Soạn bài Tựa “Trích diễm thi tập” siêu ngắn nhất SGK Ngữ văn 10 tập 2, giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Câu 1
Trả lời câu 1 trang 30 SGK Ngữ văn 10, tập 2
+ Không phải ai cũng biết cảm nhận vẻ đẹp và biết trân trọng, lưu giữ thơ văn.
+ Bậc danh nho làm quan to thì bận rộn, bậc quan nhỏ hay người lận đận thi cử thì không để ý đến việc lưu truyền thơ văn.
+ Thiếu người đủ tâm huyết và năng lực để sưu tầm, biên soạn.
+ Việc lưu truyền còn phụ thuộc vào chế độ kiểm duyệt của triều đình.
+ Ngoài ra, thơ văn thất tán còn vì thời gian, binh lửa.
=>Nghệ thuật lập luận của tác giả: sử dụng biện pháp so sánh, liên tưởng; câu hỏi tu từ; liệt kê; hệ thống luận cứ mạch lạc, rõ ràng, logic. Từ đó, bày tỏ tấm lòng lo lắng, xót xa và tâm huyết của tác giả với thơ ca nước nhà.
Câu 2
Trả lời câu 2 trang 30 SGK Ngữ văn 10, tập 2
+ Tìm quanh hỏi khắp
+ Thu lượm thêm thơ của các vị hiện đang làm quan trong triều.
+ Chọn bài hay, chia xếp theo từng loại.
Câu 3
Trả lời câu 3 trang 30 SGK Ngữ văn 10, tập 2
+ Thực tế thiếu thơ văn để khảo cứu, học hỏi (nhu cầu thực tế).
+ Người học làm thơ chỉ trông vào thơ bách gia đời Đường, còn thơ văn Lí – Trần trong nước thì không có để xem xét (nỗi đau xót và ý thức trách nhiệm trước di sản thơ ca dân tộc bị thất tán).
+ Một nước văn hiến lâu đời nhưng chưa có sách làm căn bản (niềm tự hào, tự tôn dân tộc).
=>Công việc sưu tầm thơ văn của Hoàng Đức Lương là một công việc nặng nề, vất vả nhưng có ý nghĩa, giá trị to lớn đối với di sản thơ ca dân tộc và đối với nhiều thế hệ.
Câu 4
Trả lời câu 4 trang 30 SGK Ngữ văn 10, tập 2
Trước “Trích diễn thi tập” có ý kiến của Nguyễn Trãi về văn hiến dân tộc trong Bình Ngô đại cáo:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Hoctotnguvan.vn