TUẦN 31: TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TẢ CON VẬT
Câu 1.Bài con chuồn chuồn nước có mấy đoạn? Tìm ý chính của mỗi đoạn?
Gợi ý:Bài “Con chuồn chuồn nước” gồm có 2 đoạn:
-Đoạn 1: Từ đầu đến “còn phân vân”
Nội dung: Tả ngoại hình của chú chuồn chuồn nước lúc đậu một chỗ.
-Đoạn 2 (phần còn lại của văn bản)
Nội dung: Tả chú chuồn chuồn nước lúc tung cánh bay, kết hợp tả cảnh đẹp của thiên nhiên theo cánh bay của chú chuồn chuồn.
Câu 2.Sắp xếp các câu đã cho thành một đoạn văn, như sau:
“Con chim gáy hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa, cái bụng mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm lấp lánh biêng biếc. Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quanh cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp”.
Câu 3.Viết tiếp đoạn văn có chứa câu mở đoạn đã cho:
Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trông đẹp.
-Thân hình: trông chú thật lực lưỡng, chẳng khác một võ sĩ quyền Anh. Cái mã bên ngoài của chú, ai trông cũng phải khen đẹp. Chú cao to, dáng điệu oai vệ.
-Bộ lông: màu vàng sậm xen lẫn xanh đen óng ánh như pha kim tuyến.
-Cái đầu: trên đầu chú đội một cái nón hình răng cưa giống như các dãy núi chập chùng ở miền sơn cước nhưng lại đỏ thẫm như màu hồng nhung.
-Cái mỏ: khum khum hình trăng khuyết thượng tuần và khoằm lại ở đầu chót.
-Hai mắt: Tròn xoe như hai hạt bi tiêu lấp lánh ánh sao trời.
-Cặp chân: Giống như hai đoạn sắt mười li được bọc bởi vô vàn những chiếc vảy màu vàng sậm, y như một chiếc áo giáp sắt của những người lính ra trận thời “Tam quốc diễn nghĩa” mà em thấy được trên màn ảnh nhỏ. Mỗi chân có một cái cựa dài một phân rưỡi nhọn hoắt như mũi dao bấm.
-Bộ lông đuôi của chú mới đẹp làm sao, vừa dài vừa cong vút về sau như những cành liễu rũ ven hồ.