Đề kiểm tra cuối kì II – Đề 21 – Tiếng Việt 4

Đề kiểm tra cuối kì II – Đề 21 – Tiếng Việt 4

Hướng dẫn

ĐỀ 21

I – Đọc hiểu

Đọc bài văn sau:

Làm cách nào dễ hơn

Ba cậu bé rủ nhau vào rừng chơi. Trong rừng có nấm, có quả rừng, lại có đủ thứ chim thật hấp dẫn. Ba cậu mải chơi nên không để ý là trời sắp tối. về bây giờ thì biết nói với bố mẹ sao đây.

Cả ba cố nghĩ ngợi tìm xem cách nào dễ hơn: nói dối hay thú thật?

Cậu thứ nhất nhanh nhảu:

-Tớ sẽ nói dối là bị chó sói đuổi trong rừng. Bố tớ phát hoảng lên, thế là không mắng tớ nữa.

Cậu thứ hai hí hửng:

– Tớ sẽ nói là đang đi đường thì gặp ông ngoại. Mẹ tớ sẽ vui và cũng không mắng tớ.

Cậu thứ ba chậm rãi:

-Còn mình thì sẽ nói thật, vì nói thật thì chẳng cần phải nghĩ tìm cách này hay cách khác.

Thế rồi ba cậu bé về nhà. Cậu thứ nhất vừa nói với bố xong thì đúng lúc bác gác rừng đến chơi. Bác nói:

-Không, trong rừng này làm gì có chó sói.

Người cha bực tức vô cùng. Vì tội đi chơi về muộn cũng đã tức rồi, vậy mà còn nói dối nữa nên tức gấp đôi.

Cậu thứ hai đang nói với mẹ là đi đường gặp ông ngoại thì vừa lúc ông ngoại bước vào. Bà mẹ cũng bực tức vô cùng. Vì tội nói dối còn tức gấp mấy lần tội đi chơi về muộn.

Xem thêm:  Viết về lợi ích của một loài cây mà em biết

Còn cậu thứ ba, vừa về đến nhà đã nhận lỗi ngay. Bố cậu chỉ căn dặn một câu và hoàn toàn tha thứ cho cậu.

Theo Truyện nước ngoài

(Trần Cao Thụy dịch)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

1.Trong ba cậu bé vào rừng choi, những ai vê nhà đã nói dối bố mẹ?

a – Cậu bé thứ nhất và cậu bé thứ hai

b – Cậu bé thứ hai và cậu bé thứ ba

c – Cậu bé thứ nhất và cậu bé thứ ba

2.Nhờ ai mà bố mẹ của cả hai cậu bé biết được con mình nói dối?

a – Nhờ có bác gác rừng đến chơi nhà

b – Nhờ có bác gác rừng và ông ngoại

c – Nhờ có ông ngoại đến nhà chơi.

3.Vì sao cậu bé nói thật lại được người bố tha thứ?

a – Vì cậu biết nhận lỗi một cách thật dễ dàng, vui vẻ

b – Vì cậu biết tính bố luôn tha thứ cho người nói thật

c – Vì cậu biết nhận lỗi kịp thời và có thể sửa được lỗi.

4.Câu chuyện muốn ca ngợi điều gì là chủ yếu?

a – Ca ngợi lòng dũng cảm

b – Ca ngợi tính trung thực

c – Ca ngợi trí thông minh

5.Dòng nào dưới đây nêu đúng 4 từ ghép trong bài?

a – bố mẹ, tha thứ, hấp dẫn, chậm rãi

b – bố mẹ, nói thật, dễ hơn, chậm rãi

c – tha thứ, nói thật, hấp dẫn, nhận lỗi.

Xem thêm:  Chủ điểm: Tình cảm gia đình – Cảm thụ văn học lớp 4

6.Dòng nào dưới đây nêu đúng 4 từ láy trong bài?

a – nghĩ ngợi, bực tức, nhanh nhảu, thú thật

b – nghĩ ngợi, nhanh nhảu, hí hửng, căn dặn

c – nhanh nhảu, thú thật, căn dặn, hoàn toàn

7.Dòng nào dưới đây nêu đúng các danh từ (DT), tính từ (TT) trong câu:

“Trong rừng có nấm, có quả rừng, lại có đủ thứ chim thật hấp dẫn.”

a – DT: rừng, nấm, quả, thứ chim ; TT: thật, hấp dẫn

b – DT: nấm, quả rừng, thứ, chim ; TT: có, hấp dẫn

c – ĐT: rừng, nấm, quả, thứ, chim ; TT: đủ, hấp dẫn

8.Có mấy động từ trong câu “Bố cậu chỉ căn dặn một câu và hoàn toàn tha thứ cho cậu.”?

a – Một động từ. (Đó là:……… )

b – Hai động từ. (Đó là: ……… )

c – Ba động từ. (Đó là: ………………………………………………………………………….. )

9.Hai câu “(1) Tớ sẽ nói là đang đi đường thì gặp ông ngoại. (2) Mẹ tớ sẽ vui và cũng không mắng tớ.” thuộc các kiểu câu kể nào em đã học (Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì?)?

a – Câu (1) thuộc kiểu câu Ai là gì?; câu (2) thuộc kiểu câu Ai thế nào?

b – Câu (1) thuộc kiểu câu Ai làm gì?; câu (2) thuộc kiểu câu Ai thế nào

c – Câu (1) thuộc kiểu câu Ai là gì?; câu (2) thuộc kiểu câu Ai làm gì?

10.Vị ngữ trong câu “Tớ sẽ nói là đang đi đường thì gặp ông ngoại.” là những từ ngữ nào?

Xem thêm:  Tả bà ngoại của em

a – sẽ nói là đang đi đường thì gặp ông ngoại.

b – nói là đang đi đường thì gặp ông ngoại.

c – là đang đi đường thì gặp ông ngoại.

II – Cảm thụ văn học

Ca ngợi vẻ đẹp của đất nước ta, nhà thơ Tố Hữu đã viết những câu sau trong bài Ta đi tới:

Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi

Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt

Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát

Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca…

Hãy nêu cảm nhận của em về những hình ảnh gợi tả sinh động vẻ đẹp của đất nước Việt Nam qua đoạn thơ trên.

III – Tập làm văn

Viết đoạn văn (khoảng 8 câu) kể lại mẩu chuyện vui em được nghe hoặc chứng kiến trên lớp (hoặc ở nhà).

XEM ĐÁP ÁN TẠI ĐÂY

TẢI VỀ TẠI ĐÂY

Tags:Tiếng Việt 4

Theo hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Kể những điều em biết về nông thôn

Kể những điều em biết về nông thôn

Kể những điều em biết về nông thôn Hướng dẫn Đề bài: Kể những điều…
Tả cái cặp của em

Tả cái cặp của em

Tả cái cặp của em Hướng dẫn Đề bài: Tả cái cặp của em –…
Kể lại Sự tích hồ Ba Bể bằng lời của bà lão ăn xin

Kể lại Sự tích hồ Ba Bể bằng lời của bà lão ăn xin

Kể lại Sự tích hồ Ba Bể bằng lời của bà lão ăn xin Hướng…
Tả cái thước kẻ của em

Tả cái thước kẻ của em

Tả cái thước kẻ của em Hướng dẫn Ta cai thuoc ke cua em –…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *