Đề ôn tập kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 – Tuần 26

Đề ôn tập kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 – Tuần 26

Hướng dẫn

Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4 Tuần 26

I – Bài tập về đọc hiểu

Thanh gươm báu

Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở bến vắng. Tự nhiên trong một lần kéo lưới, chàng thấy nằng nặng, trong bụng mừng thầm chắc có cá to. Nhưng chỉ là một thanh sắt! Chàng vứt xuống nước rồi đi thả lưới ở chỗ khác. Lần này cất lưới, Thận cũng thấy nặng tay. Vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới! Thận bực quá, lại ném xuống sông, đi đến một khúc sông khác xa hơn. Lần thứ ba, kéo lưới lại thấy thanh sắt ấy! Đưa mồi lửa lại gần xem thì ra là một lưỡi gươm.

Về sau, anh chàng kéo lưới ấy gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Một hôm, chủ soái Lê Lợi đến chơi nhà Thuận. Trong gian nhà tối om, thanh sắt hôm ấy tự nhiên phát sáng. Lê Lợi cầm thanh săt lên xem, nhận ra hai chữ Thuận Thiên có nghĩa là thuận theo lòng trời, khắc chìm. Nhưng cũng chưa biết là vật báu.Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi chạy trốn vào một khu rừng. Bỗng thấy ánh sáng le lói trên cây đa, trèo lên xem, thì ra đó là một chiếc chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ tới lưỡi gươm ở nhà Thận, Lê Lợi lấy chiếc chuôi gươm giắt vào lưng. Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại Thận và tất cả nghĩa quân. Lắp lưỡi gươm vào chuôi gươm thì vừa như in. Mọi người hết sức phấn chấn. Thận nâng thanh gươm lên ngang đầu, nói:

Xem thêm:  Hình dung em đã lớn và được làm công việc mà mình yêu thích – Tập làm văn 4

– Đó là thần có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện dâng thanh gươm thần này, cùng nhau báo đền nợ nước.

( Theo Nguyễn Anh )

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Chuyện gì xảy ra khi anh Thận kéo lưới 3 lần ở ba khúc sông khác nhau?

a- Chỉ được một lưỡi gươm sắt

b- Chỉ được thanh sắt to nặng

c- Không được một con cá nào

2. Lê Lợi phát hiện ra thanh sắt của Thận có điểm gì đặc biệt?

a- Phát ra ánh sáng, lấp lánh như viên ngọc

b- Rất to và nặng, phải cầm lên bằng cả hai tay

c- Phát ra ánh sáng, khắc chìm hai chữ Thuận Thiên

3. Chuyện gì xảy ra khi Lê Lợi chạy vào rừng trốn giặc?

a- Được một người dân cứu thoát

b- Được cành cây đa che chở, ngụy trang

c- Được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa

(4). Chi tiết “Lắp lưỡi gươm vào chuôi gươm thì vừa như in” có ý nghĩa gì?

a- Lưỡi gươm và chuôi gươm bị rời ra từ một chiếc gươm làm từ trước

b- Ý trời muốn trao gươm báu cho Lê Lơi làm việc lớn, cứu dân cứu nước

c- Lê Lợi và anh Thận cùng chung một ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Điền vào chỗ trống

a) l hoặc n

Xem thêm:  Kể lại kỷ niệm với người bạn thân

Cây….a ra hoa, thứ hoa đặt biệt mang màu xanh của….á…on

Hoa….ẫn trong….á cành, thả vào vườn hương thơm dịu ngọt ấm cúng.

Cây…a mảnh dẻ, phóng khoáng. Lá không…ớn, cành chẳng um tùm …ắm, nhưng toàn thân…ó toát ra không khí mát dịu, êm ả, khiến ta chìm ngợp giữa một điệu ra thấp thoáng mơ hồ.

( Theo Phạm Đức )

b) in hoặc inh

Đã đến mùa ổi ch… Từ lúc b…m…., khắp vườn đã ríu rít tiếng chim. Những chú chim sâu x….x…. có bộ lông m… mượt thoăn thoắt chuyên cành. Mấy cô chào mào khoác trên m….chiếc áo nâu đua nhau v…cành, riả quả. Hương ổi ch….ngọt lựng, nồng nàn phủ k….cả khu vườn.

2. a) Gạch dưới những câu không thuộc kiểu câu Ai là là? và chuyển chúng thành câu kiểu Ai là gì? ( ghi vào chỗ trống ở dưới ):

(1) Đà Lạt có những vườn hoa và đồi thông rất thơ mộng

(2) Đà Lạt là một thành phố nghỉ mát nổi tiếng của nước ta

(3) Đà Lạt được nhiều người xem là thành phố mộng mơ

……………………………………………………………………….

……………………………………………………………………….

……………………………………………………………………….

b) Gạch dưới câu đã được phân cách đúng bộ phận chủ ngữ vị ngữ của câu:

(1) Cô gái / đang múa trên sân khấu kia là chị của bạn Linh

(2) Cô gái đang múa / trên sân khấu kia là chị của bạn Linh

(3) Cô gái đang múa trên sân khấu kia / là chị của bạn Linh

c) Viết đoạn văn ( khoảng 5 câu ) giới thiệu về một loài cây mà em biết, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 1 câu kể Ai là gì?

Xem thêm:  Những đoạn văn hay đặc sắc tả các cây cối

Gợi ý: Cây đó có tên gọi là gì? Đó là loài cây ăn quả hay cây lấy gỗ, cây lương thực…? Cây đó có đặc điểm gì nổi bật ( hoặc có tác dụng gì đối với con người )?..

………………………………………………………………….

………………………………………………………………….

………………………………………………………………….

3. Chép các thành ngữ sau vào 2 dòng (a, b): gan vàng dạ sắt, run như cầy sấy, vào sinh ra tử, nhát như thỏ đế, lạy như tế sao, gan lì tướng quân

a) Nói về lòng can đảm, vững vàng:……………………………..

………………………………………………………………….

b) Nói về sự nhút nhát, sợ hãi:…………………………………

………………………………………………………………….

4. Viết đoạn kết bài mở rộng cho bài văn tả một cây hoa ( hoặc cây bóng mát, cây ăn quả..) mà em thích

Gợi ý: Em có thể viết kết bài mở rộng cho bài văn tả cây bằng cách nêu lợi ích của cây, sự gắn bó, tình cảm, sự chăm sóc của mình đối với cây

………………………………………………………………….

………………………………………………………………….

………………………………………………………………….

………………………………………………………………….

>> Xem thêm đáp án tại đây

>> Tải file word đầy đủ tại đây

Tags:Tiếng Việt 4

Theo hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Kể những điều em biết về nông thôn

Kể những điều em biết về nông thôn

Kể những điều em biết về nông thôn Hướng dẫn Đề bài: Kể những điều…
Tả cái cặp của em

Tả cái cặp của em

Tả cái cặp của em Hướng dẫn Đề bài: Tả cái cặp của em –…
Kể lại Sự tích hồ Ba Bể bằng lời của bà lão ăn xin

Kể lại Sự tích hồ Ba Bể bằng lời của bà lão ăn xin

Kể lại Sự tích hồ Ba Bể bằng lời của bà lão ăn xin Hướng…
Tả cái thước kẻ của em

Tả cái thước kẻ của em

Tả cái thước kẻ của em Hướng dẫn Ta cai thuoc ke cua em –…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *