Thề nguyền (Truyện Kiều) – Nguyễn Du

Thề nguyền (trích Truyện Kiều) – Nguyễn Du bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 10

I. Tác giả

Xem thêm tác giả Nguyễn Du.

II. Tác phẩm

1. Tóm tắt:

          Sau lần gặp gỡ đầu tiên trong buổi chiều thanh minh thơ mộng, Kim Trọng đi tìm nhà trọ học gần cạnh nhà Thúy Kiều cốt để tìm gặp lại nàng. Hai người đã gặp gỡ, trao kỉ vật làm tin. Một hôm, khi cả gia đình sang chơi bên ngoại, Kiều đã tìm gặp Kim Trọng. Chiều tà, nàng trở về nhà, được tin cả nhà vẫn chưa về, nàng quay lại gặp chàng. Hai người đã làm lễ thề nguyền gắn bó trước vầng trăng vằng vặc…

2. Tìm hiểu chung

a. Vị trí đoạn trích: Từ câu 431- 452.

Thúy Kiều sang nhà Kim Trọng tâm sự. Chiều tà, nàng trở về nhà, được tin cả gia đình sang chơi bên ngoại chưa về, Kiều liền quay trở lại gặp Kim Trọng.

b. Bố cục: 2 phần:

– 14 câu đầu: Kiều quay trở lại nhà Kim Trọng.

– 8 câu cuối: Cuộc thề nguyền Kim – Kiều.

3. Tìm hiểu chi tiết

a. Kiều quay trở lại nhà Kim Trọng

– Từ ngữ: xăm xăm, băng => hành động dứt khoát, táo bạo, mạnh mẽ.

=> Sự chủ động trong tình yêu.

Nguyên nhân:

+ Sợ cha mẹ về sẽ trách mắng hành động táo bạo của nàng => phải vội vã tranh đua với thời gian.

+ Tiếng gọi của tình yêu mãnh liệt thôi thúc.

+ Kiều bị ám ảnh bởi định mệnh dành cho người tài sắc nên đã chủ động tìm đến với tình yêu để chống lại định mệnh. Nỗi lo lắng trước tương lai mong manh, mơ hồ, không vững chắc khiến nàng phải bám víu lấy hiện tại.

b. Cuộc thề nguyền Kim – Kiều

* Không gian thơ mộng:

– Cảnh Kim Trọng đang thiu thiu, mơ màng dưới ánh trăng nhặt thưa, ngọn đèn hưu hắt.

– Tiếng bước chân khe khẽ, êm nhẹ lại gần của Thúy Kiều.

– Những hình ảnh ước lệ hoa mỹ, sang trọng: giấc hòe, bóng trăng xế, hoa lê, giấc mộng đêm xuân

+ Đài sen nối sáp – thắp thêm nến.

+ Lò đào thêm hương – đốt thêm trầm hương.

=> Tính chất thơ mộng, huyền ảo, thần tiên.

* Tâm trạng con người:

– Kim Trọng: bâng khuâng, nửa tỉnh nửa mơ, khó tin là sự thực.

– Thúy Kiều: ngỡ ngàng, cứ ngỡ trong mơ.

* Giây phút thề nguyền:

– Ánh trăng: nhân chứng cho cuộc thề nguyền của đôi trai gái.

– Lời thề: trăm năm bền vững.

=> Mối tình Kim – Kiều đẹp mà cô đơn, gắn bó mà không hứa hẹn. Cuộc thề nguyền của hai người không có con người và xã hội chứng giám, chỉ có lò hươmg và vầng trăng sáng xa xôi, lạnh lẽo.

d. Giá trị nội dung

– Miêu tả một tình yêu cao đẹp và thiêng liêng.

– Thể hiện quan niệm về tình yêu mới mẻ của Nguyễn Du.

 e. Giá trị nghệ thuật

– Vận dụng từ ngữ, cách nói quen thuộc của người bình dân một cách nghệ thuật.

– Sử dụng nhiều từ Hán Việt, điển tích, điển cố.

Hoctotnguvan.vn

Bài liên quan

Thể loại Sử thi

Tìm hiểu về sử thi bao gồm các nội dung: khái niệm, đặc trưng và…

Chiến thắng Mtao Mxây

Thể loại sử thi với tác phẩm Chiến thắng Mtao Mxây bao gồm khái niệm,…

Thể loại Truyền thuyết

Tìm hiểu về truyền thuyết bao gồm các nội dung: khái niệm, đặc trưng và…

Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

Thể loại truyền thuyết với tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu –…

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *