Chủ điểm: Thương người như thể thương thân – Cảm thụ văn học lớp 4
Hướng dẫn
Chủ điểm: Thương người như thể thương thân
Bài 1: Trình bày cảm nhận của em về “Lòng thương người” một nét tính cách tiêu biểu của Dế Mèn trong câu chuyện “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” của nhà văn Tô Hoài.
Gợi ý:
1. Chi tiết thể hiện hành động của Dế Mèn
– Quan tâm đến người yếu đuối bất hạnh: Nghe “Tiếng khóc tỷ tê” nhìn thấy “chị nhà trò đang gục đầu” bên tảng đá cuội “đến gần” “gạn hỏi mãi”.
– Bênh vực giúp đỡ người gặp hoạn nạn “Xoè hai càng ra” “Dắt chị Nhà Trò đi”.
– Lời nói “Em đừng sợ, hãy về với tôi đây…”
2. Tính cách, phẩm chất: Dế Mèn rất “giàu lòng thương người” luôn quan tâm giúp đỡ người gặp khó khăn hoạn nạn.
3. Tư tưởng, ý nghĩa: Ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái.
4. Cảm xúc của bản thân cảm phục, yêu mến, học tập.
Tham khảo: Nhân vật Dến Mèn trong mẩu chuyện “Dế mèn bênh vực kẻ yếu” của Nhà văn Tô Hoài đã để lại cho ta ấn tượng tuyệt đẹp. Đó là một con người giàu tình thương người: Khi nghe “Tiếng khóc tỉ tê” và thấy chị Nhà Trò “gục đầu” bên tảng đá cuội, nếu là người khác chắc sẽ thờ ơ, bỏ mặc nhưng Dế Mèn đã “đến gần” và “gặn hỏi” cho thấy Dế Mèn đã rất quan tâm đến mọi người. Hình ảnh chị Nhà Trò “đã bé nhỏ lại gầy gò quá” và đôi cánh “ngắn chùn chụt” đã làm Dế Mèn rất cảm thương, chú ta càng xúc động hơn trước cảnh ngộ bất hạnh của chị: “mẹ mất” “sống thui thủi” một mình, rồi “túng thiếu” … lại còn bị đe dọa bởi món nợ truyền đời của bọn nhện. Cứ chỉ “Xoè hai càng ra” “dắt chị Nhà trò đi và lời nói “Em đừng sợ… càng thể hiện rõ hơn phẩm chất đáng quý của Dế Mèn giàu tình thương yêu, sẵn sàng che chở, giúp đỡ những người yếu đuối bất hạnh. Dế Mèn đúng là biểu tượng của tình thương yêu, lòng nhân ái. Dế Mèn đã để lại trong lòng ta bao tình cảm mến thương, cảm phục.
Bài 2: Hình ảnh chị Nhà Trò trong mẩu chuyện “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” đã để lại trong lòng người đọc bao cảm thương. Hãy trình bày cảm nhận của em.
Gợi ý: Hình ảnh chị Nhà Trò được miêu tả qua các chi tiết:
+ Ngoại hình: “bé nhỏ lại gầy yếu” “cánh non nớt lại ngắn chùn chùn”.
+ Hoàn cảnh: “mẹ mất” “sống thui thủi” “bị đe doạ”: “đánh” “vặt cánh vặt chân ăn thịt”…
-> Chị là hiện thân của sự yếu đuối, bất hạnh và bị bóc lột trong xã hội.
– Cảm xúc của bản thân: thương cảm, xúc động.
Bài 3: Đoạn thơ
“Vì con mẹ khổ đủ điều |
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn |
Con mong mẹ khoẻ dần dần |
Ngày ăn ngon miệng đêm nằm ngủ ngon |
Rồi ra đọc sách cấy cày |
Mẹ là đất nước tháng ngày của con”. |
“Mẹ ốm” Trần Đăng Khoa |
Theo em, hình ảnh nào góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của đoạn thơ trên! Vì sao?.
Gợi ý:
+ Hình ảnh “Mẹ là đất nước, tháng ngày của con” góp phần làm nên cái hay của đoạn thơ.
+ Nghệ thuật so sánh “Mẹ-Đất nước, tháng ngày”
+ Hình ảnh “Đất nước” “tháng ngày” cho thấy trong suy nghĩ của người con mẹ là tất cả những gì vĩ đại, lớn lao và cao quý không bao giờ thiếu được với mỗi con người.
+ Thấy được tình yêu thương lòng biết ơn vô hạn của con cái đối với mẹ.
+ Tình cảm của bản thân: Thấm thía công ơn của mẹ
Bài 4: “Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì. Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra run lẩy bẩy”.
Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia.
– Ông đừng giận cháu, cháu không có để cho ông cả”
(“Người ăn xin” – Tuốc-Ghê-Nhép”).
Trình bày suy nghĩ của em về nhân vật cậu bé được miêu tả trong đoạn văn trên.
Gợi ý:
Hành động |
“Lục tìm hết túi nọ túi kia”
“Nắm chặt lấy bàn tay run rẩy” |
+ Lời nói: | “Ông đừng giận cháu …” |
-> Cậu bé là một con người có tấm lòng nhân hậu thương cảm và muốn giúp đỡ ông lão ăn xin nghèo khổ dù ông lão và cậu là hai con người ở hai hoàn cảnh khác nhau.
– Ý nghĩa: Ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái.
– Cảm xúc của bản thân: yêu quý – cảm phục – học tập.
»Tải về file word tại đây.
Xem thêm:
– Một số vấn đề chung – Cảm thụ văn học lớp 4
– Chủ điểm: Măng mọc thẳng – Cảm thụ văn học lớp 4
Tags:Đáp án Tiếng Việt 4 · Giáo Án Tiếng Việt 4 · Kiểm tra Tiếng Việt 4 · Tiếng Việt 4
Theo hoctotnguvan.vn