ đề và cốt truyện mà bạn học sinh đã nêu ra và lập dàn ý. Có thể xem đây là đoạn văn trong văn bản tự sự.
b.
– Có thể nói, đoạn văn trên mới chỉ thành công trong việc “kể” lại câu chuyện. Nhược điểm của đoạn văn là việc sắp xếp những đoạn tả cảnh, tả tâm trạng còn chưa nhuyễn, chưa hay. Văn phong còn lúng túng, gượng gạo.
– Có thể sửa chữa lại hai chỗ “lúng túng” trong đoạn văn của bạn học sinh như sau:
+ Ở chỗ trống thứ nhất: HS kể nên một đoạn về việc chị Dậu về làng vận động nhân dân tham gia cách mạng như thế nào? Nhân dân trong làng được chị thuyết phục và nghe theo chị ra sao? Trong quá trình đó, những ai (Nhân vật do học sinh tưởng tượng ra) hưởng ứng và ủng hộ chị tích cực nhất? Những công việc cụ thể của họ như thế nào? Anh Dậu và các con chị lúc ấy ra sao? Bọn mật thám Pháp phối hợp với ông Lý ứng xử thế nào?… Cuối cùng, dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đảng cấp trên, chị Dậu đã tập hợp được nhân dân làng Đông Xá, giương cao cờ đỏ sao vàng, xuống đường ủng hộ cách mạng.
+ Ở chỗ trống thứ hai: HS nên kể tiếp một đoạn ngắn về việc chị Dậu tuyên truyền, cô động nhân dân như thế nào? Có thể đưa ra lời diễn thuyết phải ăn nhập với lời cuối. Chẳng hạn nhân làng Đông Xá vùng lên đánh Pháp, đuổi Nhật.
Câu 3. Qua kinh nghiệm của nhà văn Nguyên Ngọc và thu hoạch từ hai bài tập trên, anh (chị) hãy nêu cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự.
Trả lời:
Cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự:
– Hình dung câu chuyện diễn biến như thế nào?
– Xây dựng kết cấu cho câu chuyện trong đoạn văn định kể.
– Sử dụng các từ ngữ liên kết câu để đoạn văn mạch lạc, chặt chẽ.
III. LUYỆN TẬP
Câu 1. Đọc đoạn trích trang 99 SGK Ngữ văn 10 tập 1
a. Anh (chị) cho biết đoạn trích trên kể sự việc gì, ở phần nào, của văn bản tự sự nào?
b. Đoạn trích chép ở đây có một số sai sót về ngôi kể, hãy chỉ rõ những lỗi sai rồi chữa lại cho hoàn chỉnh?
c. Từ sự phát hiện và chỉnh sửa cho đoạn trích trên, anh (chị) có thêm kinh nghiệm gì khi viết đoạn văn trong văn bản tự sự?
Trả lời:
a. Đoạn trích kể lại sự việc cô thanh niên xung phong thời chống Mỹ Phương Định – đang phá bom để mở đường, ở phần thân của truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi.
b. Trong đoạn trích đã có sự nhầm lẫn về ngôi kể. Trong truyện ngắn nhà văn dùng ngôi thứ nhất (nhân vật Phương Định xưng tôi), kể chuyện về bản thân mình và tổ thanh niên xung phong). Đoạn trích được bạn HS chép lại đã thay đổi dùng các từ cô, cô gái và danh từ riêng Phương Định ở câu 5.
c. Từ những điều trên, có thể rút ra bài học: Trong văn bản 1 người viết cần nhất quán về ngôi kể. Nếu văn bản dùng ngôi kể đoạn mở đầu thì ở các đoạn tiếp theo cần duy trì ngôi kể ấy. Có những đoạn văn tự sự mới chặt chẽ, logic, hấp dẫn và thuyết phục người đọc.
Câu 2. Viết một đoạn văn diễn tả cử chỉ và tâm trạng của cô gái trong 9 câu đầu đoạn trích Tiễn dặn người yêu.
Hướng dẫn làm bài:
Để viết được đoạn văn thuật lại cử chỉ và tâm trạng của cô gái bị ép duyên trong đoạn trích truyện thơ Tiễn dặn người yêu, cần chú ý diễn tả các cử chỉ và tâm trạng sau :
– Cử chỉ : cất bước theo chồng, vừa đi vừa ngoảnh lại, vừa đi vừa ngoái trông, khi tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ, khi tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi,…
– Tâm trạng : lòng càng đau càng nhớ, chờ, đợi,…Lưu ý : Khi viết, cần biết kết hợp giữa diễn tả cử chỉ và tâm trạng, tả cử chỉ cũng là để lột tả tâm trạng luyến lưu, buồn đau của người con gái phải lìa xa người yêu về nhà chồng.
Có thể mở đoạn như sau: “Người đẹp anh yêu phải gồng ghánh theo chồng, chân cất bước mà lòng chẳng thể nguôi ngoai”. Học sinh tự triển khai các câu tiếp theo
Hoctotnguvan.vn